Căn bệnh nấm móng tay không phải là bệnh nguy hiểm và rất dễ trị, tuy nhiên cũng rất dễ tái nhiễm. Nếu để lâu dễ gây ra đau đớn và có thể lây nhiễm sang bộ phận khác gây bất tiện trong đời sống. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu về loại bệnh này nhé.
Nấm móng tay là gì?
Nấm móng tay chính là tình trạng xuất hiện những đốm màu trắng, hoặc màu vàng ở vị trí đầu móng tay. Tình trạng nhiễm nấm khi bị nặng hơn có thể khiến phần móng ở ngón bị bệnh đổi màu, dễ bị vỡ vụn ở vị trí mép.
Tại sao lại dẫn đến tình trạng nấm móng tay
Nấm móng tay không phải là một dạng bệnh nặng. Tuy nhiên, nếu không điều trị thì tình trạng bệnh sẽ tiến triển ngày càng nguy hiểm. Thực tế, nhiều người chủ quan và tự chữa trị không đúng cách rất dễ tái đi tái lại tình trạng bệnh.
Với những người hoạt động mạnh, cơ thể thường xuyên đổ nhiều mồ hôi thông qua việc bài tiết qua da hoặc tay bị phong thấp thì nguy cơ nhiễm sẽ cao hơn. Ngoài ra, người mắc triệu chứng tiểu đường và hệ miễn dịch suy yếu cũng dễ tạo điều kiện cho vi nấm thâm nhập và gây bệnh.
- Yếu tố tuổi tác: Người già, tuổi tác cao sẽ dễ nhiễm bệnh hơn.
- Yếu tố lây lan: Đặc biệt là với những cá nhân đã từng tiếp xúc gần với người mắc bệnh trước đó trong nhà.
- Vùng da xung quanh tay không được chăm sóc đúng cách, có những vết thương không khép miệng cũng dễ tạo điều kiện cho nấm móng tay hình thành và phát triển.
- Vùng da tay đang chịu những thương tổn hoặc mắc các bệnh về da liễu khác như vẩy nến.
- Bị nấm ở các bộ phận khác, tiêu biểu như nấm móng chân, vì các bộ phận này dễ dàng lây lan với nhau.
- Sử dụng găng tay, vớ trong một khoảng thời gian kéo dài, dẫn đến tình trạng bí tắc và đổ mồ hôi, tạo môi trường ẩm cho vi nấm phát triển.
- Đã có tiền sử mắc một số bệnh lý khác trước đó cũng làm nấm móng tay dễ bị mắc phải hơn.
Những liệu pháp điều trị nấm móng này phù hợp
Vì căn bệnh nấm móng tay không phải là bệnh nặng nên nhiều người khi mắc phải thường chủ quan và không có biện pháp điều trị thích hợp. Hậu quả là bệnh không được điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng ngày càng nặng gây đau nhức và ảnh hưởng sinh hoạt.
Vì bệnh này rất dễ tái đi tái lại nên người bệnh khi gặp phải cần kiên trì, không nóng vội mà chữa không dứt điểm, dẫn đến bệnh tái lại thường xuyên. Do đó, kể cả khi móng tay đã có dấu hiệu ổn trở lại, bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi và trị liệu.
Việc chữa trị nấm móng ở tay sẽ được thực hiện dựa trên mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh. Cùng xem qua một số biện pháp sau đây để có hướng giải quyết phù hợp nếu chẳng may bị nhiễm bệnh.
Chữa trị nấm móng tay bằng các loại thuốc bôi Tây y
Bôi thuốc cảu tây Y là biện pháp an toàn và hữu hiệu để chữa trị căn bệnh này. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm hoặc các loại thuốc bôi khác nhau. Nên cân nhắc sử dụng một cách hợp lý dựa theo thăm khám, kê đơn từ bác sĩ.
Để việc chữa trị đạt hiệu quả tốt hơn, trước hết bạn cần rửa tay và làm sạch vùng da này. Sau đó, đợi một chút cho bề mặt da hoàn toàn khô thoáng, ráo nước rồi mới tiến hành bôi trực tiếp thuốc lên móng và các vùng da lân cận.
Lưu ý là với thuốc theo dạng bôi ngoài da thì bệnh nhân nên mài móng trước khi sử dụng. Bởi trong quá trình mài, móng sẽ mỏng đi và thuốc sẽ thâm nhập tốt hơn vào những vùng da ở sâu bên trong.
