Trang chủ Bệnh thường gặp Huyết áp là gì? Vấn đề xoay quanh huyết áp trong đời...

Huyết áp là gì? Vấn đề xoay quanh huyết áp trong đời sống

Huyết áp không còn là một cụm từ xa lạ trong sức khỏe của con người. Hàng ngày, hoặc có nhiều lúc chúng ta thường nghe về vấn đề này, và tưởng chừng rằng mình đã hiểu rõ. Tuy nhiên, khái niệm huyết áp là gì thật sự vẫn là một câu chuyện mơ hồ. Chính vì lẽ đó, bài viết này sẽ gửi gắm đến bạn những thông tin chi tiết nhất về huyết áp. 

Định nghĩa huyết áp là gì?

Huyết áp là gì? Nó được biết đến như một loại áp lực trong cơ thể, nó có nhiệm vụ đẩy lên trên thành động mạch, truyền lượng máu đến các mô của cơ thể. Huyết áp hoạt động nhờ vào sự vận hành co bóp tại vị trí tim, và sức cản lực của động mạch.

Huyết áp là gì? Vấn đề xoay quanh huyết áp trong đời sống
Huyết áp là gì? Vấn đề xoay quanh huyết áp trong đời sống

Đặc điểm của huyết áp là gì?

Đặc điểm của huyết áp trên những người có trạng thái bình thường, chính là ban đêm sẽ thấp hơn ban ngày. Đỉnh điểm thấp nhất của huyết áp rơi vào khung giờ rạng sáng, từ 1h00 đến 3h00. Và ngược lại, huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng từ 8h00 sáng cho đến 2 tiếng sau đó. 

Khi nào huyết áp sẽ trở nên tăng cao? Trong ngày, khi bạn có nhiều hoạt động như tập thể dục, chạy bộ, hoặc dùng toàn bộ sức lực cho hoạt động nào đó, bạn sẽ bị tăn huyết áp. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các loại thuốc liên quan đến tim mạch, hoặc thời tiết quá lạnh, món ăn chứa nhiều gia vị mặn cũng sẽ là yếu tố làm tăng huyết áp. 

Tương tự, huyết áp sẽ thấp xuống khi bạn không hoạt động sức lực nhiều, thường là khoản thời gian thư giãn. Các yếu tố về môi trường như khí trời quá nóng, khiến thân nhiệt tăng lên, hoặc khi bị vấn đề về tiêu hóa, dùng thuốc giãn mạch cũng góp phần cho điều này.

Vận động mạnh sẽ làm huyết áp tăng cao
Vận động mạnh sẽ làm huyết áp tăng cao

Các trạng thái của huyết áp là gì?

Có hai trạng thái chính, đó là huyết áp cao và huyết áp thấp. Không có tình trạng nào là hạn chế nguy hiểm hơn, cả hai đều tiềm ẩn những mối đe dọa khác nhau. Sức khỏe của con người thường sẽ được biểu thị qua chỉ số milimet thủy ngân (chỉ số huyết áp mm Mg). 

  • Huyết áp cao – Mức tối đa của huyết áp nằm ở 139mmHg. Chính vì thế, những ai lớn hơn số đó chính là đang bị tình trạng huyết áp cao. 
  • Huyết áp bình thường sẽ biểu thị dưới 120mmHg. Người trưởng thành sẽ được dự đoán dưới chỉ số này.
  • Huyết áp thấp sẽ hiển thị chỉ số dưới 90mmHg. Những người này còn được xem là ở tình trạng hạ huyết áp. 

Tăng huyết áp hay hạ huyết áp còn do nhiều yếu tố khác gây nên. Chính vì thế, để có kết quả chính xác nhất về bệnh, cần theo dõi ở nhiều khoảng thời gian trong ngày. Bởi vì thông thường, các yếu tố đời sống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng huyết áp của bạn.

Tim mạch và huyết áp có mối liên quan đến nhau
Tim mạch và huyết áp có mối liên quan đến nhau

Nguyên nhân tác động đến huyết áp là gì?

Huyết áp sẽ thường xuyên chịu những tác động của cả hai yếu tố, bên trong lẫn bên ngoài. Cùng xem các yếu tố này được kể đến như thế nào nhé!

Nguyên nhân bên trong tác động đến huyết áp là gì?

Giữa tim và huyết áp có sự liên kết lẫn nhau thông qua sức co bóp của tim mạch. Điều này được lý giải như sau, áp lực sẽ càng dồn nén khi tim đập nhanh, và dẫn đến huyết áp tăng cao. Ngược lại, khi lượng máu ko áp lực đến thành động mạch, huyết áp sẽ thấp xuống.

Huyết áp cũng có thể chịu sự ảnh hưởng bởi lượng máu bên trong cơ thể. Những người có tiền sử bệnh thiếu máu, hoặc trải qua giai đoạn mất quá nhiều máu sẽ bị tụt huyết áp.

Nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến huyết áp là gì?

