Trang chủ Bệnh thường gặp Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm bạn không nên bỏ qua

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm bạn không nên bỏ qua

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm rất dễ để phát hiện. Ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ thường gây mệt mỏi, ở mức độ nặng có thể dẫn tới tử vong. Mỗi chúng ta nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về cách sơ cứu khi bị ngộ độc.

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

Khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hay nhiễm độc, thức ăn bị ôi thiu,… có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc thực phẩm. Các chuyên gia cho biết, tình trạng ngộ độc có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể là 1 đến 2 ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm. 

Có thể bạn quan tâm:

Những biểu hiện do thực phẩm gây ra 

Biểu hiện khác thường ngay sau khi tiêu thụ một loại thực phẩm nào đó

2 người hoặc nhiều hơn 2 người có biểu hiện giống nhau sau khi cùng ăn một loại thực phẩm. Đồng thời những người không ăn loại thực phẩm đó, không có triệu chứng bất thường. 

Triệu chứng đặc trưng của ngộ độc thực phẩm là đau bụng dữ dội, nôn mửa và tiêu chảy.

Kiểm tra loại thực phẩm mà nạn nhân vừa ăn có những đặc điểm đáng nghi ngờ như có mùi lạ, ôi thiu, thậm chí xuất hiện giun sán. 

Những biểu hiện của tình trạng ngộ độc
Những biểu hiện của tình trạng ngộ độc

Triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra

Tùy vào những nguyên nhân gây ra, triệu chứng cụ thể của mỗi trường hợp có thể khác nhau: 

  • Trường hợp ngộ độc do vi sinh vật

Vi sinh vật gồm vi khuẩn và các loại virus hoặc những độc tố do các loại vi sinh vật gây ra cũng được cho là nguyên nhân gây ngộ độc. Nếu là do nguyên nhân này, người bị ngộ độc thực phẩm sẽ có những biểu hiện nổi bật: đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, khô môi, khát nước, sốt và liên tục vã mồ hôi. 

  • Trường hợp ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất

Nếu ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị nhiễm hóa chất, xác định không có chất độc tự nhiên, bệnh nhân sẽ xuất hiện những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm khá phức tạp. Ngoài những bất thường ở hệ tiêu hóa (như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), người bệnh sẽ có thể bị đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, trụy mạch,…

  • Trường hợp ngộ độc do thực phẩm vốn đã có độc tố

Một số thực phẩm trong tự nhiên như sắn, cá nóc, cóc, măng,… vốn được biết đến là các loại thực phẩm có sẵn độc tố. Khi ăn phải, người bệnh sẽ xuất hiện ngay những triệu chứng bất thường. 

Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?

Tình trạng ngộ độc nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Cụ thể:

  • Rối loạn thần kinh: Người bệnh sẽ nhìn mờ, nói khó, thậm chí nói ngọng, tê liệt cơ và có hiện tượng co giật, đau đầu và chóng mặt. 
  • Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể bị tụt huyết áp, khó thở và loạn nhịp tim, đau ngực.
  • Đường tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng như lẫn máu và chất nhầy trong phân, đau bụng dữ dội, bên cạnh đó, đau cổ, đau họng.
  • Giảm sức đề kháng của cơ thể: Ngộ độc thực phẩm có thể khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Trong đó, những trường hợp như trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải dùng thuốc gây ức chế miễn dịch, người mắc bệnh gan, dạ dày,… thì tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng. 

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm
Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm

Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm, bạn có thể áp dụng những cách sơ cứu dưới đây:

Gây nôn: Người bệnh mới uống, ăn phải chất độc và bệnh nhân còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc.

Trong trường hợp, người bệnh không có biểu hiện nôn, cách sơ cứu cần thiết là dùng các biện pháp kích thích để nạn nhân nôn thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể, đặt tay(đã được rửa sạch) vào lưỡi cho người bệnh nhằm kích thích gây nôn. Đây là cách hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể người bệnh. 

Càng nôn được nhiều thực ăn thì càng tốt. Lưu ý: Khi kích thích gây nôn, bạn nên để nạn nhân nằm nghiêng, đồng thời kê cao phần đầu. Cách làm này sẽ giúp chất độc không bị trào ngược vào phổi và hạn chế nguy cơ khiến người bệnh bị sặc, ngạt thở. 

Uống nước và nghỉ ngơi:  Sau khi nôn và đi ngoài nhiều lần, người bệnh thường bị mất nước rất nhiều. Chính vì thế, cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Bạn có thể bù nước bằng cách cho nạn nhân uống nhiều nước gạo rang hoặc nước oresol.

Lưu ý: Nếu sử dụng nước oresol, các bác sĩ khuyến cáo, cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, dùng đúng liều, không pha quá ít hay quá nhiều nước, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch,…

Nếu nhiều người bị cùng một lúc, không nên cho uống chung oresol hoặc nước gạo rang vì có thể khiến tình trạng của những người bị nhẹ trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm
Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm

Có thể bạn quan tâm:

Đưa bệnh nhân đi cấp cứu: Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Sau khi tiến hành những bước sơ cứu, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những nguy hại bất cứ lúc nào. Vì thế, sự hỗ trợ của các nhân viên y tế là hết sức cần thiết. Tuyệt đối không được chủ quan. 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về ngộ độc thực phẩm và biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Bạn nên trang bị để bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong bối cảnh thực phẩm bẩn, thực phẩm bị nhiễm độc đang có diễn biến phức tạp. 

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất