Trang chủ Bệnh thường gặp Bệnh trầm cảm – Căn bệnh đi kèm với lối suy nghĩ...

Bệnh trầm cảm – Căn bệnh đi kèm với lối suy nghĩ tiêu cực

Bệnh trầm cảm có sự ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của con người. Trong cuộc sống đầy những khó khăn và áp lực, sự bức ép quá mức do tác động của nhiều yếu tố rất dễ gây ra chứng bệnh này. Tổn thương về mặt thể xác có thể dùng thuốc nhưng với tâm lý và tinh thần thì rất khó để chữa trị và vô cùng dai dẳng. Nên nắm bắt đủ thông tin để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.

Thế nào là bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm được sinh ra từ sự rối loạn đỉnh điểm về mặt cảm xúc, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong tâm trạng và suy nghĩ. Người mắc bệnh lý này sẽ luôn trong trạng thái buồn rầu và lo âu, sợ hãi và trốn tránh. Trầm cảm rất dễ xảy ra khi con người gặp cú sốc hoặc biến cố quá lớn trong cuộc sống gây ra sự phản kháng không lối thoát và cuối cùng chính là sự bất lực, trốn tránh. 

Có thể bạn quan tâm:

Nhưng cuộc sống ai cũng phải gặp những vấn đề không như ý muốn, người bình thường chọn cách đối mặt, người trầm cảm sẽ trốn tránh tất cả và dần khép mình lại. Tình trạng nặng hơn có thể xảy ra là sự giải thoát bằng cách tự tử. Theo thống kê cho thấy loại bệnh này xảy ra rất nhiều, đến mức cứ 20 người chắc chắn sẽ có 1 người bị trầm cảm, bình quân mỗi năm có đến gần một ngàn người chết do tự tử.

Quan trọng nhất là căn bệnh này rất khó chữa lành, tỷ lệ thành công rất thấp. Chủ yếu nguyên do từ tâm lý và cảm xúc mà hình thành. Nên vị thuốc chữa lành duy nhất là sự thay đổi nhận thức của người bệnh.

Bệnh trầm cảm luôn bắt nguồn từ những bi kịch trong cuộc sống
Bệnh trầm cảm luôn bắt nguồn từ những bi kịch trong cuộc sống

Đối tượng dễ mắc phải bệnh trầm cảm

Trầm cảm trở thành một loại bệnh xảy ra ở nhiều người khác nhau, nhưng chủ yếu là với những người có tâm lý không ổn định và nhạy cảm với mọi thứ. Bất kể độ tuổi nào cũng có thể mắc phải căn bệnh quái ác này. Thống kế chi tiết sẽ có những nhóm đối tượng dễ mắc trầm cảm như sau:

  • Những người có tiền sử bị sang chấn tâm lý: Có nghĩa là trong quá khứ đã từng gặp phải những tổn thương, những biến cố có tác động quá lớn như bị lừa gạt, phá sản, nợ nần, sự ra đi của người thân thiết nhất, sự đổ vỡ trong nhiều mối quan hệ quan trọng, những áp lực không thể giải quyết,…
  • Đặc biệt là những người phụ nữ sau sinh: Đây là trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất vì sự trầm cảm xảy ra khi có sự thay đổi từ trong chính hóc môn của cơ thể. Gây nên sự bất ổn, lo lắng về mọi thứ, thường thấy bởi tình trạng thiếu ngủ, gắt gỏng và khép mình lại.
  • Đối tượng học sinh, sinh viên: Những năm gần đây xảy ra rất nhiều trường hợp học sinh bị áp lực và tự tử. Nguyên do là sự áp lực của gia đình và giáo viên về vấn đề thi cử, quyết định tương lai.
  • Nhóm người tự kỷ: là những người sống khép nép, ít hoặc không có nhu cầu giao tiếp với người xung quanh. Không có động lực sống và phát triển.

