Rất nhiều người lao động muốn tra cứu thông tin và quá trình đóng bảo hiểm để nắm rõ tình hình đóng bảo hiểm của đơn vị. Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi hướng dẫn các bạn cách tra cứu BHXH bằng CMND một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
Tra cứu mã số BHXH bằng CMND
Các bước để tra cứu mã số BHXH nhanh nhất:
Bước 1: Nhập thông tin cá nhân để tra cứu
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế online cập nhật năm 2022
- Mua bảo hiểm y tế ở đâu? Thủ tục thế nào? Hướng dẫn
- Hướng dẫn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình online
Để tiến hành tra cứu, bạn cần truy cập: https://baohiemxahoi.gov.vn/ và chọn mục “Tra cứu mã số BHXH”. Sau đó bạn nhập các thông tin đầy đủ vào các mục bắt buộc sau:
Đầu tiên, truy cập trang Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tra cứu mã số BHXH .Ngoài ra trên trang BHXH Việt Nam bạn cũng có thể tra cứu bảo hiểm y tế.
– Tỉnh/Thành phố: nơi mà lao động đăng ký hộ khẩu hoặc nơi thường trú, tạm trú, địa chỉ trong chứng minh thư nhân dân.
– Phường/Xã, Quận/Huyện: địa chỉ trong hộ khẩu, chứng minh thư của lao động.
– Số Chứng minh thư nhân dân mà lao động dùng để đăng ký tham gia BHXH.
– Họ và tên: bạn điền đầy đủ họ tên, có thể lựa chọn phương thức nhập có dấu hoặc không dấu.
– Mã số Bảo hiểm xã hội: sử dụng nếu lao động đã có mã số BHXH. Trường hợp không nhớ hoặc chưa có thì để trống.
– Ngày sinh: thông tin này tuy không bắt buộc nhưng bạn có thể điền để đảm bảo kết quả tra cứu chính xác cao nhất.
– Sau khi điền đầy đủ các ô thông tin, bạn bấm vào mục “Tôi không phải là người máy” để xác nhận. Hệ thống sau khi nhận đầy đủ thông tin sẽ kiểm tra để trả kết quả.
Bước 2: Đọc kết quả tra cứu mã số BHXH
Quá trình tra cứu sau khi nhập thông tin có thể xảy ra 2 trường hợp sau:
a) Trường hợp không hiển thị kết quả tra cứu
Nếu hệ thống báo lỗi hoặc không hiển thị kết quả cần tra cứu, trước tiên bạn cần kiểm tra lại các thông tin nhập vào đã đầy đủ và chính xác chưa để sửa lại. Trường hợp khác có thể do hệ thống bên Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang thực hiện nâng cấp, cập nhật. Khi đó, bạn nên liên hệ trực tiếp cán bộ bên BHXH để được giải đáp.
b) Trường hợp tra cứu thành công
Nếu hệ thống hiển thị các thông tin tổng quát BHXH của lao động tức là đã tra cứu thành công. Bạn có thể đọc các thông tin cần thiết như:
– Mã số BHXH của người tham gia.
– Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ.
– Mã số hộ gia đình và trạng thái đồng bộ.
Tra cứu quá trình tham gia BHXH
Bước 1: Nhập thông tin tra cứu BHXH bằng CMND
Đối với các mục thông tin, người tra cứu cần điền đầy đủ như sau:
– Tỉnh/Thành phố: lưu ý điền nơi mà bạn đang đóng bảo hiểm xã hội, không phải nơi đăng ký hộ khẩu hay thường trú, tạm trú.
– Cơ quan BHXH: là cơ quan mà bạn đang đóng Bảo hiểm tại đó.
– Thời gian tra cứu: mục “Từ tháng” và “Đến tháng” là khoảng thời gian hệ thống sẽ thực hiện tra cứu quá trình đóng Bảo hiểm.
– Số chứng minh thư nhân dân của người đóng BHXH.
– Họ và tên: tương tự như mục trên, bạn có thể lựa chọn điền họ tên có dấu hoặc không dấu nhưng phải đầy đủ cả họ, tên đệm và tên chính.
– Mã số BHXH: trường hợp bạn chưa nhớ mã số BHXH thì có thể tra cứu mã số theo hướng dẫn ở mục trên.
– Số điện thoại nhận OTP: Để tra cứu quá trình tham gia BHXH thì bạn phải đăng ký số điện thoại với Cơ quan Bảo hiểm xã hội để nhận mã OTP.
– Sau khi điền thông tin và số điện thoại đã đăng ký, bạn bấm vào “Lấy mã OTP” để hệ thống gửi mã về và nhập vào ô OTP. Bạn bấm vào “Tôi không phải là người máy” và thực hiện tra cứu.
* Lưu ý: Để đăng ký số điện thoại với cơ quan Bảo hiểm, nhận mã OTP khi tra cứu, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
+ Đối với doanh nghiệp: Khi thực hiện báo tăng mới lao động, người kê khai cần lập tờ khai TK1-TS, trong đó có ghi đầy đủ thông tin số điện thoại của lao động để gửi lên Cơ quan Bảo hiểm.
+ Đối với lao động đang tham gia BHXH, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện rà soát lại các thông tin và bổ sung thông tin số điện thoại với những người còn thiếu để lập mẫu TK1-TS để gửi Cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp số lượng lao động lớn có thể sử dụng mẫu D02-TS và bổ sung số điện thoại ở mục “Ghi chú”.
+ Đối với lao động đã nghỉ việc: Lao động tự thực hiện kê khai mẫu TK1-TS để gửi trực tiếp Cơ quan Bảo hiểm nơi cư trú.
Có thể bạn quan tâm:
- Khẩu trang y tế và những thông tin ứng dụng của cần biết
- Giấy khám sức khỏe – Quy trình xin cấp tiêu chuẩn
Bước 2: Đọc kết quả tra cứu quá trình BHXH
Tương tự như trường hợp tra cứu mã số BHXH, có hai trường hợp kết quả trả về:
a) Trường hợp hệ thống không trả về kết quả tra cứu
Bạn cần kiểm tra lại các thông tin nhập vào đã đúng và đầy đủ hay chưa. Mặt khác, số điện thoại của bạn cần đăng ký với Cơ quan BHXH. Ngoài ra, với các lỗi hệ thống khác, bạn nên liên hệ trực tiếp đến Cơ quan BHXH để tra cứu trực tiếp.
b) Trường hợp tra cứu kết quả thành công
Trường hợp hệ thống hiển thị kết quả tra cứu, bạn có thể đọc các thông tin chi tiết liên quan đến các quá trình đóng Bảo hiểm: BHXH, BHTN, BHTNLĐ, bao gồm:
– Thời gian đóng Bảo hiểm: thời gian, các mốc thời điểm đóng Bảo hiểm, tổng thời gian tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ.
– Thông tin đơn vị công tác: nơi mà lao động làm việc và đóng BHXH, địa chỉ, chức vụ công tác.
– Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội.
Tổng hợp: suckhoechoban.net