Trang chủ Bệnh thường gặp Hội chứng ruột kích thích - Một số biểu hiện cụ thể 

Hội chứng ruột kích thích – Một số biểu hiện cụ thể 

Hội chứng ruột kích thích dễ dàng bắt gặp trong cơ thể con người. Dạng bệnh không mấy nguy hiểm nhưng lại mang đến sự phiền toái trong quá trình phát bệnh. Tìm hiểu để đưa ra cho bản thân cách điều trị tác dụng cao nhất bạn nhé.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay là rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng co thắt,… Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ruột già. Từ đó gây kích thích, tạo nên những cơn đau dai dẳng khiến bạn mất ăn mất ngủ.

Bệnh lý có thể gây nên đau bụng hoặc thay đổi thói quen trong việc đi đại tiện nhưng không làm tổn thương đến ruột già. Theo thống kê trong 100 người thì có khoảng 10 đến hơn 15 người mắc hội chứng kích thích ruột.

Đa phần những người mắc hội chứng bệnh lý này thường khá chủ quan cho rằng đây là bệnh lý về tiêu hóa thông thường. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ ngày một nặng hơn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích 
Các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Bệnh lý ruột kích thích thường có nhiều biểu hiện, triệu chứng để bạn có thể phát hiện. Cụ thể:

Đau bụng là một triệu chứng

Đau bụng chính là triệu chứng dễ bắt gặp nhất với những cơn đau khắp khu hố chậu trái, phải và quanh rốn. Đa phần hiện tượng đau trên phần rốn thường khá mạnh còn dưới rốn là đau âm ỉ. 

Những cơn đau theo cơn khiến người bệnh phải thức dậy trong lúc ngủ hoặc phải đi cấp cứu. Trường hợp những cơn đau diễn ra mạnh hơn khi bạn mệt mỏi, căng thẳng và giảm bớt khi nghỉ ngơi.

Đi lỏng là dấu hiệu phổ biến của hội chứng ruột kích thích

Mỗi buổi sáng thức dậy hoặc sau ăn người mắc bệnh thường bị đau thắt bụng và có nhu cầu đi vệ sinh nặng. Trong quá trình đi đại tiện thì vùng bụng và thắt lưng có thể đau quặn, êm ẩm. Thậm chí còn có những biểu hiện khó chịu ở vùng hậu môn, cảm giác như chưa hết phân, phải ngồi thật lâu.

Triệu chứng bệnh ruột kích thích thường diễn ra trong thời gian có thể lên vài tuần, một ngày đi đại tiện tối thiểu 3 lần. Phân lỏng nhưng đoạn đầu rất cứng, trong những ngày tiếp theo thường lẫn cả nhầy.

Hội chứng dẫn đến đau quặn
Hội chứng dẫn đến đau quặn

Táo bón

Người bệnh luôn trong tình trạng đau quặn bụng chỉ muốn đi đại tiện với phân khô cứng, lớp nhầy bám quanh. Thời gian diễn ra táo bón thường khoảng 4 đến 5 ngày một lần thậm chí có khi cả tuần.

Đầy hơi

Trong bữa ăn tuy chưa xong nhưng bạn vẫn cảm thấy khó chịu, ợ hơi cần phải đi đại tiện mới có thể dễ chịu. Hiện tượng sôi bụng kèm đầy hơi có khí khiến ruột cuộn thành từng đoạn gây đau rát. 

Phần lớn những người mắc bệnh thường có trạng thái thần kinh không bình thường, hay suy nghĩ, dễ nhạy cảm. Đồng thời chân tay ra nhiều mồ hôi, đau đầu hoặc đau bụng kinh ở nữ giới.

Ruột kích thích thường gây táo bón, tiêu chảy kéo dài
Ruột kích thích thường gây táo bón, tiêu chảy kéo dài

Ruột kích thích liệu có nguy hiểm?

Ruột kích thích là dạng rối loạn tương đối lành tính không hề gây tổn thương thực thể. Tuy nhiên, tình trạng ống tiêu hóa bị rối loạn có thể gây tiêu chảy, táo bón trong một thời gian dài và sự hấp thu dinh dưỡng cũng bị suy giảm.

Bệnh lý nếu không được kiểm soát sẽ khiến các triệu chứng kéo dài dai dẳng, gây ra nhiều biến chứng phức tạp đảo loạn chất lượng cuộc sống. Tiêu chảy, táo bón liên tục sẽ gây áp lực về tĩnh mạch trực tràng và hậu môn gây giãn tĩnh mạch tạo nên búi trĩ. 

