Chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô là một trong những mẹo chữa bệnh đơn giản, an toàn, hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Bởi trong thành phần của lá tía tô có chứa rất nhiều dưỡng chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn và không chứa bất cứ loại độc tố nào gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 7 cách sử dụng lá tía tô giúp đánh bay các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng.
7 phương pháp chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô tại nhà
Cây tía tô có tên khoa học là Folium Perillae Fructescentis, dân gian thường gọi cây này là é tía, xích tô hoặc tử tô. Đây loại cây mọc quanh năm, dễ trồng và thường xuất hiện nhiều ở vùng quê Việt Nam.
Tham khảo thêm:
- 7 Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không an toàn lành tính
- Cách chữa viêm họng bằng lá xương sông hiệu quả an toàn tại nhà
- Cách chữa viêm họng hạt bằng quả lê này sẽ làm muốn thử ngay
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị hơi cay, có tác dụng giúp làm ấm cơ thể, giải độc, trị cảm, an thai, giảm đau bụng, điều trị viêm họng, cảm cúm,… Ngoài ra, một số hoạt chất trong lá tía tô còn có tính sát khuẩn, giúp chống viêm và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh hiệu quả.
Các nghiên cứu y học đã phân tích trong thành phần của lá tía tô có chứa 0,3 – 0,5% tinh dầu, 20% citral, 23,12% protein, 45,07% dầu béo… Kèm theo đó là các vitamin A, B1, B6, C, K cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Nhờ vậy, lá tía tô được dùng để hỗ trợ tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ổn định quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Một vài nghiên cứu cho thấy trong thành phần của lá tía tô có chứa nhiều tanin và glucosid. Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm đường hô hấp, kháng khuẩn, xoa dịu các tổn thương ở niêm mạc họng.
Nhờ các đặc điểm trên, lá tía tô thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm họng, hen suyễn, đau bụng, nôn mửa, tê thấp, cảm cúm, sốt, nhức đầu…
Dưới đây là top 7 cách chữa viêm họng bằng lá tía tô bạn nên tham khảo:
Chữa viêm họng bằng lá tía tô, hoa khế và hoa đu đủ đực
Trong thành phần của hoa đu đủ đực có chứa axit gallic, beta carotene, phenol,… có tác dụng giúp bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ bị lão hóa, đồng thời các vitamin A, C, chất papain trong hoa đu đủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đẩy lùi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi kết hợp lá tía tô với hoa khế sẽ tạo ra một bài thuốc giúp chữa viêm họng cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu: Lá tía tô 5g, hoa đu đủ đực 5g, hoa khế 5g, đường phèn 15g.
Cách thực hiện:
- Cho hoa khế, lá tía tô, hoa đu đủ đực đem đi rửa sạch, để ráo nước.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một chén nước nhỏ, hấp cách thủy 20 phút.
- Sau khi hỗn hợp nguội bớt chắt lấy nước để uống.
- Dùng mỗi ngày 3 lần sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lá tía tô nấu cháo trị viêm họng
Ngoài việc dùng lá tía tô để nấu nước uống, bạn có thể ăn kèm lá tía tô với cháo. Việc bổ sung thêm lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh viêm họng và tăng cường sức khỏe. Món ăn này thích hợp với những người bị cảm cúm, ho, ốm sốt, viêm amidan. Bởi nó có tác dụng kích thích ra nhiều mồ hôi, kháng viêm, giải cảm, giảm ho, trừ đờm,…
Nguyên liệu: Lá tía tô 150g, hành khô, hành tươi, gạo tẻ.
Cách thực hiện:
- Bạn vo gạo nấu cháo như bình thường.
- Lá tía tô và hành đem rửa sạch, thái nhỏ.
- Sau khi cháo chín, thêm lá tía tô và hành vào nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn cháo tía tô 1 lần cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Chữa viêm họng bằng lá tía tô, kinh giới và gừng
Gừng và kinh giới đều là những vị thuốc quý có tác dụng giúp diệt khuẩn, sát trùng, chống ho và long đờm rất tốt. Khi chữa viêm họng bằng lá tía tô, kinh giới và gừng sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm họng như ho, sốt, đau rát họng, ngứa cổ,….
Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô, 1 củ gừng tươi, 1 nắm rau kinh giới.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu trên đem rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Gừng cạo vỏ rồi đem đi giã nát.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào đun cùng với 100ml nước.
- Lọc lấy nước cốt để uống mỗi ngày 2-3 lần.
- Kiên trì thực hiện cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm họng dần thuyên giảm.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường – Phương pháp điều trị với kết quả tuyệt đối
- Bệnh trầm cảm – Căn bệnh đi kèm với lối suy nghĩ tiêu cực
Chữa viêm họng bằng hạt tía tô và rượu gạo
Trong thành phần của hạt tía tô có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, dầu béo, oleic, linoleic, axit linolenic, axit nicotinic,… có tác dụng kích ra mồ hôi, giảm xuất tiết ở phế quản, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng các hạt tía tô để điều chế các bài thuốc tiêu đờm, giải độc, giải cảm, trị ho do viêm họng, hen suyễn cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 lạng hạt tía tô, 1 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Đem xay hạt tía tô thành bột mịn rồi bảo quản trong hũ thủy tinh.
- Đổ thêm rượu vào hũ, khuấy đều và ngâm trong vòng ít nhất 7 ngày.
- Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 1-2 thìa.
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi các dấu hiệu của bệnh được thuyên giảm.
Hạt tía tô tán bột trị viêm họng hiệu quả
Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng hạt tía tô để chữa viêm họng một cách an toàn và hiệu quả. Nguyên liệu này ngoài việc giúp điều trị viêm họng còn có công dụng kích thích cảm giác thèm ăn và hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn ở trẻ.
Nguyên liệu: 20g hạt tía tô.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy khoảng 20g hạt tía tô đem tán thành bột mịn.
- Mỗi lần dùng bạn chỉ cần pha khoảng 10g bột tía tô với 100ml nước rồi uống.
- Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục trong vòng nhiều ngày cho đến khi bệnh được cải thiện.
Nước lá tía tô nguyên chất
Ngoài việc kết hợp cùng những nguyên liệu khác bạn cũng có thể chữa viêm họng bằng lá tía tô nguyên chất. Phương pháp này an toàn cho sức khỏe nhưng dược tính thấp nên mang đến tác dụng hơi chậm. Vì vậy người bệnh cần phải kiên trì thực hiện liên tục trong nhiều ngày để đạt được tác dụng như mong muốn.
Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô, 800ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Đem lá tía tô đi giã nát, cho thêm nước vào, khuấy đều và gạn bỏ bã.
- Dùng nước này để uống mỗi ngày 2-3 lần.
- Sau 5-7 ngày kiên trì thực hiện bệnh viêm họng của bạn sẽ được cải thiện.
Chữa viêm họng bằng trà lá tía tô với thảo dược khác
Sự kết hợp giữa lá tía tô với các loại thảo dược khác như mận tươi, đại táo, lá trà,…. mang đến cho người bệnh bài thuốc chữa bệnh viêm họng cực kỳ an toàn và hiệu quả. Phương pháp này được rất nhiều người áp dụng thành công, bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu: Lá tía tô: 6g, mận tươi 30g, đại táo 5 quả, lá trà 3g.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu trên đi rửa sạch, sau đó để ráo nước.
- Xay nhuyễn mận tươi, đại táo rồi pha với 500ml nước rồi đun sôi.
- Khi nước sôi bạn cho thêm lá tía tô và lá trà, hãm trong khoảng 20 phút.
- Để ấm chắt lấy nước, uống 3 lần/ngày cho tới khi khỏi bệnh.
Chuyên gia lưu ý dùng lá tía tô chữa bệnh viêm họng
Bên cạnh việc thực hiện theo đúng các bước chữa viêm họng bằng lá tía tô, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ các chú ý sau đây để giúp bệnh nhanh được cải thiện.
- Bạn chú ý chỉ chọn những lá còn tươi mới, không bị héo úa. Bởi nồng độ dược chất có trong lá tươi thường cao hơn lá khô và lá úa.
- Nên rửa sạch lá tía tô, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và hóa chất độc hại.
- Việc chữa viêm họng bằng lá tía tô chỉ là phương pháp hỗ trợ, áp dụng cho những trường hợp mới bị bệnh. Đối với những người bệnh bị viêm họng mãn tính thì nên áp dụng những biện pháp điều trị khác.
- Nên dùng lá tía tô trong tối đa 2 tuần, không nên sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng choáng váng, mệt mỏi, táo bón.
- Nên cẩn thận khi sử dụng lá tía tô trong những trường hợp bị cảm nóng, ra mồ hôi nhiều, phụ nữ đang mang thai.
- Lá tía tô hoặc những nguyên liệu khác có thể gây ra hiện tượng dị ứng. Do đó nếu sử dụng mà gặp phải bất cứ triệu chứng nào bất thường cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
- Bên cạnh đó, bạn cần phải kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ lạnh, đồ ăn quá cứng…. để tránh gây kích thích niêm mạc vùng họng.
- Nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và bệnh viêm họng được cải thiện.
Trên đây là một số thông tin về top 7 bài thuốc chữa viêm họng bằng lá tía tô tại nhà bạn có thể tham khảo. Chữa viêm họng bằng lá tía tô là phương pháp dân gian an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, như đã nói từ đầu, đây không phải là phương pháp trị bệnh tận gốc mà chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng cấp tính. Với những người bệnh ở giai đoạn nặng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị dứt điểm. Tránh trường hợp để bệnh tái phát dai dẳng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm lý.