Táo bón có thể xảy ra đối với bất cứ ai ở bất cứ độ tuổi nào, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ những nguyên nhân và biết cách điều trị sao cho hiệu quả. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đem đến những kiến thức cơ bản và tổng quan nhất về căn bệnh này để người đọc có cái nhìn toàn diện nhất.
Táo bón là bệnh gì?
Táo bón hay còn được gọi tắt là bón là bệnh xảy ra khi trong một tuần, người bệnh đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần. Khi đó, phân của người bệnh thường khô và cứng hơn so với bình thường, người đi cầu có thể cảm thấy đau hoặc bị chảy máu.
Về cơ bản, táo bón không gây hại quá nghiêm trọng tới sức khoẻ con người vì thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong một thời gian dài hơn như một vài tuần hoặc lâu hơn thì sẽ trở thành một bệnh mãn tính, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng của bệnh táo bón
Các triệu chứng của bệnh này thường thấy nhất bao gồm:
- Đi cầu quá ít (thường lại <3 lần trong một tuần).
- Phân ra cứng, khô và không liền mạch mà bị rời rạc ra từng cục.
- Khi đi cầu xong có cảm giác vẫn chưa đưa ra hết phân ra ngoài.
- Lúc đi cầu phải có biện pháp hỗ trợ, hoặc phải ấn tay vào bụng.
Ngoài ra, một vài triệu chứng khác cũng có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chảy máu trực tràng, hoặc khi ăn cảm thấy không ngon miệng,…
Việc nhận ra các triệu chứng là dẫn quan trọng, để chúng ta có thể kịp thời khắc phục, chữa trị. Đối với bệnh tật dù mức độ nguy hiểm lớn hay nhỏ thì chúng ta vẫn nên cẩn thận và chữa trị dứt điểm ngay từ ban đầu để có một sức khỏe tốt nhất, ngăn ngừng những bệnh tật khác có thể xảy ra.
Tình trạng táo bón xuất phát từ đâu?
Nguyên nhân bản chất của việc bị táo bón đó là quá trình di chuyển trong đường ruột của khối phân quá chậm và lượng nước bị hấp thụ quá nhiều khi ở ruột già dẫn đến phân bị khô và cứng, khiến việc đi cầu khó khăn hơn. Đối với trẻ con, chế độ ăn uống không lành mạnh cùng với thói quen đi vệ sinh không khoa học là nguyên nhân chính khiến các bé bị bón.
Nguyên nhân chính gây táo bón
Đối với người lớn, các triệu chứng táo bón xảy ra chủ yếu từ một vài nguyên nhân sau:
- Bị táo bón do tác dụng phụ khi sử dụng một loại thuốc nào đó.
- Trong sinh hoạt ít vận động, không thường xuyên tập thể dục.
- Không uống đủ nước mỗi ngày, khẩu phần ăn thiếu nhiều chất xơ.
- Có hội chứng ruột kích thích.
- Nhiều lần cảm thấy muốn đi cầu nhưng lại hay nhịn.
- So với những đối tượng khác, phụ nữ mang thai hoặc người lớn tuổi dễ bị táo bón hơn.
- Đột nhiên thay đổi thói quen, phong cách sống.
Một vài hiện tượng khác gây táo bón
Ngoài ra tình trạng khó đi cầu này còn dựa trên một vài hiện tượng khác.
- Do hậu môn bị nứt: Khi hậu môn bị nứt do phân khô cứng gây lên niêm mạc của nó, chúng ta sẽ cảm thấy đau mỗi khi đi cầu, từ đó để tránh nhịn đau chúng ta thường xuyên nhịn đi cầu khiến táo bón xảy ra dai dẳng hơn.
- Bị ung thư đại tràng hoặc ung thu vùng bụng: khiến rượt bị tắc nghẽn, đại tràng hẹp lại.
- Sa trực tràng hoặc cơ sàn chậu yếu.
- Mắc phải các vấn đề như đa xương cứng, tủy sống bị tổn thương,…
- Những bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp, cường giáp,… ảnh hưởng đến hormone.
Có thể thấy rằng, căn bệnh này rất dễ xảy ra đối với nhiều đối tượng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm ra nguyên nhân của tình trạng này mới khiến chúng ta có thể khắc phục một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Biến chứng của bệnh táo bón
Nếu bệnh táo bón không được chữa trị đúng cách, tình trạng bệnh vẫn kéo dài thì một vài những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như:
- Bệnh trĩ: Đi cầu khó khăn có thể khiến các tĩnh mạch trong hoặc xung quanh bị sưng, dẫn đến bệnh trĩ.
- Nứt hậu môn: Do phân khô cứng, kích thước lớn nên dễ gây ra vết nứt, rách da ở hậu môn.
- Phân bị ứ đọng bên trong đại tràng: do phân không được đào thải hết ra bên ngoài, có thể gây tắc ruột.
- Sa trực tràng: Trong lúc đi cầu nếu dùng quá nhiều sức có thể khiến trực tràng giãn ra, lộ ra ngoài hậu môn.
Các phương pháp chữa bệnh táo bón
Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất đó chính là làm sao để có thể tự chữa bệnh bón tại nhà. Sau đây là một số cách trị mà mọi người có thể tham khảo:
Ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn
Người bệnh có thể thay đổi chính lối sống của mình để giảm đi tình trạng và nguy cơ xảy ra táo bón như sau:
- Bổ sung hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn: Việc tiếp thêm nhiều chất xơ giúp cho phân di chuyển dễ dàng hơn trong đường ruột. Mỗi ngày hãy nên ăn đầy đủ một lượng rau và hoa quả cần thiết để bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, không nên tăng quá nhanh mà hãy từ từ để tránh bị đầy bụng.
- Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên: Thể dục không chỉ giúp cho chúng ta có cơ thể săn chắc khoẻ mạnh mà còn giúp cho việc tiêu hoá. Hãy tập luyện một cách vừa phải tránh tập luyện quá sức gây đau cơ và tiềm ẩn chấn thương. Nếu như bạn có bệnh về tim mạch hoặc xương khớp, hãy nghe lời khuyên của bác sĩ về việc tập thể dục trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho chính mình.
- Tránh việc nhịn đi cầu: Bạn có thể đi cầu trong một khung giờ nhất định trong ngày nếu biết tạo nên thói quen ấy. Bên cạnh đó, khi đi cầu hãy giữ cho tinh thần thoải mái, không nên làm thêm việc gì khác để tránh bị tác động.
Sử dụng thuốc nhuận tràng để chữa táo bón
Thuốc nhuận tràng đã trở nên quen thuộc đối và nó có thể sử dụng giúp chúng ta đi cầu dễ dàng hơn. Một số loại thuốc nhuận tràng mà người bị bón có thể sử dụng bao gồm:
- Thuốc có tác dụng bổ sung chất xơ: psyllium, canxi polycarbophil hoặc methylcellulose.
- Thuốc có tác dụng tăng co bóp cơ trơn: bisacodyl, sennosides
- Thuốc giúp tăng khả năng thẩm thấu: magie citrate, lactulose, polyethylene glycol,…
- Thuốc các thuốc có chứa natri docusate, canxi docusate,… để làm mềm phân.
- Thuốc thụt và thuốc đạn đặt hậu môn: loại thuốc này khiến việc đi cầu diễn ra trơn tru hơn do nhu động ruột được kích thích và phân không còn bị cứng.
Sử dụng loại thuốc khác
Nếu các loại thuốc thông thường không khiến cho bệnh táo bón được trị dứt điểm thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc khác do bác sĩ tư vấn, thường là các loại thuốc: lubiprostone, plecanatide, naloxegol, methylnaltrexone,…
Phẫu thuật để điều trị táo bón
Nếu tình trạng bị táo bón kéo dài quá lâu và gây ra một số tình trạng nguy hiểm khác mà những phương pháp chữa trị thông thường không có hiệu quả thì người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ có thể cắt một phần hoặc cắt toàn bộ đại tràng.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm amidan – Tất tần tật bệnh đường hô hấp thường gặp
- Viêm họng hạt là căn bệnh có nguy hiểm và phổ biến không?
Phòng tránh táo bón thế nào?
Ngoài việc chữa trị dứt điểm bệnh táo bón, chúng ta cũng cần quan tâm cách phòng tránh để không không bị mắc lại lần nữa. Để phòng tránh, chỉ cần chúng ta chú ý tới việc ăn uống và sinh hoạt sao cho lành mạnh hơn như:
- Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc, đậu hoặc bánh mì.
- Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, ngoài ra cũng nên uống một số chất lỏng khác.
- Không nên uống nhiều cafe, rượu, bia, chất kích thích.
- Hạn chế ăn đồ ăn có chất béo động vật và những sản phẩm làm từ trứng, sữa.
- Không nên nhịn đi cầu mà hãy giải quyết ngay nếu có cảm giác.
- Vận động, tập thể dục thường xuyên để cơ thể tiêu hoá tốt hơn, không nên ngồi quá lâu.
Kết luận
Táo bón là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm. Trong cuộc sống, căn bệnh này cũng gây phiền hà không nhỏ nên chúng ta cần phải có ý thức phòng tránh và chữa trị để bảo vệ cho chính sức khoẻ của mình.