Trang chủ Bệnh thường gặp Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngộ độc thực phẩm đã và đang xuất hiện ngày một nhiều trong đời sống con người hiện nay, gây ra những hậu quả rất đáng tiếc. Hầu hết mọi người vẫn chưa có nhiều kiến thức về ngộ độc nên việc chẩn đoán, chữa trị và phòng tránh không được tiến hành kịp thời. Vì thế, bài viết này sẽ giải thích cụ thể về ngộ độc thực phẩm và cung cấp những thông tin hữu ích nhất tới bạn đọc.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi chúng ta ăn hoặc uống những đồ ăn đã bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh, hoặc thực phẩm bị nhiễm độc, chứa chất bảo quản không tốt, thức ăn đã quá hạn, bị ôi thiu,… dẫn đến một vài triệu đau bụng quằn quại, nôn mửa, đi ngoài,…

Ngộ độc thực phẩm gây nguy hiểm đến tính mạng
Ngộ độc thực phẩm gây nguy hiểm đến tính mạng

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

So với những loại bệnh khác, ngộ độc thức ăn thường có triệu chứng rất rõ ràng và dễ thấy. Thông thường sẽ có nhiều triệu chứng xảy ra cùng một lúc trên cơ thể người bệnh. Trong lúc những triệu chứng ấy đang biểu hiện thì chúng ta cần ứng cứu một cách nhanh nhất có thể. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm được xếp vào hai loại triệu chứng như sau:

Ngộ độc cấp tính

Các triệu chứng mà chúng ta thường gặp nhất đó là những biểu hiện đau bụng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, đi ngoài,… Những triệu chứng này được xếp vào nhóm ngộ độc cấp tính, sẽ phát tác ngay sau khi ăn xong. Bạn có thể thấy rõ tình trạng chỉ sau 1 thời gian ngắn.

Ngộ độc cấp tính còn có một vài biểu hiện nặng hơn như: rối loạn thần kinh hoặc rối loạn tim mạch như co giật, đau đầu hay tụt huyết áp, khó thở; đi tiểu hoặc đại tiện ra máu hoặc dịch nhầy,… cần phải cấp cứu để tránh tình huống xấu nhất xảy ra. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Ngộ độc thực phẩm mãn tính

Không giống như ngộ độc cấp tính phát tác ngay sau khi ăn và có biểu hiện rõ ràng, ngộ độc mãn tính không có dấu hiệu và không phát tác ngay lúc ấy. Trường hợp này, chất độc sẽ tích tụ dần dần trong cơ thể, về lâu dài mới dẫn đến một số bệnh tật nguy hiểm khác. Chính vì thế, chúng ta đã có thể bị ngộ độc mãn tính từ lâu mà bản thân không hề hay biết.

Nguyên nhân dẫn đến việc bị ngộ độc

Có ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính
Có ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính

Xã hội ngày càng phát triển thì các vấn đề mặt trái cũng xuất hiện thường xuyên hơn. Tình trạng ngộ độc do thực phẩm đã xuất hiện nhiều hơn trong thực tế, mà hậu quả dẫn đến nhiều trường hợp tử vong một cách đáng tiếc. Vì thế, mọi người phải tự có ý thức bảo vệ mình và những người thân yêu thì mới hạn chế được những nguy cơ như vậy trong đời sống hàng ngày.

Dẫn đến việc bị ngộ độc có rất nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan. Ở đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số nguyên nhân khách quan thường thấy nhất bao gồm:

  • Trong thực phẩm đã chứa sẵn độc tố ngay từ đầu.
  • Thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc do lâu ngày không được bảo quản.
  • Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc một số hóa chất độc hại.

Trong các nguyên nhân trên, thực phẩm có thể được đã bị nhiễm khuẩn trong bất cứ khâu nào đó như gieo trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển,… nên để xác định rõ nguồn gốc của chất độc cũng không hề đơn giản.

Vi khuẩn có thể hình thành trong khâu sản xuất, chế biến
Vi khuẩn có thể hình thành trong khâu sản xuất, chế biến

Một số cách xử lý khi bị ngộ độc

Có một điều đáng buồn là tình trạng ngộ độc xảy ra ngày một nhiều nhưng rất ít ai biết được cách xử lý chúng một cách kịp thời, an toàn nhất. Dưới đây là một số phương pháp có thể tự xử lý nhanh nếu như xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm để có thể khắc phục được kịp thời nguy hiểm có thể xảy ra:

Xử lý ngộ độc thực phẩm bằng cách gây nôn

Nếu sau khi ăn có xuất hiện triệu chứng ngộ độc thì người bị ngộ độc cần phải nôn hết phần thức ăn đó ra. Có thể ngoáy họng bằng lông gà, uống nước muối hoặc nước mùn thớt, sau đó móc họng để gây nôn.

Trong trường hợp người lớn móc họng cho trẻ em, nên đặt trẻ em nằm nghiêng sang một bên, đầu để thấp xuống sau đó mới tiến hành móc họng. Lưu ý tránh để cho họng của trẻ em bị xây xát. Sau khi móc được hết thức ăn mà trẻ đã nôn ra, người lớn cần lau miệng cho trẻ sạch sẽ bằng khăn mềm.

Sử dụng một số chất để trị ngộ độc

Nếu nguyên nhân bị ngộ độc là những chất acid, thì chúng ta có thể xử lý bằng cách uống chất kiềm. Còn nếu bị ngộ độc do chất kiềm thì uống dung dịch có chứa chất acid nhẹ như dấm. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý, nếu người bị ngộ độc có tiền sử loét dạ dày, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để chữa ngộ độc cho họ.

Để ngăn cản dạ dày hoặc ruột hấp thu các độc tố, chúng ta có thể dùng bột mì, bột gạo, lòng trắng trứng gà hoặc sữa,… Có thể uống hỗn hợp than bột, magie oxit để loại bỏ chất độc kim loại nặng hoặc axit,. Ngoài ra nên bù nước cùng các chất điện giải nếu như người bệnh có tình trạng bị mất nước do một vài triệu chứng gây ra.

Đi tới trung tâm y tế gần nhất để thăm khám

Nếu tình trạng ngộ độc thực phẩm quá nặng từ ban đầu hoặc đã xử lý nhanh nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu suy giảm thì cách tốt nhất là đến trung tâm y tế. Các bác sĩ có chuyên môn cao hơn sẽ chẩn đoán và điều trị một cách chính xác và an toàn nhất, giúp mau khỏi bệnh một cách nhanh chóng. Nếu không chắc chắn về các cách xử lý an toàn, đưa người bệnh tới chỗ bác sĩ chính là phương án tốt nhất.

Một khi bị ngộ độc hãy đến trung tâm y tế gần nhất
Một khi bị ngộ độc hãy đến trung tâm y tế gần nhất

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Phòng bệnh còn quan trọng hơn chữa bệnh, do đó, chúng ta cần phải phòng tránh ngộ độc thức ăn ngay trong cuộc sống hàng ngày để tránh được những tai họa tiềm ẩn không thể lường trước. Theo các chuyên gia, chúng ta có thể thực hiện phòng chống ngộ độc thực phẩm bằng những cách dưới đây:

  • Lựa chọn ăn những thực phẩm tươi sống, còn nguyên vẹn không bị nứt vỡ hay điều gì khác tác động.
  • Không ăn những đồ được chế biến sẵn, những đồ hộp, đồ đóng gói. Nếu ăn thì vẫn nên nấu chín thật kỹ các thực phẩm trong hộp rồi mới ăn.
  • Không bơ sữa hoặc các sản phẩm khác được làm từ bơ sữa mà đã để quá lâu.
  • Đồ ăn tươi sống nên được để bảo quản trong ngăn đá nếu muốn sử dụng lâu dài.
  • Thức ăn chỉ nên được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 1-2 ngày, nếu để quá lâu không nên ăn nữa vì tuy đặt trong tủ lạnh, vi khuẩn chỉ chậm phát triển chứ nó vẫn sinh sôi trong thức ăn.
  • Nếu thức ăn có mùi ôi thiu, phải bỏ đi ngay lập tức, không ăn thịt cá đã ươn hoặc sắp sửa bị ươn.
  • Hạn chế đi ăn bên ngoài, những đồ ăn dọc đường, vỉa hè không đảm bảo vệ sinh.
  • Giữ gìn vệ sinh cho chính mình, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, tăng cường sức đề kháng bằng những thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Ngộ độc thực phẩm là căn bệnh xảy ra bất cứ lúc nào mà không phải ai cũng lường trước được, hơn nữa hậu quả mà nó có thể dẫn đến là vô cùng đáng sợ. Chính vì thế người dân nên tự biết bảo vệ mình bằng cách phòng ngừa, xây dựng cho mình lối sống, thói quen sinh hoạt phù hợp, lành mạnh để không chỉ tránh được ngộ độc thức ăn mà còn tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. 

Đọc nhiều nhất