Mặc quần áo quá chật sẽ khiến nhịp thở không thể điều hòa. Tim sẽ đập nhanh hơn bình thường vào lúc này và huyết áp tăng lên đột ngột. Vì thế, nên chọn quần áo thoải mái và phù hợp với vóc dáng để không gặp phải tình trạng này. 

Cách tốt nhất để duy trì một chỉ số huyết áp tốt, là sử dụng phương pháp ăn uống lành mạnh và dung nạp nhiều thực phẩm có dinh dưỡng cao. Đặc biệt, không nên ăn nhiều đồ chiên xào hoặc uống các loại đồ uống có cồn, đồ uống kích thích tim mạch,…Điều này không chỉ tốt cho huyết áp mà còn giúp bạn có một sức khỏe tốt.

Không vận động và làm việc với trạng thái căng thẳng trong nhiều giờ liên tục. Ngoài ra, việc bạn ngủ không đủ hoặc ngủ quá khuya, sinh hoạt ăn uống không điều độ cũng là thói quen xấu cho huyết áp.

Các triệu chứng khi huyết áp không cân bằng?

Như đã đề cập, chúng tôi không chỉ cập nhật định nghĩa về huyết áp là gì, mà còn gửi gắm đến bạn sự nguy hiểm của huyết áp khi chỉ số không được cân bằng. Cùng tìm hiểu để đề phòng nhé!

Huyết áp cao sẽ dẫn đến điều gì?

Bệnh lý này thường gặp ở những người lớn tuổi, đa số họ đều mắc phải huyết áp cao và cần tới thuốc điều trị. Hiện tượng này chính là nguyên nhân của những cơn hôn mê và sống đời sống thực vật, hay những cơn đột quỵ gia tăng trong thời gian gần đây. Nhìn chung, nó có thể dẫn đến điều tồi tệ nhất chính là tử vong nếu không điều trị kịp thời. 

Như chia sẻ, huyết áp và tim mạch liên kết với nhau, vì thế khi huyết áp gặp biến động, tim cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người mắc huyết áp cao có thể gặp phải những bệnh lý như thiếu máu cơ tim, hoặc suy tim. Tất cả những điều này tạo nên một sự cản trở và khó khăn cho đời sống của mỗi người.

Tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim chính là các biến chứng do tăng huyết áp gây nên. Hiện tượng này diễn ra chỉ sau thời gian ngắn, thông thường người bệnh sẽ phải mất một thời gian dài để điều trị. 

Huyết áp thấp – Tạo ra những cơn xỉu đột ngột

Huyết áp thấp thường sẽ không tạo ra những cơn biến chứng đột ngột và nghiêm trọng như huyết áp cao. Tuy nhiên, về lâu dài, nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bệnh lý nguy hiểm và đe dọa tính mạng con người. 

Người bị tụt huyết áp sẽ cảm thấy chóng mặt, thậm chí ngất xỉu nếu như gặp diễn biến nặng. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đang tham gia giao thông, hoặc đang ở một nơi cao chênh vênh như leo núi, hoặc ở tầng cao của một tòa nhà. Ngoài ra, các bệnh lý huyết áp cao gây nên cũng xảy ra ở người bị huyết áp thấp trong nhiều ngày liền mà không chữa trị.

Một số người thường coi nhẹ việc tụt huyết áp, và cho rằng huyết áp cao mới thật sự đáng quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề ở đây chỉ là biến chứng cả hai mang đến đều nguy hiểm và chỉ khác nhau về mặt thời gian.

Huyết áp thấp khiến cơ thể ngất đột ngột
Huyết áp thấp khiến cơ thể ngất đột ngột

Sống lành mạnh để chỉ số huyết áp ổn định

Điều đầu tiên, để cải thiện tình trạng huyết áp, bạn không nên ăn uống quá nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị mặn. Tiếp theo, trong thực đơn ăn uống của bạn nên có các món ăn như cá, đậu, rau xanh, sữa, và các loại thức ăn giàu vitamin khác. Khi cơ thể bạn có đủ dinh dưỡng, nó sẽ chuyển hóa thành nguồn năng lượng quý báu cung cấp cho cơ thể.

Chỉ cơ thể cũng chưa trọn vẹn cho mục đích duy trì huyết áp của bạn, tâm trí cũng là một vấn đề cần quan tâm. Nên có thời gian dành cho bản thân, không suy nghĩ và lo âu quá nhiều. Đặc biệt, nên tập thể dục mỗi ngày để có một trái tim khỏe và chỉ số huyết áp tốt.

Huyết áp sẽ được cân bằng khi bạn có đời sống lành mạnh
Huyết áp sẽ được cân bằng khi bạn có đời sống lành mạnh

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận 

Câu trả lời cho định nghĩa huyết áp là gì đã được chia sẻ chi tiết nhất đến bạn. Ngoài ra, bạn nên trang bị một chiếc máy đo huyết áp tại nhà để biết được chỉ số huyết áp của mình nhé!

Đọc nhiều nhất