Hơn nữa ruột già khi có các chức năng bị xáo trộn sẽ làm các chất dinh dưỡng khó hấp thụ vào cơ thể. Đồng thời chế độ dinh dưỡng quá kiêng khem khiến cơ thể bị sụt cân dẫn đến suy nhược cơ thể. 

Các triệu chứng ruột kích thích còn tác động lớn đến hoạt động trong ngày gây phiền toái cho cuộc sống. Tình trạng bệnh lặp đi lặp lại còn gây chán nản, lo lắng tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm lý.

Chế độ ăn khoa học hạn chế bệnh lý
Chế độ ăn khoa học hạn chế bệnh lý

Cách điều trị bệnh lý ruột kích thích

Hiện tai nguyên nhân của hội chứng về ruột kích thích chưa được xác minh rõ nên người bệnh chỉ có thể cải thiện các biến chứng. Cụ thể:

Thay đổi chế độ ăn để điều trị Bệnh lý ruột kích thích

Chế độ dinh dưỡng tuy không phải là yếu tố gây nên hiện tượng ruột kích thích nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bệnh lý. Chính vì vậy việc thay đổi khẩu phần ăn khoa học giúp cải thiện hoặc thuyên giảm các triệu chứng ruột kích thích gây nên.

Bên cạnh đó việc loại bỏ ra khỏi thành phần ăn các loại thực phẩm gây đầy hơi như bắp cải, nước có ga. Những loại thực phẩm này không những khó tiêu, đầy bụng mà còn khiến người bệnh phải trung tiện nhiều.

Để hạn chế hiện tượng tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích bạn không nên sử dụng thực phẩm chứa lượng Gluten. Đồng thời loại bỏ các đồ uống, thực phẩm trong khẩu ăn ăn làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, gây rối loạn đại tràng.

Tốt nhất nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa như bơ, trứng, thịt gà, cá hồi,…. Hãy nói không với khái niệm bỏ bữa, ăn uống đầy đủ và đúng giờ. 

Mỗi ngày cơ thể cần được nạp vào khoảng từ 1.5 đến 2 lít nước để cân bằng điện giải, làm mềm phân. Đồng thời hạn chế mất nước do vấn đề tiêu chảy kéo dài, tốt nhất nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để sở hữu sức khỏe tốt nhất.

Cách điều trị ruột kích thích hiệu quả
Cách điều trị ruột kích thích hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc điều trị giảm hội chứng ruột kích thích

Trong quá trình những triệu chứng của bệnh lý không thuyên giảm trong quá trình thay đổi khẩu phần ăn thì phải cần đến sự hỗ trợ của thuốc. Đối với những người bệnh bị táo bón kéo dài có thể sử dụng các loại viên uống bổ sung lượng chất xơ. Thuốc có tác dụng điều hòa động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón. 

Trường hợp viên uống bổ sung lượng chất xơ không có tác dụng bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng. Loại thuốc có khả năng nhuận tràng, tăng co bóp quanh thành ruột, làm mềm phân để đẩy phân ra ngoài.

Trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần uống đủ lượng nước khuyến cáo để không gây rối loạn điện giải và mất nước. Bên cạnh đó các loại thuốc tiêu chảy cũng có tác dụng điều hòa động ruột và tăng độ đặc của phân, giảm tần suất đi đại tiện.

Thuốc giảm đau co thắt sử dụng trong các trường hợp đau nặng và kéo dài được bác sĩ chỉ định chống co thắt. Ngoài ra các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, giảm đau và điều trị táo bón.

Lối sống cho người bị hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, điều trị hội chứng kích thích ruột còn nhiều hạn chế và trở ngại. Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ và lối sống khoa học chính là phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh lý. Hoạt động thể chất là minh chứng mang đến hiệu quả cao trong việc điều hòa hệ thần kinh, cải thiện dấu hiệu liên quan đến tiêu hóa.

Mỗi ngày hãy dành ra 30 phút thời gian để tập các động tác với cường độ nhẹ như bơi lội, đạp xe, yoga,… Bạn có thể kết hợp với việc xoa bóp khu vực quanh thành bụng để cải thiện hệ tiêu hóa, tránh đầy hơi, táo bón,….

Tình trạng căng thẳng, stress có thể làm gia tăng các triệu chứng của rối loạn ruột kích thích. Tốt nhất nên giảm đi lượng công việc, dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách,… Những việc làm này có thể loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực, giảm áp lực đối với hệ thần kinh.

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý có thể lặp đi lặp lại trong nhiều ngày gây nên các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý, sức khỏe. Áp dụng các phương pháp điều trị trong chế độ ăn và tập luyện cùng lối sống lành mạnh để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh lý tối ưu nhất. 

Đọc nhiều nhất