Trang chủ Bệnh thường gặp Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cần lưu...

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cần lưu ý gì?

Bạn có biết chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển bệnh lý và sự tiến triển trong mọi nỗ lực điều trị tiểu đường của bất cứ bệnh nhân nào. Nếu bạn đang thực sự quan tâm đến những vấn đề trên, bạn càng phải biết cần và tránh ăn gì khi bị bệnh tiểu đường. Bạn đã biết bệnh tiểu đường kiêng ăn gì chưa?

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm cấm kỵ sau:

Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần phải lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm sau:

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? - Các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? – Các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích,… có thể làm tăng 26-40% nguy cơ mắc tiểu đường. Thịt đỏ qua quá trình chế biến, nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Khoai tây: Trong khoai tây chứa nhiều Glycemic Index – chất làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Về lâu dài, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật, bơ, phomat,… Với hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.
  • Thực phẩm ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt có ga,… Chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả: Loại đồ ăn này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Thuốc lá: Chất độc từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.

Thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường có thể dùng các loại thực phẩm như:

Bênh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ
Bênh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ

  • Cá: Các chuyên gia khuyến khích người bệnh mỗi ngày nên ăn 30g cá. Trong thịt cá chứa nhiều Omega 3 – chất béo giúp hạn chế tăng huyết áp và làm giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh so với người không ăn.
  • Đậu nành: Người mắc tiểu đường lâu ngày sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Protein và cholesterol tốt trong đậu nành có khả năng cải thiện chức năng thận, giảm nguy cơ mắc bệnh thận và bệnh tim ở người bệnh.
  • Chất xơ: Có trong bánh mì trắng nguyên chất, ngũ cốc, rau xanh,… Chất xơ khi đi vào cơ thể có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều,… Các loại hạt này sẽ bổ sung chất béo và chất đạm, đánh thức enzyme và chất dinh dưỡng trong cơ thể bệnh nhân.
  • Cafe: Các chất có trong cà phê sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Uống cafe có cafein được chứng minh là giảm thiểu được sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 tới 60% so với những người không uống.
  • Lạc: Trong lạc có sắt và magie, giúp cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể, phòng đái tháo đường.
  • Trà: Trong trà đen, trà xanh, trà ô long có chứa chất hóa học polyphenol giúp tăng cường hoạt động của insulin.
  • Quế: Bột quế có tác dụng tăng cường sự chuyển hóa đường trong các tế bào chất béo.
  • Kiều mạch: Giúp giảm đường huyết.
  • Ca cao: Làm suy giảm khả năng “chống đối” của insulin.

Đồng thời bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý:

Nên đa dạng nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày
Nên đa dạng nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày

Có thể bạn quan tâm:

  • Huyết áp là gì? Vấn đề xoay quanh huyết áp trong đời sống
  • Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
  • Ăn đa dạng: Nên tiêu thụ trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa, thay đổi thực đơn trong ngày.
  • Ăn chừng mực: Không ăn quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều, không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn.
  • Ăn thức ăn nguyên chất, ít qua sơ chế: Việc chế biến qua nhiều công đoạn sẽ khiến thức ăn mất đi nhiều chất dinh dưỡng vốn có. Do đó người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn đồ luộc thay vì đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Ăn bữa phụ trước khi đi ngủ: Có thể chỉ là một ly sữa hoặc một lát dưa hấu.

Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn có đầy đủ kiến thức và biết được mình phải làm gì. Ngoài có kiến thức bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? thì bạn nên thăm khám định kỳ thường xuyên tại các bệnh viện chuyên khoa để nghe bác sĩ tư vấn có những điều chỉnh cho phù hợp.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất