Trong những công cụ tầm soát được Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng có Test đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS rất hay được sử dụng. Hãy chọn đáp án đúng nhất với cảm xúc của bạn trong vòng 7 ngày qua.
Bệnh trầm cảm sau sinh là tình trạng thường xuyên mệt mỏi, buồn chán, lo lắng sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và sẽ không được chăm sóc con.
Trầm cảm sau sinh là rối loạn tâm thần có tỷ lệ dao động từ 16 – 20% tùy theo nghiên cứu của mỗi nơi hay mỗi quốc gia. Ở Việt nam, theo nghiên cứu Bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm 12,5%, nghiên cứu của Bệnh viện Hùng Vương 33%.
Hậu quả của trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời có thể để lại những hậu quả đến cả mẹ và bé:
Có thể bạn quan tâm:
- Các loại bệnh trầm cảm thường gặp phổ biến hiện nay
- Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai qua từng giai đoạn
- Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình: Vấn đề bạn nên quan tâm
Hậu quả | Ngắn hạn | Dài hạn |
Trẻ em |
|
|
Đối với mẹ | Liên quan với độ nặng và thời gian kéo dài trầm cảm. | Liên quan đến trầm cảm tái diễn về sau. |
Thang đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh (EPDS)
Trong những công cụ tầm soát được hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng có test đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS rất hay được sử dụng.
Câu trả lời được đánh giá theo mức điểm 0,1,2,3 tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Các câu được đánh dấu (*) thì thang điểm ngược lại (3, 2, 1, 0). Tổng điểm được tính bằng cách cộng điểm của mỗi câu hỏi.
Nguyên tắc: Hãy chọn đáp án đúng nhất với cảm xúc của bạn trong vòng 7 ngày qua
Câu 1 – Tôi có thể cười và xem xét các sự kiện dưới khía cạnh hài hước
0. Vẫn như trước đây
1. Hiện giờ không nhiều như trước
2. Rõ ràng hiện giờ có giảm sút
3. Hầu như không thể
Câu 2 – Tôi vẫn thấy được các thú vui từ sự việc
0. Vẫn như trước kia
1. Hơi giảm hơn so với trước đây
2. Rõ ràng giảm so với trước đây
3. Hầu như không thể
Câu 3* – Tôi đã tự khiển trách (đổ lỗi) mình một cách không cần thiết khi có chuyện sai
3. Có, luôn luôn như vậy
2. Có, thỉnh thoảng mà thôi
1. Không thường xuyên
0. Không, không bao giờ
Câu 4 – Tôi cảm thấy lo âu hoặc lo lắng không lý do
0. Không bao giờ
1. Hiếm khi
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
Câu 5* – Tôi đã cảm thấy lo sợ hoặc hoảng loạn không rõ lý do
3. Có, khá nhiều lần
2. Có, thỉnh thoảng
1. Không, không nhiều lắm
0. Hầu như không
Câu 6 – Mọi việc trở nên cực kỳ khó khăn đối với tôi
3. Tôi gần như không thể kiểm soát và xử lý tình huống được như trước đây
2. Thỉnh thoảng tôi không kiểm soát tốt được như trước đây
1. Hầu hết thời gian tôi kiểm soát tốt
0. Tôi kiểm soát và xử lý mọi việc vẫn tốt như trước đây
Câu 7* – Tôi đã từng cảm thấy không vui tới mức khó ngủ
3. Có, hầu hết thời gian
2. Có, thỉnh thoảng
1. Không thường xuyên
0. Không chút nào
Câu 8* – Tôi cảm thấy buồn hoặc bất hạnh
3. Có, hầu hết thời gian
2. Có, khá thường xuyên
1. Chỉ thỉnh thoảng
0. Không, không bao giờ
Câu 9* – Tôi đã từng cảm thấy buồn, không vui tới mức phát khóc
3. Có, hầu hết thời gian
2. Có, khá thường xuyên
1. Chỉ thỉnh thoảng
0. Không, không bao giờ
Câu 10* – Những ý nghĩ tự gây tổn thương cho mình đã từng xuất hiện trong đầu tôi
3. Có, khá thường xuyên
2. Thỉnh thoảng
1. Hiếm khi
0. Không bao giờ
Kết quả đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh
- Nếu tổng số điểm > 12: khẳng định bệnh nhân bị trầm cảm sau sinh nặng.
- Nếu tổng số điểm >= 9 điểm hoặc có ý định tự tử cần đi khám và theo dõi ngay lập tức.
- Nếu tổng số điểm < 9 và bác sĩ chuyên khoa nhận thấy có dấu hiệu trầm cảm cũng cần được can thiệp.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- Huyết áp là gì? Vấn đề xoay quanh huyết áp trong đời sống
Test EPDS chỉ là công cụ sàng lọc, giúp bạn có đánh giá khách quan ban đầu, việc chẩn đoán trầm cảm và điều trị như thế nào phải được thực hiện bởi bác sĩ Tâm thần.
Khám & tư vấn kết quả với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần qua Video (tư vấn từ xa)
Tất cả các trường hợp trầm cảm sau sinh đều cần được theo dõi và điều trị để tránh hậu quả xấu cho cả mẹ và bé. Trầm cảm sau sinh có thể tiến triển nặng rất nhanh vì nhiều áp lực về thể chất và tinh thần liên tục. Như: không đủ thời gian ngủ – nghỉ ngơi, phải ở nhà một mình nhiều, sức khỏe sau sinh chưa ổn định, áp lực kinh tế…
Nếu bạn chưa đi khám được, hoặc mong muốn việc đi khám thuận tiện hơn thì có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh. Rối loạn tâm thần được đánh giá là một trong những nhóm bệnh phù hợp nhất để thăm khám qua Video vì một số đặc thù riêng.
Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn đọc đang quan tâm đến Test trầm cảm sau sinh!
Tổng hợp: suckhoechoban.net