Bệnh viêm họng hạt có lây không? Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, đây là căn bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra nên có thể lây lan dễ dàng. Việc hiểu rõ các con đường lây truyền bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả hơn.
Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm gây khó chịu, khô cổ họng và khó nuốt cho người bệnh. Đây là một tình trạng phổ biến, thường gặp ở người lớn hơn là ở trẻ em. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy viêm họng hạt có lây không? Bệnh có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau đây.
Bệnh viêm họng hạt gây ra những vấn đề gì?
Thực tế, viêm họng hạt là một tình trạng phổ biến ở người lớn. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, đặc biệt là giấc ngủ của người bệnh.
Tham khảo thêm:
- Viêm họng hạt có mủ: Đừng chủ quan kẻo hối hận không kịp!
- 7 phương pháp đốt viêm họng hạt, cắt amidan hiệu quả, ít đau
- Nguyên nhân viêm vọng hạt và cách điều trị hiệu quả
Khi mắc viêm họng hạt, người bệnh có thể cảm thấy cổ họng bị ngứa, sưng và đau khi nói hoặc ăn hay nuốt. Tùy vào nguyên nhân, người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, đau cơ và sốt. Nếu các triệu chứng bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm họng hạt có mủ và khiến bệnh dễ tái phát nhiều lần.
Thực tế, hầu hết trường hợp viêm họng hạt đều có thể được điều trị dễ dàng bằng cách biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bạn có các triệu chứng sau, thì cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Đau họng kéo dài hơn 1 tuần
- Khó thở hoặc đau họng nghiêm trọng khi nuốt
- Sốt trên 38°C
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Xuất hiện phát ban
- Các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày dù đã dùng kháng sinh
- Các triệu chứng xuất hiện trở lại sau khi ngưng dùng kháng sinh
- Thay đổi giọng nói
- Khó mở miệng.
Nếu không điều trị kịp thời, viêm họng hạt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, như:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp khác, như viêm phế quản mãn tính, viêm khí phế quản và viêm thanh quản mãn tính. Bệnh cũng có thể làm bùng phát các đợt viêm cấp như áp xe và viêm amidan.
- Cơ thể bị suy nhược do người bệnh thường xuyên mất ngủ, ăn uống không ngon và dùng nhiều sức để khạc nhổ đờm.
Viêm họng hạt có lây không?
Để biết “viêm họng hạt có lây không?” cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân gây viêm họng hạt phổ biến nhất là do virus, đôi khi có thể do vi khuẩn. Vì vậy, bệnh có thể lây lan cho người xung quanh nếu không biết cách phòng ngừa.
Các vi trùng gây bệnh thường sống trong dịch mũi và cổ họng. Khi một người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi, họ sẽ “giải phóng” ra những giọt bắn có chứa virus hoặc vi khuẩn vào không khí. Một người có thể bị nhiễm viêm họng hạt do:
- Hít phải những giọt bắn có chứa virus hay vi khuẩn
- Chạm vào bề mặt các vật bị ô nhiễm và sau đó đưa tay lên mặt
- Dùng những thực phẩm và đồ uống bị ô nhiễm, có chứa vi sinh vật gây bệnh
Tương tự như cảm lạnh, người bị viêm họng hạt có thể khỏi bệnh trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác ngay trong thời gian ủ bệnh, khi mà các triệu chứng bệnh vẫn chưa xuất hiện.
Viêm họng hạt có lây không? Cần phòng ngừa viêm họng hạt như thế nào?
Sau khi biết được viêm họng hạt có lây không, chúng ta cùng tìm hiểu các cách giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Việc thực hiện một số biện pháp sau có thể giúp hạn chế hoặc ngăn ngừa tiếp xúc với mầm bệnh như:
- Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn hay nước rửa tay khô, đặc biệt trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi
- Tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng bệnh hô hấp
- Không sử dụng thuốc lá và rượu bia, thậm chí là hút thuốc lá thụ động
- Tránh dùng chung thức ăn, đồ uống hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Điều trị dứt điểm các bệnh ở đường hô hấp, tránh để kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm họng hạt
- Luôn giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, điều này giúp bệnh ít tái phát hơn
- Nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, hãy cân nhắc tiêm phòng vaccine ngừa cúm, viêm phổi do phế cầu,… để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường – Phương pháp điều trị với kết quả tuyệt đối
- Bệnh trầm cảm – Căn bệnh đi kèm với lối suy nghĩ tiêu cực
Hy vọng rằng với những thông tin được cung cấp ở trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc viêm họng hạt có lây không, biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả!