Trang chủ Bệnh thường gặp Viêm họng hạt ở trẻ em: rất nguy hiểm cha mẹ không...

Viêm họng hạt ở trẻ em: rất nguy hiểm cha mẹ không nên chủ quan

Viêm họng hạt ở trẻ em thường có biểu hiện sốt cao, đau họng, cản trở việc ăn uống nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh đặc trưng bởi sự hình thành các hạt kích thước đa dạng, gây ngứa rát, vướng víu ở cổ họng, dễ tái phát và thường dưỡng tiến một cách khó lường.

Viêm họng hạt ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt ở trẻ em là một trường hợp viêm họng mãn tính do viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần dẫn đến các tế bào niêm mạc bị suy yếu dễ dàng bị vi khuẩn hay virus tấn công. Các lympho bào ở thành sau họng hoạt động liên tục, phình to, tạo thành các hạt có kích thước khác nhau ở vùng niêm mạc và hầu họng.  Các hạt này khiến trẻ có cảm giác luôn ngứa rát cổ họng, khó khăn khi nhai nuốt và nói chuyện. 

Tham khảo thêm:

Viêm họng hạt ở trẻ là bệnh mãn tính, tiến triển kéo dài, dễ tái phát nhưng nhìn chung không quá nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Các triệu chứng bệnh gây ra khiến trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Hầu hết các trường hợp viêm họng hạt đều không để lại biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên một số biến chứng có thể gặp của bệnh như: áp xe cổ họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi,… hoặc hiếm gặp như sốt thấp khớp có thể gây đau khớp và tổn thương ở van tim

Viêm họng hạt ở trẻ em
Viêm họng hạt ở trẻ em

Trẻ bị viêm họng hạt thường bị đau rát họng, khó ăn, khó nuốt, lâu dần thành biếng ăn, thiếu chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị viêm họng hạt nên đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, hoặc khi trẻ có các biểu hiện sau:

  • Sốt cao kèm co giật
  • Trẻ khó thở, thở rít
  • Ho kéo dài
  • Trẻ bỏ bữa, chán ăn với trẻ nhỏ là bỏ bú, quấy khóc
  • Điều trị bệnh tại nhà 3 ngày nhưng không thuyên giảm

Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ em

Các triệu chứng viêm họng hạt ở mỗi trẻ, có biểu hiện khác nhau tùy vào thể bệnh, thể trạng và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp như:

  • Ngứa rát họng: Các hạt lympho phình to gây kích thích niêm mạc họng khiến trẻ thường xuyên cảm thấy ngứa, đau rát họng. 
  • Nuốt vướng do xuất hiện các hạt li ti:  Sự hình thành các hạt lympho gây cản trở quá trình nuốt khiến trẻ cảm thấy bên trong cổ họng có dị vật, nuốt vướng. Khi trẻ ăn thường thấy mắc và hơi nghẹn ở cổ khiến trẻ muốn khạc nhổ để có thể đẩy những vướng mắc đó ra ngoài.
  • Phù nề niêm mạc họng: Cổ họng bị phù nề, sưng đổ. Ở một số trẻ còn thấy xuất hiện mạch máu ở khu vực vòm họng.
  • Ho khan hoặc ho có đờm: Trẻ thường ho húng hắng kèm theo tình trạng thay đổi giọng nói
  • Khô họng, khát nước, khó chịu nhưng không sốt
  • Sốt vừa hoặc cao: Trẻ có thể gặp tình trạng co giật do sốt cao, người ớn lạnh chóng mặt và mất cân bằng.
  • Amidan sưng to
  • Một số triệu chứng khác: Ho ra máu, khó thở, sưng hạch góc hàm, khàn tiếng, đau tai, hắt hơi, sổ mũi….

Khác với người lớn, trẻ em có sức đề kháng yếu hơn. Do đó, cơ thể trẻ thường nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn với các vấn đề sức khỏe. Để tránh những biến chứng nguy hiểm khác, khi trẻ có bất cứ biểu hiện có thể dễ dàng nhận biết: trẻ thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn và quấy khóc, cha mẹ ãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm nhất, tránh nhầm lẫn, gây cản trở việc điều trị.

Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ em
Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Do bệnh lý:

– Viêm xoang, viêm mũi mãn tính: Dịch tiết đường hô hấp chứa nhiều vi khuẩn chảy xuống thành họng khiến vi khuẩn tấn công và gây nên bệnh.

– Viêm amidan mãn tính

– Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản: Thức ăn sẽ bị đẩy lên vùng họng nên bị tắc, gây tổn thương niêm mạc họng do có acid, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

  • Do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…: Với hệ miễn dịch yếu, virus thuận lợi tấn công và phá hủy tế bào niêm mạc họng, gây ra tình trạng viêm nhiễm, lúc này lympho hoạt động liên tục rồi phình to gây nên viêm họng hạt.
  • Do môi trường: Môi trường sinh hoạt, vui chơi bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại,… thời tiết thay đổi đột ngột,… cũng dễ khiến trẻ mắc bệnh
  • Do vệ sinh cá nhân: Trẻ em nếu không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc không dùng bàn chải cho bé phù hợp, không đánh răng đúng cách cũng khiến vùng niêm mạc họng tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công.
  • Ngoài ra một số loại thực phẩm không tốt có thể khiển cổ họng trẻ bị tổn thương và gây bệnh: đồ ăn cay nóng, hạt hướng dương, thức uống quá lạnh,…

Bé bị viêm họng hạt phải làm sao? Những phương pháp điều trị an toàn

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em là tình trạng quá phát mãn tính, thường hay tái phát và khó điều trị. Khi trẻ bị viêm họng hạt, cha mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị sớm. Một số phương pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng mà cha mẹ có thể tham khảo: 

Phác đồ điều trị viêm họng hạt cho trẻ theo Tây y

Điều trị viêm họng hạt ở trẻ bằng thuốc tây y nhằm kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị gồm:

  • Kháng sinh: Amoxicillin, Penicillin, Erythromycin, Cefixim… với liệu trình thông thường từ 5 -7 ngày. Kháng sinh chỉ được lựa chọn để điều trị trong các trường hợp viêm họng do vi khuẩn. Cha mẹ không tự ý mua và sử dụng kháng sinh cho trẻ tại nhà.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol với liều 10 -15mg/kg cân nặng và tối đa không quá 60 mg/kg  trong 24 giờ. Một số trẻ lớn hơn 6 tuổi, có thể sử dụng Ibuprofen để hạ sốt hoặc giảm đau. Lưu ý, chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt trong các trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Tuyệt đối không dùng Aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi để hạ sốt hoặc giảm đau.
  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan trong các trường hợp ho nhiều gây kiệt sức. Thận trọng khi cho trẻ dùng các thuốc giảm ho gây ức chế trung tâm hô hấp như Codein, Neocodion…
  • Thuốc long đờm: N-acetylcystein, Bisolvon… 
  • Thuốc chống viêm: Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason, Alphachymotrypsin… 
  • Thuốc điều trị viêm loét, trào ngược dạ dày: Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Misoprostol…

Sức khỏe và sức đề kháng của trẻ rất nhạy cảm, vì thế cha mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc đúng liều lượng chỉ định, tránh trường hợp quá liều hoặc ngộ độc. Khi sử dụng thuốc tây choe trẻ cha mẹ cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ kê đơn để tránh các biến chứng (viêm gan, suy thận, sốc thuốc…).

Phác đồ điều trị viêm họng hạt cho trẻ theo Tây y
Phác đồ điều trị viêm họng hạt cho trẻ theo Tây y

Có thể bạn quan tâm:

Chữa viêm họng hạt bằng thủ thuật xâm lấn

Viêm họng hạt mãn tính thường khó điều trị dứt điểm nên ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng thủ thuật xâm lấn nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Thủ thuật cũng được sử dụng trong các trường hợp trẻ gặp biến chứng viêm amidan, viêm VA…

Các thủ thuật xâm lấn có thể được cân nhắc sử dụng để điều trị viêm họng hạt cho trẻ gồm:

  • Đốt hạt họng hạt bằng nitơ lỏng
  • Đốt điện 
  • Đốt bằng laser để làm thu nhỏ kích thước các hạt lympho
  • Nội soi cắt bỏ hạt 
  • Cắt amidan và VA bị viêm ở trẻ đã gặp biến chứng của bệnh

Trong bất kỳ cuộc giải phẫu nào thì rủi ro có thể bao gồm chảy máu và nhiễm trùng tại nơi phẫu thuật. Bên cạnh đó, có những rủi ro liên quan đến gây tê như phản ứng dị ứng và các vấn đề về hô hấp. Nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, bạn hãy thông báo thật chi tiết với bác sĩ. Do vậy cha mẹ cần cân nhắc và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Sau khi tiến hành thủ thuật, cần chăm sóc trẻ đúng cách để hầu họng nhanh chóng hồi phục và tránh để lại di chứng.

Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm họng hạt cho trẻ

Các mẹo dân gian được được sử dụng bởi các loại nguyên liệu lành tính trong tự nhiên sẽ đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của trẻ. Tuy không điều trị được tận gốc nhưng biện pháp này có tác dụng làm dịu các triệu chứng đau rát, ngứa….

  • Mật ong, chanh: Cắt chanh thành từng lát mỏng, ngâm trong nước trà mật ong khoảng 20 phút rồi cho bé uống 1 lần/ngày (Không nên cho bé dưới 1 tuổi uống, có thể gây ngộ độc).
  • Nước muối: Cho trẻ ngậm và súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày sẽ làm sạch cổ họng.
  • Cam thảo: Sử dụng vài lát cam thảo hãm cùng nước ấm rồi trẻ uống nhiều lần trong ngày.
  • Tía tô: Lá tía tô rửa sạch, giã và lấy nước cốt cho thêm nước ấm, mật ong hoặc đường phèn rồi khuấy đều tay và cho nuốt từ từ.
  • Lá húng chanh: Lấy khoảng 20 lá húng chanh rửa sạch và cắt nhỏ trộn đều với 10 đường phèn, hấp cách thủy trong 15 phút rồi để trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Chăm sóc trẻ bị viêm họng hạt

Trẻ bị viêm họng hạt cần được chăm sóc cẩn thận, theo dõi sát các diễn tiến của bệnh và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau để sức khỏe của trẻ mau được phục hồi:

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để làm dịu và giảm khô cổ họng. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu mất nước có thể thay thế bằng oresol để bù nước và điện giải.
  • Chườm mát trong các trường hợp sốt dưới 38,5 độ C
  • Cho trẻ  mặc quần áo thoáng mát, hút mồ hôi, dùng khăn ấm lau cơ thể đặc biệt là vùng nách, bẹn
  • Chế biến thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt để tránh gây tổn thương niêm mạc cổ họng
  • Chú ý tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng như Omega 3, vitamin C, A, E, kẽm…
  • Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vui chơi và nói quá nhiều trong thời gian điều trị
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi ẩm để trẻ được hít thở dễ chịu hơn
  • Không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng, các món chiên nướng hoặc uống nước lạnh

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em là một bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay. Điều trị bệnh này này cũng khá đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Điều quan trọng chính là mẹ nên tìm được nguyên nhân gây bệnh rồi từ đó mới tìm cách điều trị triệt để giúp bệnh không tái phát.

 

Đọc nhiều nhất