Trang chủ Bệnh thường gặp Thông tin về lá đu đủ - Ngộ độc lá đu đủ...

Thông tin về lá đu đủ – Ngộ độc lá đu đủ xử lý như thế nào?

Tại Việt Nam, mỗi năm số ca tử vọng vì ung thư lên tới hàng nghìn, hàng vạn người và đang có dấu hiệu gia tăng. Dạo gần đây, trên mạng xã hội rầm rộ chia sẻ một loạt công thức dùng lá đu đủ chữa ung thư. Liệu đó có phải sự thật hay chỉ thông tin nhảm nhí, bịa đặt. Và ngộ độc lá đu đủ xử lý như thế nào? Các câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Mô tả

Là một bộ phận trên cây đu đủ, thuộc họ Papayaceae; lá đu đủ có hình chân vịt, chia nhiều thùy, cuống lá dài. Phiến lá to, màu xanh thẫm và thường mọc thành chùm trên ngọn thân. Để phân biệt cây đực và cây cái, người ta thường dựa đặc điểm của lá.

Có thể bạn quan tâm:

Lá cây đực: màu xanh thẫm, phiến lá nhỏ. Hoạt chất chiết xuất từ lá đu đủ đực rất tốt cho quá trình điều trị bệnh về tiêu hoá, giúp nhuận tràng, ngăn ngừa và phòng chống ung thư, tốt cho hệ tim mạch,…

Lá đu đực cái: màu xanh nhạt hơn lá cây đực, phiến lá to, cũng chứa các hoạt chất giống với lá đu đủ đực nhưng với hàm lượng nhỏ và tác dụng điều trị không đáng kể.

Lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì?

Theo báo cáo nghiên cứu tại Úc, uống nước sắc lá đu đủ đực thường xuyên có thể giảm tới 80% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở Nam Giới. Để có được con số đó chính nhờ vào những tác dụng vượt trội của lá đu đủ.

Theo Đông y, đu đủ có trong nhiều bài thuốc liên quan thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng và giúp bổ tỳ nhờ vào tính hàn.

Lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì?
Lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì?

Đối với Tây y, nhờ sự có mặt của một số hoạt chất, là đu đủ có ảnh hưởng tích cực đến một số cơ quan

  • Cải thiện chức năng hệ tiêu hoá

Papain – men tiêu hóa giúp tăng khả năng chuyển hoá và hấp thu các chất, đặc biệt là phân tử đạm. Cho nên, uống nước lá đu đủ giúp người bệnh cảm giác ngon miệng, không còn chứng táo bón. Chức năng tiêu hoá còn tăng cường hơn nữa nhờ vai trò của các protease, amylase, chymopapain trong lá.

  • Hỗ trợ chức năng gan

Lá đu đủ bổ sung các hợp chất giúp hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể đồng thời phục hồi nhanh chóng các tổn thương ở nhu mô gan. Tác dụng trên đã được ông ta ứng dụng từ rất nhau trong điều trị bệnh lý ở gan như xơ gan, viêm gan hoặc ung thư gan giai đoạn đầu,…

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Như giới thiệu ở trên, thành phần ancaloit carpain giúp duy trì nhịp tim mức sinh lý, ổn định chỉ số huyết áp. Đồng thời kết hợp một số chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khoẻ tim khỏi tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn,kí sinh trùng

  • Cân bằng nồng độ đường huyết

Nếu nồng độ đường trong máu vượt quá mức cho phép thì bạn đừng quá lo bởi khi uống nước lá đu đủ, nó sẽ kiểm soát tốt lượng đường huyết. Cơ chế điều hòa thông qua sự tác động lên hoạt tính của insulin. Qua đó, lá đu đủ còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh đái tháo đường.

Lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi sử dụng để không bị ngộ độc
Lưu ý khi sử dụng để không bị ngộ độc

  • Cho đến thời điểm hiện tại, bài thuốc dùng lá đu đủ trị ung thư chưa được khoa học công nhận. Vì vậy, mặc dù sản phẩm tự nhiên, có độ lành tính nhất định xong chưa thể xác định cụ thể tác dụng vào bệnh ở mức độ nào và có để lại di chứng ngộ độc thực phẩm không.
  • Lá đu đủ chỉ có vài trò hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc. Để tránh ảnh hưởng xấu tới quá trình trị liệu, bạn nên thông báo và hỏi ý kiến của bác sĩ dùng có thích hợp không.
  • Cùng là đu đủ nhưng ở Việt Nam loài cây thuộc cây thân thảo nhưng cây đu đủ của thổ dân Úc có thân gỗ. Cho nên, điều đó có thể ảnh hưởng đến hoạt chất trong lá dẫn đến tác dụng phản ứng chậm hơn.
  • Đối với bệnh nhân ung thư, chế độ ăn uống sinh hoạt hết sức quan trọng và người bệnh phải làm đúng theo chỉ dẫn bác sĩ để góp phần điều trị tốt hơn: ăn đa dạng thực phẩm, uống đủ nước, thể dục thường xuyên và đặc biệt luôn giữ tinh thần lạc quan, chiến thắng bệnh tật.

Góc nhìn của chuyên gia

Để đính chính về độ tin cậy thông tin “Lá đu đủ chữa bệnh ung thư” thì chúng tôi đã tổng hợp được một số ý kiến của các chuyên gia đầu ngành

Theo lương y Bùi Hồng Minh – Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội nhận định:

  • “Quả thật, đã có phân tích cho thấy thành phần của lá đu đủ có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, công dụng chưa đầy đủ cơ sở khoa học áp dụng vào điều trị. Theo tôi, tác dụng của lá đu đủ chỉ có hỗ trợ bệnh nhân chứ không thể coi đó là giải pháp điều trị cho ung thư được.”

Thượng tá, TS.BS Nguyễn Lê – Bệnh viênn Quân y 103 cho biết:

  • “Lá đu đủ ở Việt Nam chưa có báo cáo xác nhận về giá trị chữa ung thư ở mức độ nào, cụ thể là chữa được loại ung thư trong những giai đoạn nào. Cho nên, mỗi người bệnh cần tìm hiểu thông tin chính xác, tránh tự ý dùng tùy tiện vì ung thư có thể đưa bạn đến gặp mặt tử thần bất cứ lúc nào.”

Một số câu hỏi về lá đu đủ

Ngộ độc lá đu đủ

Ngoài những tác dụng tuyệt vời thì lá đu đủ có gây hại cho con người không? Câu trả lời là có, có ở đây xuất hiện trong trường hợp người bệnh tự ý sử dụng, không tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc dùng sai cách, quá liều lượng.

Điều đó chính là nguyên nhân nhiều người rơi vào tình trạng ngộ độc lá đu đủ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy trường hợp ngộ độc lá đu đủ thì xử lý như thế nào?

Trước hết, bạn cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách gây nôn. Chỉ cần dùng ngón tay đã vệ sinh sạch sẽ đặt vào họng bệnh nhân kích thích nôn. Từ đó làm thức ăn trong dạ dày được đưa ra ngoài và ngăn cản tốt thiểu độc tố từ nước lá đu đủ ngấm vào cơ thể.

Ngộ độc lá đu đủ
Ngộ độc lá đu đủ

Có thể bạn quan tâm:

Nôn có thể người bệnh bị mất nước nên cần bổ sung nước và nghỉ ngơi ngay sau đó. Khi sơ cấp, bạn hãy đến ngay bệnh viện gần nhất hoặc gọi 115 để các y bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời.

Lá đu đủ tươi hay phơi khô, loại nào tốt hơn?

Lá tươi sau khi phơi khô sẽ chuyển từ xanh thẫm sang nâu xám, lá rất giòn và dễ nát nhưng hàm lượng các chất thay đổi không đáng kể. Dùng cả 2 loại đều có tác dụng như nhau nhưng thông thường mọi người chủ yếu dùng lá khô hơn bởi những lý do sau:

  • Lá đu đủ tươi có nhiều nhựa nên cho nước có vị đắng, mùi hắc rất khó uống. Cần đảm bảo lượng nhựa tan hoàn toàn trong nước, nếu không thì có thể gây độc cho cơ thể
  • Lá khô không còn nhựa, mủ hoặc còn ít, tạo vị đậm đà của nước, giảm được độc tính trong nhựa lá.
  • Lá khô dễ bảo quản, thời gian sử dụng lâu hơn lá tươi.

Bài viết này đã chia sẻ bạn đọc thông tin về lá đu đủ cũng như cách xử lý khi bị ngộ độc lá đu đủ, mong rằng sẽ hữu ích đối với mọi người nhé!

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất