U tuyến tụy luôn diễn biến thầm lặng và phá hủy sức khỏe của người bệnh mỗi ngày. Khi bệnh nhân bước vào ung thư tụy giai đoạn cuối, tuy cơ hội sống chỉ còn rất thấp, nhưng nếu được điều trị đúng cách có thể kéo dài thời gian sống và giảm bớt đau đớn cho người bệnh.
1. Tổng quan về u tuyến tụy giai đoạn cuối
Nằm ở vị trí đặc biệt, có dấu hiệu mờ nhạt, ung thư tụy là bệnh ung thư khó phát hiện nhất. Nhiều trường hợp khi khối u lớn lên và bành trướng xung quanh mới được khám và điều trị. Lúc này bệnh đã bước vào giai đoạn sau. Và nhiều người chưa thực sự hiểu biết rõ về quá trình này.
Tham khảo thêm:
- Ung thư tụy giai đoạn 3: dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
- U đầu tụy có nguy hiểm không và phương pháp điều trị
- Bệnh ung thư tụy kiêng ăn gì? Để tránh biến chứng nguy hiểm?
1.1. Ung thư tụy giai đoạn cuối diễn biến như thế nào?
U tuyến tụy trải qua 4 giai đoạn phát triển bao gồm:
– Giai đoạn 1: Khối u hình thành trong tuyến tụy với kích thước nhỏ dưới 2cm. Bệnh không có triệu chứng rõ rệt
– Giai đoạn 2: Khối u lớn hơn và xâm lấn xung quanh bề mặt tuyến tụy
– Giai đoạn 3: Kích thước khối u đạt hơn 6cm, lấn tới mạch máu và các cơ quan xung quanh
– Giai đoạn 4: Khối u bành trướng không giới hạn, di căn tới các cơ quan xa hơn
Giai đoạn cuối của ung thư tụy thường được hiểu gồm giai đoạn 3 và 4. Lúc này, các tế bào ung thư lan rộng tới mạch máu, hạch bạch huyết xung quanh. Chúng xâm lấn vào dạ dày, tá tràng, ống dẫn mật,…Sau đó, khối u lan tới các cơ quan khác như gan, phổi, bụng,… Đây là giai đoạn di căn sau cùng của u tuyến tụy. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng bệnh nhân.
1.2. Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Như các bệnh ung thư khác, tỷ lệ chữa trị thành công của u tụy sẽ cao hơn rất nhiều nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn khởi phát. Con số này lên tới 80%. Tuy nhiên, nếu người bệnh được khám chữa khi đã vào giai đoạn xâm lấn, tỷ lệ đã giảm đi rất nhiều.
Với bệnh nhân được phát hiện khi khối u chớm lan vào hạch bạch huyết, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 10%. Càng giai đoạn sau, cơ hội sống càng thấp dần. Nếu như người bệnh không thể dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ u tụy, thời gian sống trung bình còn khoảng từ 8-12 tháng. Nếu khối u đã di căn, bệnh nhân chỉ còn kéo dài được sống từ 3-6 tháng.
Do đó, việc chẩn đoán ung thư và chữa trị kịp thời vô cùng quan trọng. Nó trực tiếp quyết định tới mức độ thành công và khả năng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân mắc ung thư. Càng được sàng lọc sớm, kết quả điều trị càng khả quan.
2. Biểu hiện giai đoạn xâm lấn của ung thư tuyến tụy
Với ung thư tụy ở giai đoạn đầu, dấu hiệu rất mờ nhạt hoặc không có, thì tới giai đoạn cuối, các biểu hiện đã rõ ràng hơn rất nhiều. Đó là tổng hợp của nhiều triệu chứng, xuất phát từ cả tuyến tụy và các vị trí, cơ quan đã bị di căn. Những dấu hiệu u tụy thường gặp bao gồm:
– Đau bụng, lưng, cơn đau kéo dài và dữ dội
– Sưng phình bụng, chướng bụng
– Vàng da và mắt
– Nước tiểu có màu sẫm
– Đau đầu
– Ù tai, liệt cơ mặt do tế bào di căn lên não
– Ho dữ dội, tức ngực, khó thở
– Đau nhức mỏi xương
– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sút cân không lý do
Bên cạnh đó, một số đối tượng có khả năng gia tăng nguy cơ ung thư thường là:
– Người cao tuổi, người từ 45 tuổi trở lên
– Người thừa cân, béo phì
– Người có tiền sử mắc các bệnh viêm mạn tính như viêm tụy, bệnh gan và tiểu đường
– Người có bệnh sử người thân mắc ung thư tụy
– Người có lối sống thiếu khoa học
Đây như những hồi chuông cảnh báo cho bất cứ ai chủ quan, phung phí sức khỏe bản thân cần nhìn lại. Chúng ta nên điều chỉnh thói quen, chế độ sống và sinh hoạt, cũng như kiểm soát sức khỏe để giảm khả năng mắc ung thư.
3. Lời khuyên cho người mắc ung thư tụy giai đoạn cuối
Bước vào giai đoạn cuối của ung thư tụy, việc điều trị khó khăn và tỷ lệ sống không cao. Tuy nhiên người bệnh có thể giảm bớt những đau đớn và kéo dài thời gian sống nhờ một số lưu ý sau:
Về dinh dưỡng
Tuyến tụy nằm trong hệ thống tiêu hóa. Nên chế độ ăn uống cho người mắc ung thư tụy vô cùng quan trọng. Thực phẩm không phù hợp có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu,… Nguy hiểm hơn, nhiều thứ có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tuyến giáp nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
- Ung thư vòm họng? bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao
Điển hình trong số thực phẩm cần tránh cho người mắc u tụy là thịt đỏ và đồ ăn giàu chất béo. Hàm lượng đạm cao làm cản trở quá trình tiêu hóa và trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
Rượu, bia và các đồ uống có cồn là “hung thần” của mọi bệnh ung thư, trong đó có u tụy giai đoạn cuối.
Ngoài ra, người bị ung thư tụy cần tránh thực phẩm có lượng đường cao. Mục đích là giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa.
Hàm lượng đạm cao trong thịt đỏ làm cản trở quá trình tiêu hóa và trầm trọng hơn tình trạng bệnh
Về tâm lý
Để kết quả điều trị khả quan hơn, người bệnh không nên quá tiêu cực. Các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ, tin tưởng vào y học. Nhờ đó những đau đớn bớt gây áp lực và kéo dài được thời gian sống cho người bệnh.
Về phòng ngừa ung thư giai đoạn cuối
Để phát hiện sớm, góp phần hỗ trợ điều trị và tăng tỷ lệ thành công, y học luôn khuyến khích mọi người nên tầm soát ung thư định kỳ 1-2 lần /năm. Thói quen này giúp ích hiệu quả cho quá trình ngăn chặn nguy cơ mắc “án tử”, cũng như sàng lọc bệnh sớm để việc chữa trị không ở giai đoạn quá muộn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những hiểu biết cần thiết về căn bệnh u tuyến tụy giai đoạn cuối. Từ đó bạn và gia đình có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách tốt nhất.