Tích tụ đủ những cú sốc thì con người dễ rơi vào trạng thái trầm cảm
Tích tụ đủ những cú sốc thì con người dễ rơi vào trạng thái trầm cảm

Cơ sở nhận biết người bị trầm cảm

Trầm cảm có nhiều mức độ nhưng chủ yếu muốn biết bản thân hay thân có bị bệnh này hay không thì có thể xem xét những dấu hiệu cụ thể trên nhiều phương diện.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm qua thể hiện cảm xúc

Cảm xúc của người trầm cảm rất dễ nhận thấy nếu có khá nhiều các triệu chứng sau:

  • Sắc mặt luôn trong trạng thái buồn và u ám: thấy rõ nhất là khi vẽ mặt người bệnh buồn bã, rầu rĩ, mang trong mình toàn là khí sắc tiêu cực. Người bệnh luôn có suy nghĩ bi quan và không thiết tha và hứng thú với cuộc sống.
  • Người trầm cảm luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi và bất lực: họ nghĩ rằng bản thân rất vô dụng, suy nghĩ quá tiêu cực về sự sống của bản thân, tuyệt vọng trong mê cung không lối thoát.
  • Hay có những sự lo lắng thái quá nên luôn ám ảnh mọi thứ sẽ xảy ra theo chiều hướng xấu nhất. Vì vậy mà họ nhạy cảm với những người xung quanh, điển hình là sự nổi giận vô cớ và không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Đó là lý do mà khi ở gần người bệnh trầm cảm rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Mọi sự trầm cảm đều có lý do, điển hình nhất là với phụ nữ sau sinh
Mọi sự trầm cảm đều có lý do, điển hình nhất là với phụ nữ sau sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm qua hình thức bên ngoài

Tuy đây là căn bệnh về mặt tinh thần nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến thể xác. Điển hình là các dấu hiệu rõ ràng nhất của người trầm cảm. Xét nhiều vấn đề sẽ biết được người đó có bị trầm cảm không, cụ thể:

  • Có đến 95% người bị trầm cảm sẽ rất dễ mất ngủ, giấc ngủ sâu là một điều xa xỉ đối với bệnh nhân trầm cảm. Vì không ngủ được nên họ thức giấc rất sớm và rất dễ bị suy nhược, không có sức sống.
  • Ảnh hưởng có thể gây ra là không còn cảm giác muốn ăn, cân nặng luôn trong trạng thái giảm sút. Với một vài trường hợp đặc biệt thì lại ăn nhiều và tăng cân một cách bất thường.
  • Sức khỏe có sự tụt dốc nhanh chóng khi có các triệu chứng về sự nhức đầu, mỏi nhức cơ thể, tức ngực và cảm giác không thể thở nổi.
  • Người ta chỉ thật sự sống khi còn hứng thú và đam mê, nhưng với người bị bệnh trầm cảm thì luôn hoạt động chậm chậm chạp, công việc có nhẹ nhàng đến thế nào thì đều trong trạng thái mệt mỏi. Không còn hứng thú với chuyện tình cảm hay thú vui thường ngày. Tình trạng này biểu hiện là lãnh cảm đối với phụ nữ và chứng rối loạn dương cương ở nam giới.
  • Đỉnh điểm chính là ý nghĩ tiêu cực, hiện thực hóa bằng hành động tự sát, làm tổn thương chính mình. Muốn làm đau bản thân để dừng lại những suy nghĩ tiêu cực đang ám ảnh.

Người bệnh trầm cảm sẽ có xu hướng làm tổn thương chính mình
Người bệnh trầm cảm sẽ có xu hướng làm tổn thương chính mình

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh thuộc về tâm lý và tinh thần, suy nghĩ nên nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố không xác định. Trên thực tế, đa số người mắc trầm cảm sẽ bắt nguồn từ một vài lý do thường xảy ra như sau:

  • Do sự tác động trực tiếp, điển hình là từ những căn bệnh mang lại sự đau đớn về thể xác. Hầu hết là các chứng bệnh về viêm não, u não, chấn thương về đầu,..
  • Trầm cảm có thể bắt nguồn từ những chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá, ma túy,..
  • Phần lớn những người bị bệnh trầm cảm đều bắt nguồn từ những nguyên nhân gián tiếp như áp lực cuộc sống, cú sốc không thể vượt qua,…
  • Có nhiều triệu chứng trầm cảm xảy ra không do bất kỳ nguyên nhân nào từ cuộc sống mà do sự rối loạn của hệ thần kinh gây ra. 
  • Trường hợp khác có thể là do sự di truyền từ người thân. Có nhiều người đã mắc chứng trầm cảm sau khi chăm sóc một bệnh nhân trầm cảm.