Cần kiên trì sử dụng phương pháp điều trị bằng các loại thuốc bôi Tây y này lâu dài, từ 3 tháng cho tới một năm để chắc chắn rằng bệnh nấm móng tay sẽ không quay lại. Bạn có thể bôi từ hai đến ba lần một ngày và nhớ đặc biệt tuân thủ theo đúng dặn dò của y bác sĩ.
Chữa trị nấm móng tay bằng thuốc dạng uống
Một biện pháp hỗ trợ điều trị nấm móng hiệu quả tiếp theo là thuốc nấm dạng uống. Nó phổ biến bởi tác dụng nhanh chóng và kết quả rõ rệt. Bạn có thể uống một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
Cũng như thuốc bôi, liệu pháp này cần sự kiên trì thì mới phát huy hết tác dụng. Bởi phần móng khỏe mạnh mới mọc ra sẽ dần loại bỏ và thay thế phần móng nhiễm bệnh cũ. Lâu dần, nó sẽ được thay thế hoàn toàn và đưa người bệnh trở lại tình trạng khỏe mạnh.
Không có con số cụ thể bởi tốc độ thay thế móng của mỗi người là khác nhau, nhưng thông thường sẽ mất từ 6- 12 tuần để điều trị. Trong thời gian này, người bệnh tuyệt đối không nên gián đoạn giữa chừng.
Thuốc nấm khi uống vào cơ thể cũng sẽ dễ gặp các tác dụng không mong muốn như những loại thuốc thông thường khác. Một số tác dụng không mong muốn có thể kể đến như gan bị hư hại hoặc vùng da có hiện tượng ban.
Những người có sức khỏe không tốt nên thực hiện các liệu trình thăm khám và xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra các tác động của thuốc lên bộ phận cơ thể. Những người có tiền sử bệnh tim hoặc mắc các bệnh về gan tốt nhất không nên sử dụng thuốc uống để điều trị.
Phẫu thuật là một cách điều trị nấm móng
Trong một số trường hợp, đặc biệt là người lớn trên 65 tuổi, các loại thuốc nêu trên đều không thể đáp ứng thì chỉ còn một biện pháp cuối cùng là loại bỏ bằng phẫu thuật. Lúc này, móng tay người bệnh sẽ được lấy đi để thoa thuốc thẳng vào vùng da nhiễm bệnh.
Phần móng bị lấy đi này sau đó sẽ phục hồi. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh đã quá nặng dẫn tới những thương tổn sâu cho da thì chỉ còn cách phải bỏ móng đó đi vĩnh viễn.
Phương pháp này thường không phổ biến. Nếu bạn biết mình đã nhiễm nấm móng thì tốt nhất hãy gặp bác sĩ sớm để được tư vấn đúng lúc và nhanh hết bệnh. Đảm bảo thăm khám và được thực hiện phẫu thuật từ bác sĩ chuyên khoa là yêu cầu bắt buộc. Quá trình điều trị bệnh có thể thực hiện hiệu quả, đảm bảo an toàn cao.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh hủi – Căn bệnh khiến người mắc phải xa lánh xã hội
- Bệnh quai bị có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị
Biện pháp dân gian trong trị nấm móng tay
Nước ta có rất nhiều bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị tốt. Bạn có thể thử dùng bài thuốc sau để tự chữa trị nếu chẳng may nhiễm phải căn bệnh này. Trong đó một vài các cơ bản có thể cân nhắc thực hiện chính là:
- Trầu: Lá trầu được biến đến với công dụng khử mùi và diệt nấm. Bạn có thể giã hoặc nghiền lá trầu tươi với muối và nước rồi lấy dung dịch đó thoa trực tiếp lên móng để điều trị.
- Giấm táo: chứa nhiều hoạt chất cần thiết, giấm táo có thể được nấu sôi và bỏ muối vào tương tự như trầu để ngâm móng khi bạn bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, muốn có được kết quả và tiến triển cần kiên trì, thực hiện đều đặn thường xuyên.
Kết
Nấm móng tay hình thành do nhiều yếu tố và gây đau nhức cho người không may mắc phải căn bệnh này. Hiện nay, đã có nhiều loại thuốc đặc hiệu có thể áp dụng trong chữa trị để mang lại hiệu quả cao. Thuốc tốt nên được sử dụng sớm để việc chữa trị đạt hiệu quả và tránh tái lại.