Ung thư tụy hiện nay được giới chuyên gia liệt kê vào trong danh sách các bệnh khá nguy hiểm cho mắc phải, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và cuộc sống của người mắc. Loại bệnh này được hình thành ngay tại các tế bào trong tuyến tụy cơ thể người. Vậy những triệu chứng khi mắc phải căn bệnh ung thư tuyến tụy là gì? Khi phát hiện ra căn bệnh này, bệnh nhân cần nên làm những gì?
Tìm hiểu chuyên sâu về định nghĩa ung thư tụy
Ung thư tụy là bệnh lý có vị trí hình thành chính xác ở vùng tuyến tụy khi một số tế bào tuyến này của người bệnh không còn khả năng hoạt động bình thường. Đa số những người đã từng mắc chứng bệnh ung thư tuyến tụy đều có xuất phát điểm từ tuyến tụy ngoại tiết.
Tuyến tụy là bộ phận như thế nào trong cơ thể?
Tuyến tụy được biết đến là một trong những cơ quan hình lá có chức năng không kém phần quan trọng trong cơ thể người. Chức năng của tuyến tụy là tạo ra các hóc môn như insulin và các loại enzyme tiêu hóa. Vị trí của tuyến tụy nằm ngay tại vùng bụng trên cao, gần tiếp xúc giữa tĩnh mạch và động mạch chính.
Cấu tạo chính của tuyến tụy gồm có 3 phần gồm: thân, đầu và đuôi tụy. Nơi sản xuất hóc môn của tụy thì được gọi là tụy nội tiết và nơi sản xuất enzyme tiêu hóa thì được gọi là tụy ngoại tiết. Những enzyme tiêu hóa trong cơ thể người và hóc môn được tuyến tụy sản xuất theo ống tụy để đi đến tá tràng.
Ung thư tụy được hiểu như thế nào?
Như đã đề cập từ trước, ung thư tụy được phát hiện khi một số tế bào của tuyến tụy xuất hiện những bất thường. Đa số các bệnh nhân mắc chứng ung thư tuyến tụy đều có vấn đề về các tế bào ở tuyến tụy ngoại tiết, nơi sản sinh các enzyme tiêu hóa. Những khối u hình thành tại tuyến tụy nội tiết thì thường được chẩn đoán là khối u lành tính và không quá phổ biến.
Ung thư tụy được chia làm mấy dạng?
Đối với loại ung thư này, các chuyên gia cùng các bác sĩ y khoa đã chia thành một số dạng để nhận biết lần lượt như sau: Ung thư biểu mô tuyến và ung thư tế bào Acinar. Các bệnh ung thư thường được phát hiện khi phát hiện như khối u nang dị thường bên trong các tế bào. Tuy nhiên, hầu hết các u nang này đều được biết đến không gây nguy hại cho cơ thể người, chỉ 1 số ít gây ra ung thư:
- Ung thư biểu mô tuyến được xem là loại ung thư tụy được tìm thấy phổ biến nhất khi chiếm đến hơn 80% tổng số trường hợp. Những trường hợp mắc ung thư biểu mô tuyến thì đều phát hiện được các dị thường tại những tế bào lót ống dẫn tại tụy.
- Ung thư tế bào Acinar là loại ung thư được tìm thấy khi phát hiện những bất thường xuất hiện tại Acinar, nằm tại hai đầu ống dẫn địa điểm sản xuất enzyme tiêu hóa của tuyến tụy.
Ung thư tụy thường có những triệu chứng gì không?
Cũng như những loại bệnh ung thư khác, vào giai đoạn đầu tiên, người bệnh khó có thể phát hiện ra mình đang mắc chứng bệnh ung thư tụy đầy nguy hiểm vì triệu chứng không quá nhiều. Đối với mỗi bệnh nhân khác nhau thì các triệu chứng cũng không cố định và có khả năng thay đổi. Điều này còn tùy thuộc vào sự phát triển của khối u ở vị trí nào.
Tuy nhiên, việc khối u nằm ngay tại đầu tụy thì triệu chứng rất dễ và nhanh phát hiện bởi, nhìn chung, người bệnh có thể căn cứ vào các triệu chứng như vàng da để có thể phán đoán. Nếu vàng da bất thường ở người, có khả năng các khối u nằm ở vị trí đầu tụy đã chèn ép vào ống tụy hoặc ống mật. Ngoài ra, một số triệu chứng sớm khác của ung thư tụy cũng cần phải lưu ý như:
- Da và tròng mắt chuyển vàng bất thường.
- Thường xuyên có triệu chứng đau bụng, nhất là vùng bụng trên,
- Cân nặng giảm sút rất rõ.
- Phát hiện nhiều mỡ trong phân thải.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khát nước và phải đi tiểu thường xuyên.
Tại sao lại có nguy cơ mắc ung thư tụy?
Đa số các bệnh ung thư hiện nay được phát hiện trên thế giới đều chưa tìm ra rõ ràng nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, các chuyên gia đã xác định một số yếu tố cơ bản nhất nếu người bệnh thường xuyên lặp lại thì việc gặp phải bệnh ung thư tụy là vô cùng dễ dàng. Biết được những nguyên nhân này, chúng ta cần nên lưu tâm và chú ý để cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hơn:
- Mắc bệnh do tuổi tác đã cao.
- Một số thói quen xấu của người bệnh như: hút thuốc, sử dụng chất kích thích, bia rượu quá độ.
- Có nhiều bệnh nền tồn đọng trong cơ thể như: tiền sử mắc bệnh tiểu đường, viêm tụy, hoặc cơ thể béo phì cũng là một trong những yếu tố góp phần đẩy sức khỏe chúng ta gặp phải ung thư tuyến tụy dễ dàng. Ngoài ra, trong cơ thể đã tồn tại virus viêm gan B, HIV, HPV,… cũng là những nhân tố đẩy sức khỏe của chúng ta vào nguy hiểm.
- Đặc biệt, cần nên chú ý chế độ dinh dưỡng bởi khi ăn quá nhiều bơ, thực phẩm được chế biến sẵn, thịt đỏ và chất béo bão hòa, ăn quá ít rau củ trái cây, tạo cho cơ thể mất cân bằng trong dinh dưỡng, dễ dàng nhiễm bệnh.
- Một số hóa chất độc hại thường xuyên được cho phép tiếp xúc với cơ thể người.
- Gen người bị đột biến, tiền sử di truyền từ gia đình.
Làm gì khi phát hiện mắc ung thư tụy?
Dù phát hiện ung thư tụy ở giai đoạn nào đi chăng nữa thì việc phối hợp cùng bác sĩ để điều trị là điều cần thiết. Hiện nay, nhìn chung có hai phương pháp điều trị cơ bản và chủ yếu bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân khi đã phát hiện ra căn bệnh ung thư: phương pháp phẫu thuật ung thư và phương pháp hóa trị thường dùng.
Phương pháp phẫu thuật khi phát hiện kịp thời
Phương pháp phẫu thuật được xem như là phương pháp duy nhất có thể điều trị bệnh ung thư tuyến tụy hiện nay. Sau khi cắt bỏ phần u nang ung thư cùng với 1 số mô lành mạnh để ngăn ngừa sự trở lại của ung thư thì bác sĩ quan sát tình hình và phối hợp thêm một số phác đồ hóa, xạ trị để trị liệu thêm.
Tuy phổ biến và là phương pháp điều trị duy nhất nhưng đến nay chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân được chẩn đoán là mắc ung thư tụy là có thể thực hiện việc cắt bỏ để chữa trị. Nguyên nhân là vì khi phát hiện ung thư thì u nang thường đã lây sang một vài vị trí và bộ phận khác của cơ thể người, có thể ảnh hưởng cực lớn đến mạch máu. Việc loại bỏ khối u một cách triệt để sẽ gây tổn thương đến mạch máu.
Phương pháp dùng hóa học để điều trị
Phương pháp sử dụng các loại hợp chất hóa học chuyên dụng có thể giúp giảm bớt, chậm sự phát triển hoặc may mắn có thể tiêu diệt luôn sự xuất hiện của tế bào ung thư. Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất nếu không thể thực hiện được phương pháp phẫu thuật, hoặc cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị sau khi bệnh nhân đã trải qua cắt bỏ.
Việc cắt bỏ tuyến tụy cũng không triệt để làm tan biến đi tế bào ung thư đã hình thành. Điều này chính là chuyện không may mắn bởi căn bệnh ung thư tuyến tụy dù đã điều trị, thế nhưng vẫn thường xuyên tái phát. Một số biện pháp ngăn ngừa và giúp cho người bệnh phục hồi, phòng tránh tái pháp như: thiết kế chế độ sinh hoạt hợp lý, bổ sung insulin hoặc men tiêu hóa để giúp cho phần thiếu hụt của tuyến tụy.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tuyến giáp nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
- Ung thư vòm họng? bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao
Lời kết
Không ai có thể tránh khỏi được việc mắc phải căn bệnh ung thư tụy đầy rẫy nguy hiểm. Mỗi chúng ta cần nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để tránh những bệnh nguy hiểm như thế, tuy nhiên, nếu không may mắc bệnh, bệnh nhân có thể căn cứ vào các triệu chứng, dưới sự giúp đỡ của các y bác sĩ lành nghề để tìm phác đồ điều trị tốt nhất cho giai đoạn bệnh của mình.