Các phương pháp phòng tránh bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh có sự ảnh hưởng và tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý nên việc phòng tránh cũng chỉ góp một phần giữ vững tâm lý mạnh cho bệnh nhân khi những biến cố xảy ra có thể chấp nhận được. Một số cách ngăn chặn chứng trầm cảm xảy ra như sau:

  • Luôn điều chỉnh cơ thể sao cho đảm bảo có sức khỏe tốt, một khi sức khỏe đủ tốt thì tinh thần cũng trở nên mạnh mẽ hơn. 
  • Giảm bớt các thời lượng truy cập trên mạng xã hội vì thực tế cho thấy rằng trên mạng xã hội có rất nhiều tệ nạn xảy ra và gây ảnh hưởng trong lối suy nghĩ và tư duy của con người. 
  • Chủ động xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong xã hội. Dù sao có những người bạn để chia sẻ, tâm sự vẫn tốt hơn việc tự kỷ và gây nên trầm cảm vì tổn thương tích tụ mà không thể nói ra hay giãi bày.
  • Cuộc sống quá nhiều sự lựa chọn và mang lại cho con người hội chứng nghịch lý lựa chọn. Gây ra cho con người nhiều áp lực phải lựa chọn đúng. Chính vì thế mà gia tăng tỷ lệ trầm cảm. 
  • Giảm các áp lực và căng thẳng đặt nặng lên bản thân, đồng thời ngủ đúng và đủ giấc để duy trì tốt sức khỏe ổn định.
  • Tốt nhất là nên tránh xa những người có trạng thái quá tiêu cực vì rất dễ bị ảnh hưởng nếu như tiếp xúc gần.

Phương pháp điều trị chứng trầm cảm của người bệnh

Những phương pháp điều trị chứng trầm cảm các bạn có thể tham khảo gồm có:

  • Hiện nay, đã có nhiều hơn những phương pháp điều trị về tâm lý, giúp người bệnh thoát khỏi nỗi đau về tinh thần. Thành công nhất khi áp dụng với người bệnh đó chính là điều trị về tâm lý kết hợp với việc sử dụng thuốc chống trầm cảm.
  • Điều trị tâm lý sẽ được điều trị riêng biệt vì mỗi cá nhân đều bị bệnh bởi nhiều nhân tố khác nhau. Đã được áp dụng thành công khi sử dụng liệu pháp đánh thức mạnh cảm xúc của người bệnh. Nói một cách là tìm thấy nỗi đau của bệnh nhân và sự đổi hướng suy nghĩ của họ theo chiều hướng tích cực để đồng cảm, chia sẻ.
  • Với các loại thuốc trong điều trị bệnh trầm cảm đã được kiểm định về tính an toàn và hiệu quả. Trong thành phần thuốc trầm cảm luôn có sự cải tiến theo từng năm và cho đến thời điểm hiện tại có thể yên tâm sử dụng vì tác dụng phụ của thuốc khá ít và sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh.

Một số phương pháp cần làm cho người mắc bệnh trầm cảm
Một số phương pháp cần làm cho người mắc bệnh trầm cảm

Có thể bạn quan tâm:

Tổng kết

Bệnh trầm cảm có nhiều mức độ khác nhau nên cần được quan sát và chữa trị một cách kịp thời khi ở giai đoạn đầu. Muốn chữa khỏi tâm bệnh này cần nhất là sự quan tâm của người thân với người bệnh. Cuộc sống rất nhiều yếu tố gây trầm cảm cho bất kỳ ai nhưng quan trọng là phải giữ vững tinh thần và niềm tin với cuộc sống để không gặp phải căn bệnh tâm lý khó chữa như trầm cảm. 

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất