Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp nhiều bệnh nhân kiểm soát chứng chán ăn và sụt cân thường đi kèm với ung thư tuyến tụy. Dinh dưỡng tốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh học cơ bản của khối u tuyến tụy và cải thiện sự thành công của điều trị ung thư tuyến tụy.
1. Dinh dưỡng và các triệu chứng ung thư tuyến tụy
Mệt mỏi, chán ăn và đau là những triệu chứng phổ biến và dữ dội nhất được báo cáo bởi bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối, bao gồm cả ung thư biểu mô tuyến tụy (PDA).
Tham khảo thêm:
- Nguyên nhân bị ung thư tụy mà mọi người cần chú ý
- Nhận biết 11 dấu hiệu của ung thư tụy sớm để phòng tránh
- Ung thư tụy giai đoạn cuối: biểu hiện và phác đồ điều trị
Có nhiều lý do khác nhau khiến bệnh nhân ung thư tuyến tụy chán ăn và sụt cân, lúc này vai trò của chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết. Giảm cân liên quan đến ung thư tuyến tụy có thể do: Chán ăn, không muốn ăn; Do hấp thu kém, cơ thể không có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, thường do một tình trạng được gọi là suy tuyến tụy ngoại tiết; Cachexia (Hội chứng suy giảm sức khỏe) hoặc giảm cơ, tình trạng dẫn đến mất cơ…
Do đó, các khuyến nghị cho kế hoạch điều trị của bệnh nhân ung thư tuyến tụy nên bao gồm việc tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, cũng như đánh giá và quản lý tình trạng suy tuyến tụy ngoại tiết.
2. Thường xuyên ăn các bữa nhỏ cân bằng
Để cải thiện mức năng lượng của cơ thể, giảm mệt mỏi và ngăn ngừa giảm cân liên quan đến ung thư tuyến tụy, hãy cố gắng tiêu thụ 6 – 8 bữa ăn nhỏ cân bằng (không chỉ bữa ăn nhẹ) đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, hãy tạo một lịch trình ăn uống và tuân thủ nghiêm ngặt, không đợi đến khi cảm thấy đói mới ăn.
Một buổi tập thể dục nhẹ khoảng 15 phút, thực hiện hai hoặc ba lần/ngày có thể giúp kích thích sự thèm ăn. Có thể ghi nhật ký chế độ ăn uống hàng ngày, ghi lại thông tin về những gì và thời gian ăn, trọng lượng cơ thể, mức đường huyết, các hoạt động thể chất và nhu động ruột…
3. Giữ đủ nước
Giữ cho cơ thể đủ nước bằng cách uống nhiều đồ uống trong như nước lọc, nước hoa quả, đồ uống thay thế chất điện giải và nước canh.
Ngoài ra, vào những lúc không cảm thấy đói nhưng thấy cần ăn, có thể thử uống đồ uống có nhiều chất dinh dưỡng, protein và calo, như sinh tố trái cây hoặc đồ uống bổ sung dinh dưỡng.
4. Hạn chế tiêu thụ chất xơ không hòa tan
Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ không hòa tan, như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây và rau sống, có thể làm cho thức ăn di chuyển nhanh hơn và hút nhiều nước hơn vào ruột và gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy.
Để hạn chế những tác động này, hãy ăn thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan, như chất xơ yến mạch và thực phẩm giàu pectin như sốt táo và chuối.
5. Tránh đường, carbohydrate và chất béo
Để giúp ổn định lượng đường trong máu, hãy tránh thực phẩm và đồ uống có đường. Ngoài ra, khi tiêu thụ carbohydrate, hãy cố gắng cân bằng những thực phẩm đó với các nguồn protein lành mạnh, chẳng hạn như cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, đậu và các sản phẩm từ sữa ít béo.
6. Thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư tuyến tụy
6.1 Trái cây và rau xanh
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới Quốc tế khuyến nghị nên ăn ít nhất năm phần rau và trái cây không chứa tinh bột mỗi ngày. Rau nấu chín có thể dễ dung nạp hơn rau sống. Các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, rau xanh và các loại rau họ cải có nhiều chất chống ôxy hóa, chất xơ và chất phytochemical. Nên chọn các loại thực phẩm như quả việt quất, bông cải xanh, cam, cải xoăn, rau chân vịt.
6.2 Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp sửa chữa các tế bào và mô. Các nguồn protein dễ tiêu bao gồm: Trứng, bơ hạt, đậu hũ, cá, thịt gia cầm.
6.3 Tinh bột giàu chất xơ
Carbohydrate phức hợp giàu chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng như các loại carbs đơn giản, chúng cũng giữ cho mức năng lượng tăng lên. Các lựa chọn tốt bao gồm khoai tây, đậu, đậu lăng, cháo bột yến mạch, qui noa, gạo lứt…
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tuyến giáp nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
- Ung thư vòm họng? bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao
Bổ sung đủ folate, một loại vitamin B có trong loại thực phẩm này, cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy.
6.4 Chất béo lành mạnh
Chất béo cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Nó cung cấp năng lượng và giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Chất béo lành mạnh bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, chẳng hạn như: dầu ô liu, quả hạch, bơ…
Ung thư tuyến tụy làm giảm khả năng tuyến tụy tạo ra đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Lúc này nên chọn những thực phẩm giúp giữ lượng đường trong máu càng thấp càng tốt. Tìm kiếm các lựa chọn ít đường và nhiều chất xơ, chẳng hạn như thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Trái cây, rau và các loại đậu đều là những lựa chọn tốt.
Hãy sử dụng những thực phẩm được chia sẻ phía trên để áp dụng trong quá trình điều trị ung thư tụy nhé!