Trang chủ hỏi đáp Bệnh bạch tạng có những nguy hại như thế nào với người...

Bệnh bạch tạng có những nguy hại như thế nào với người bệnh?

Bệnh bạch tạng ít khi có thể bắt gặp trên thực tế. Chứng bệnh này có thể được giải thích xuất phát từ các vấn đề đột biến nhiễm sắc thể gây nên. Để bạn có được cái nhìn đầy đủ hơn về căn bệnh này, hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây ngay nhé. Đừng quên liên hệ ngay nếu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nào nhé.

Thế nào là bệnh bạch tạng?

Bệnh bạch tạng có tên khoa học là Albinism, xuất phát từ tiếng La-tinh, có nghĩa là trắng. Căn bệnh đến từ sự rối loạn trong quá trình tổng hợp sắc tố từ melanin dẫn đến các thành phần như da, màu tóc, màu mắt của người mắc bệnh có nguy cơ màu nhạt hơn thực tế rất là nhiều. Người bị có thể dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi từ môi trường.

Bệnh bạch tạng dễ bị phỏng khi tiếp xúc với ánh nắng

Đặc biệt, người bị căn bệnh này dễ dàng bị bỏng nắng nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Họ có thể dễ mắc phải căn bệnh ung thư da và thị lực bị giảm rất nhiều. Căn bệnh này xuất phát từ rối loạn khả năng tự tổng hợp sắc tố, do vậy sức khỏe của người bị bệnh cũng yếu hơn nhiều so với mọi người.

Lịch sử của bệnh bạch tạng

Căn bệnh này được ghi nhận từ khá lâu, giai đoạn thế kỷ 17 người ta đã ghi nhận và bắt đầu quan tâm về căn bệnh bạch tạng này. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ sau người ta mới có cái tên chính thức cho nó và những nghiên cứu khoa học trong những năm tháng qua đã vén màn bí ẩn về căn bệnh lạ lùng này.

Ngày trước, người ta xem căn bệnh này như một vấn đề nan giải, khó giải thích vì tỉ lệ xuất hiện của nó rất thấp. Người bị bệnh có thể được tôn sùng, nhưng đôi khi lại là cái nhìn khác đi từ phía mọi người. Ngày nay, căn bệnh này không thể nói là phổ biến, nhưng sự bình đẳng và hiểu biết giúp mọi người có cái nhìn đầy đủ hơn về căn bệnh này. 

Bệnh bạch tạng hiếm gặp trên thực tế
Bệnh bạch tạng hiếm gặp trên thực tế

Biểu hiện của người bị bạch tạng

Bệnh bạch tạng biểu hiện qua 3 thuộc tính thuộc về màu sắc da, mắt và tóc là phổ biến nhất. Nó có thể dễ dàng được phân biệt qua loại bệnh mà người bị bạch tạng đang gặp phải và mức độ của tình trạng bệnh. Do vậy, rất dễ dàng để bạn nhận ra những người bị bạch tạng. Nhưng cũng có những người thì bạn không thể nhìn thấy tình trạng của họ một cách dễ dàng.

Ví dụ, người mắc bạch tạng toàn phần sẽ không có khả năng sản xuất và tự tổng hợp melanin dẫn đến không có khả năng tạo thành sắc tố. Và chính vì vậy tình trạng bệnh của họ dễ dàng để nhận thấy. Nhưng người mắc bệnh này ở mức bán phần thì khả năng tổng hợp melanin của họ là có, nhưng không đủ như người bình thường nên màu da, màu mắt hay tóc của họ chỉ nhạt hơn đôi chút mà thôi.

Bệnh bạch tạng biểu hiện trên màu da

Màu da người bị bạch tạng thường có xu hướng nhạt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào nước da nguyên bản của bạn. Ví dụ như da bạn hơi sẫm màu, thì dù bạn chỉ bị ở mức bán phần nhưng mà nhìn vẫn rất rõ dàng. Đối với người da trắng thì lại khác, họ có thể mắc bệnh với màu da nhạt hơn đôi chút nhưng vẫn khó phát hiện ra bằng mắt thường.

Trẻ em Châu Âu bị bệnh
Trẻ em Châu Âu bị bệnh

Thị giác của người bị bạch tạng kém

Đặc biệt là tại khu vực nhiệt đới, ánh nắng gay gắt dễ dàng ảnh hưởng đến người bị bạch tạng. Thêm vào đó, căn bệnh này khiến cho khả năng thị giác của người bị nhạy cảm hơn rất nhiều. Mắt của người bị bệnh thường sẽ là màu xanh, hoặc màu nâu và có thể thay đổi theo thời gian. Nói như vậy nghĩa là theo dần độ tuổi lớn lên thì căn bệnh sẽ khiến màu mắt người bệnh thay đổi.

Bên cạnh đó, người bị bệnh dễ dàng bị tổn thương trước ánh nắng trực tiếp và khả năng tự tổng hợp sắc tố khiến mắt của bạn yếu hơn rất nhiều nếu nhìn lâu. Lâu dần sẽ khiến người mắc bệnh bị mờ mắt. Căn bệnh bạch tạng trên mắt này thường xuyên được bắt gặp ở nam giới hơn là nữ giới, do xu hướng tác động lên nhiễm sắc thể X hơn là nhiễm sắc thể Y.

Biểu hiện trên tóc người bạch tạng

Người bị bạch tạng có dấu hiệu màu tóc khá dễ nhận diện vì nó thường nhạt hơn so với màu tóc của người bình thường. Các màu sắc thường gặp nhất là màu trắng và màu nâu (thường gặp hơn). Nhưng theo thời gian, người trưởng thành có xu hướng màu tóc đậm hơn, sẫm hơn so với khi còn trẻ.

Bệnh đến từ tình trạng nhiễm sắc thể đột biến
Bệnh đến từ tình trạng nhiễm sắc thể đột biến

Những điều mà bạn cần phải biết về bạch tạng

Để bạn yên tâm hơn khi mắc bệnh bạch tạng hoặc quan tâm về căn bệnh lạ này, sau đây là một số chủ đề được tổng hợp dưới dạng các câu hỏi giúp cho bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về bạch tạng. Có thể bạn chưa có cái nhìn chính xác về căn bệnh tưởng là nguy hiểm này.

Bị bạch tạng không nguy hiểm

Ngày nay, tỉ lệ người mắc bệnh bạch tạng tại các châu lục khác (trừ Châu Phi) là khoảng 1:20.000. Điều này có nghĩa là cứ 2 vạn người thì có 1 người bị bạch tạng. Còn ở Châu Phi, cứ 1 vạn người thì có 1 người bị bạch tạng, tỉ lệ cao gấp đôi so với thông thường nhưng liệu nó có nguy hiểm hay không?

Thật ra, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh này là khá cao, điều đó có nghĩa là nó hoàn toàn không quá nguy hiểm. Thực tế rằng nếu được chăm sóc đúng cách, được điều trị kịp thời nếu có vấn đề đột xuất xảy ra thì nó hoàn toàn không quá nguy hiểm.

Ngày nay căn bệnh này đã trở nên dễ dàng để điều trị các triệu chứng nhưng không thể trị tận gốc căn bệnh. Bên cạnh đó, cái nhìn của mọi người, kiến thức của mọi người về căn bệnh này khiến cho họ được thông cảm nhiều hơn trong xã hội. Người bị bạch tạng vẫn có khả năng kiếm việc làm và có chỗ đứng cao trong xã hội hiện tại.

Bệnh có thể dẫn đến những sự thay đổi về mắt
Bệnh có thể dẫn đến những sự thay đổi về mắt

Bệnh bạch tạng này có thể lây hay không?

Người bị bạch tạng sẽ không lây nhiễm qua tiếp xúc, vậy nên không có gì phải kiêng kị khi ở gần họ cả. Căn bệnh này không thể lây nhiễm qua đường hô hấp, do vậy bạn cũng có thể yên tâm. Nói chung, vấn đề chỉ đến từ tình trạng bên trong của người bị và không ảnh hưởng đến những người khác. Tuy nhiên, nó có thể gây ra di truyền cho thế hệ con cái.

Có nghĩa nếu bố hoặc mẹ bị bạch tạng thì rất có thể con cái cũng bị bệnh. Đó là khả năng lớn gây ra bệnh này, bên cạnh những đột biến trên nhiễm sắc thể X thì lại do bản thân người bị chứ không hẳn là do bố mẹ. Tuy vậy, không phải cứ bố hoặc mẹ bị và đôi khi cả bố hoặc mẹ bị bạch tạng nhưng con vẫn rất bình thường và phát triển mạnh khỏe.

Khả năng sinh con của người bị bạch tạng

Câu trả lời là có. Bệnh bạch tạng gây ra từ hiện tượng đột biến nhiễm sắc thể và rối loạn hoặc mất khả năng tổng hợp melanin mà thôi, do đó không ảnh hưởng đến khả năng sinh con của người bị. Không ai mong muốn mình gặp bệnh, nhưng nếu như gặp phải bạch tạng, bạn cứ thoải mái, đừng lo lắng, bệnh này có thể chữa và không quá nguy hiểm.

Đứa trẻ Châu Phi ra đời bị bạch tạng khiến màu da và màu tóc thay đổi
Đứa trẻ Châu Phi ra đời bị bạch tạng khiến màu da và màu tóc thay đổi

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Trên đây là đôi nét chia sẻ về bệnh bạch tạng cho người quan tâm. Chúng ta sinh ra không được phép lựa chọn và ai cũng mong bản thân mạnh khỏe, nhưng dù là bạch tạng hay bệnh gì, bạn hãy vẫn cứ lạc quan đối mặt, khám sức khỏe định kỳ và thực hiện điều trị. Chúc cho bạn luôn mạnh khỏe. 

Đọc nhiều nhất