Trang chủ Bệnh thường gặp Các mức độ trầm cảm khác nhau thế nào? Dấu hiệu nhận...

Các mức độ trầm cảm khác nhau thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Các mức độ trầm cảm không giống nhau ở mỗi giai đoạn. Trầm cảm là một bệnh lý vô cùng phức tạp với nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác định chính xác nguyên nhân. Chúng có các mức độ trầm cảm tương ứng với các biểu hiện nặng hay nhẹ của triệu  chứng. Bệnh sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng hướng và kịp thời.

Theo các chuyên gia, việc hiểu rõ chứng bệnh trầm cảm và các mức độ trầm cảm của bệnh sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về bệnh và có những phương pháp điều trị đúng hướng, kịp thời để giảm thiểu hậu quả của bệnh trầm cảm.

Trầm cảm cấp độ 1

Trầm cảm cấp độ 1 là giai đoạn ở mức độ nhẹ, chúng thường xuất hiện với triệu chứng buồn bã tạm thời. Những triệu chứng của trầm cảm nhẹ ảnh hưởng ít nhiều tới các hoạt động sinh hoạt, học tập của người bệnh. Cần có ít nhất hai trong số triệu chứng phổ biến dưới đây để có thể chẩn đoán xác định bệnh. Thời gian có các triệu chứng tối thiểu là khoảng 2 tuần, bệnh nhân có thể không có các triệu chứng cơ thể hoặc có nhưng nhẹ. Một số dấu hiệu của chứng trầm cảm nhẹ được biết đến:

Có thể bạn quan tâm:

Các mức độ trầm cảm không giống nhau ở mỗi giai đoạn
Các mức độ trầm cảm không giống nhau ở mỗi giai đoạn

Những triệu chứng trên thường ít được người bệnh quan tâm và để ý đến. Ngoài những triệu chứng về mặt tâm lý như trên, thường kèm theo những dấu hiệu về mặt thực thể như xuất hiện các cơn đau nhức khắp cơ thể, đau khớp, hồi hộp, mệt tim, khó thở…Những dấu hiệu này khiến bạn nghĩ mình đang mắc phải bệnh gì đó ở và đi thăm khám bác sỹ nhiều lần nhưng lại không tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể nhưng thực ra, đó là những biểu hiện của chứng trầm cảm.

Chứng bệnh trầm cảm cấp độ 1 – các mức độ trầm cảm nhẹ hoàn toàn có thể kiểm soát mà không cần dùng thuốc điều trị. Người bệnh điều trị chứng trầm cảm cấp độ 1 nhờ:

  • Thay đổi lối sống
  • Thay đổi chế độ ăn
  • Biện pháp tâm lý
  • Hoặc các sản phẩm thảo dược hỗ trợ
  • Men vi sinh chống trầm cảm

Ngoài ra, nếu người bệnh đã có những triệu chứng của trầm cảm nhẹ mà không có biện pháp can thiệp cụ thể, thì bệnh sẽ không tự mất đi mà có thể sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Trầm cảm cấp độ 2 – Giai đoạn vừa

Trảm cảm giai đoạn vừa tức là đã xuất hiện những triệu chứng tương tự giai đoạn nhẹ: Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu đặc trưng cho giai đoạn trầm cảm nhẹ, cộng thêm ít nhất 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến khác nhưng ở mức độ nặng hơn, thời gian xuất hiện những triệu chứng là ít nhất 2 tuần và chúng có thể gây ra:

  • Lo lắng thoái quá
  • Thấy bản thân vô giá trị
  • Tâm trạng quá nhạy cảm
  • Giảm khả năng làm việc
  • Dễ bị tổn thương lòng tự trọng

Nghe qua thì có thể rất dễ nhầm lẫn giữa trầm cảm vừa và trầm cảm nhẹ, tuy nhiên các bạn có thể phân biệt trầm cảm nặng và trầm cảm nhẹ là các triệu chứng của trầm cảm vừa đủ nghiêm trọng để gây ra các vấn đề trong công việc, khả năng chăm sóc gia đình và giao tiếp xã hội. Do đó mà trầm cảm vừa cũng dễ chẩn đoán hơn. Trầm cảm vừa có thể điều trị bằng:

  • Liệu pháp tâm lý
  • Thuốc chống trầm cảm: sertraline (Zoloft) hoặc paroxetine (Paxil)

Trầm cảm cấp độ 2
Trầm cảm cấp độ 2

Trầm cảm cấp độ 3 – không kèm dấu hiệu rối loạn tâm thần

Ở giai đoạn trầm cảm cấp độ 3 tức là các triệu chứng cơ thể xuất hiện hầu như thường xuyên:

  • Buồn chán kéo dài
  • Chậm chạp hoặc dễ kích động
  • Không cảm thấy tự tin,
  • Luôn thấy mình vô
  • Thấy có tội lỗi
  • Trầm trọng nhất, có thể xuất hiện hành vi tự tử và suy nghĩ muốn tự tử.

Thời gian xuất hiện các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 tuần, nếu có triệu chứng đặc biệt không cần đến 2 tuần và ít có khả năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp và công việc gia đình.

Trầm cảm cấp độ 4 – Giai đoạn trầm cảm nặng kèm dấu hiệu rối loạn tâm thần

Trầm cảm cấp độ 4, tức là khi này, trầm cảm đã đến mức nặng có kèm theo các triệu chứng rối loạn tâm thần. Trầm cảm cấp độ 4 có tất cả các triệu chứng của các mức độ trầm cảm, hơn thế nữa nó còn kèm theo các hoang tưởng, ảo giác phù hợp với khí sắc của người bệnh:

  • Những tai họa sắp xảy ra
  • Những ảo giác: Ảo thanh, ảo khứu tức là tự nghe thấy những âm thanh phỉ báng, ngửi thấy những mùi khó chịu

Với những cấp độ trầm cảm nặng, trầm cảm có kèm theo dấu hiệu loạn thần cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Nhất là khi đã có những biểu hiện loạn thần hoặc những hành vi không thể kiểm soát tự làm tổn thương, tự sát cần được thăm khám và theo điều trị của các bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt. Bác sỹ có thể sẽ sử dụng thuốc hoặc phối hợp với tâm lý trị liệu, sốc điện để giúp cho bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Giai đoạn trầm cảm nặng kèm dấu hiệu rối loạn tâm thần
Giai đoạn trầm cảm nặng kèm dấu hiệu rối loạn tâm thần

Có thể bạn quan tâm:

Các mức độ trầm cảm khác

Các triệu chứng chính của trầm cảm không rõ ràng, nhưng có những triệu chứng cụt và rất khó chẩn đoán như căng thẳng, lo buồn, chán nản và thêm các triệu chứng đau hoặc mệt mỏi dai dẳng có nguyên nhân thực tổn hay còn gọi là “trầm cảm ẩn”.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh lý tâm lý phức tạp và cần phải được điều trị giống như bất kỳ bệnh lý thông thường nào khác. Các mức độ trầm cảm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thể chất và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Thậm chí, trầm cảm nặng còn có thể dẫn tới tự tử.

Các biểu hiện của trầm cảm nên được quan sát và theo dõi kĩ càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán và điều trị.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh trầm cảm chủ yếu qua hỏi han bệnh sử, gia đình. Ngoài ra, người bệnh còn được thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ bệnh có biểu hiện tương tự bệnh trầm cảm như:

  • FBS: tầm soát tiểu đường
  • CRX: bệnh lao
  • Anti-HCV: viêm gan C
  • TSH: bệnh lý tuyến giáp
  • NGFL, B12, folate

Điều trị trầm cảm với thuốc

Thuốc điều trị trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất như:

  • SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin): Thuốc này thông dụng và dễ sử dụng, ít tác dụng không mong muốn hơn.
  • Các nhóm thuốc khác được sử dụng trong điều trị trầm cảm là: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, MAOIs, thuốc chống trầm cảm không điển hình.
  • Ngoài ra, bác sỹ có thể phối hợp thêm: Thuốc an thần, chống lo âu trong thời gian ngắn để cải thiện triệu chứng tốt hơn.

Mỗi bệnh nhân có thể có những biểu hiện và triệu chứng bệnh khác nhau, ở Các mức độ trầm cảm khác nhau. Bệnh sử khác nhau nên đáp ứng với mỗi loại thuốc là khác nhau. Vì vậy bác sỹ có thể phải thay đổi nhiều loại thuốc để tìm ra thuốc thực sự thích hợp với từng bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm cần một khoảng thời gian từ 3-4 tuần để cho thấy được hiệu quả điều trị, và có thể bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn trong một thời gian đầu sử dụng thuốc. 

Chính vì vậy, điều  trị trầm cảm bằng thuốc đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, tái khám đúng lịch hẹn của bác sỹ. Người bệnh không nên tự ý ngưng dùng thuốc đột ngột bởi có thể làm các triệu chứng trầm cảm đột ngột xấu đi, thậm chí dẫn tới nguy cơ tự tử. Khi cần ngừng thuốc trầm cảm theo các mức độ trầm cảm, bạn hãy trao đổi với bác sỹ để được hướng dẫn giảm liều dần dần.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất