Sử dụng các loại đồ uống khi bị ngộ độc thức ăn là giúp thanh lọc và đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài, nhưng chúng ta cũng nên lưu ý không phải thức uống nào cũng có thể giúp chúng ta giải độc. Và để biết khi bị ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường hay không thì hãy theo dõi bài viết sau.
Các triệu chứng nhận biết ngộ độc thực phẩm
Đau bụng, tiêu chảy nhiều lần
Triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất khi bị ngộ độc thực phẩm là đau bụng tiêu chảy. Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn co thắt liên hồi xung quanh vùng bụng. Người già và trẻ em là hai đối tượng cần được lưu tâm vì tình trạng đau bụng tiêu chảy thường xảy ra ở mức độ nặng hơn, gây kiệt sức, mất nước, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị ngộ độc thức ăn – Triệu chứng, cách xử lý hữu ích
- Thông tin về lá đu đủ – Ngộ độc lá đu đủ xử lý như thế nào?
- Ngộ độc cấp tính là gì? Thông tin về các loại ngộ độc thực phẩm
Buồn nôn liên tục
Buồn nôn, nôn mửa liên tục là triệu chứng xuất hiện sau khoảng vài giờ người bệnh dùng bị nhiễm độc. Sau khi nôn hết lượng thực phẩm gây ngộ độc, người bệnh vẫn có thể tiếp tục nôn khan dù không ăn gì tiếp theo. Không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa liên tục còn khiến người bệnh bị mất chất điện giải.
Sốt và đau khắp người
Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, do vậy, người bệnh cần phải hết sức chú ý. Khi bị nhiễm độc, cơ thể người có thể sẽ tăng thân nhiệt, nóng lên kèm theo cảm giác đau đầu, đau nhức toàn thân. Nhiệt độ có thể tăng cao lên đến 40 độ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý càng sớm càng tốt.
Chóng mặt
Sau vài giờ bị nhiễm độc, bệnh nhân sẽ có cảm giác chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Thường thì triệu chứng này sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như buồn nôn, sốt, đau đầu…
Khô miệng
Triệu chứng tiêu chảy nhiều lần do ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước trầm trọng. Từ đó, bạn sẽ luôn có cảm giác khát nước, khát nước, miệng khô, lưỡi đắng.
Có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm không?
Có thể bạn quan tâm:
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì người bị ngộ độc thực phẩm nên uống càng nhiều nước càng tốt nhưng phải là các loại nước lọc, nước khoáng thông thường. Tuyệt đối không được uống nước ngọt có ga, bia rượu và các thành phần hóa chất khác.
Nguyên nhân là trong những loại nước ngọt có gas thường chứa đường glucose kết hợp với các loại đường khác như siro bắp, fructose,… sẽ gây sức ép cho dạ dày vốn đang bị tổn thương do ngộ độc. Thay vào đó chúng ta có thể cho bệnh nhân uống nước đường rất tốt giúp tiêu hóa, duy trì hệ vi sinh vật đường ruột.
Đường là nguyên liệu có thể tìm thấy ở trong bất kỳ căn bếp nào, đây là loại đường được tách ra từ mía đường hay củ cải đường, nên chúng có chứa sucrose mà không chứa những loại đường tổng hợp gây hại khác. Bạn chỉ cần cho lượng đường vừa phải vào một ly nước rồi khuấy đều, cho bệnh nhân uống sẽ giúp làm sạch ruột và giảm bớt táo bón, hạ đường huyết nhanh chóng.
Ngoài ra, bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thường bị mất khá nhiều nước do nôn và tiêu chảy nhiều lần. Vì vậy để bù lại lượng nước đã mất, bạn có thể pha nước đường cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm uống. Với tỉ lệ 4 thìa cà phê đường và nửa thìa cà phê muối, hỗn hợp này sẽ giúp bù lượng nước đã mất và năng lượng cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm.
Bạn cũng có thể pha hỗn hợp nước đường với những loại trái cây sau sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời:
Chanh
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm đại đa số những ca ngộ độc thức ăn là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn chính vì vậy uống nước chanh để sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn là rất phù hợp bởi trong chanh có tính axit sẽ hạn chế và đẩy lùi quá trình sản sinh tác hại khuẩn do độc tố của thức ăn gây ra.
Nhưng lưu ý chúng ta cũng nên sử dụng với một liều lượng phù hợp tránh lạm dụng loại thức uống này. Vì quá nhiều chúng có thể gây hại đến dạ dày kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Gừng
Gừng là loại thực phẩm được xem là thần dược trong việc chữa các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa. Gừng giữ ấm rất tốt và cũng được các bà mẹ rất tin dùng trong việc trị bệnh. Ngộ độc thực phẩm thường khiến cho cơ thể ta dễ bị buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, mệt mỏi. Trong lúc này, chỉ cần một tách trà gừng có thể làm dịu các triệu chứng đó và ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Hoặc đơn giản hơn, các chị cũng có thể ngậm một lát gừng để ngăn buồn nôn, nôn mửa. Cách này được rất nhiều người tin dùng đấy ạ, vừa đơn giản lại mang đến hiệu quả rất tuyệt vời.
Ngộ độc thực phẩm là căn bệnh mà chúng ta hoàn toàn có thể sơ cứu tại nhà nếu biết được những biện pháp giải độc hợp lý. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó chính là nước giải độc. Bài viết này đã chia sẻ những thông tin liên quan đến ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không, mong sẽ hữu ích đối với bạn đọc nhé!
Tổng hợp: suckhoechoban.net