Bệnh nền là gì? – Là câu hỏi khá phổ biến về chuyên môn y khoa và sức khỏe mà hầu như mọi chúng ta thường xuyên nghe thấy. Tuy nhiên ít ai trong chúng ta biết rõ ý nghĩa thực sự của căn bệnh này hay dấu hiệu nhận biết về bản thân có bệnh hay không. Bệnh có gây hại và nguy hiểm hay không cũng là những thứ liên quan ít được đề cập hay có một câu trả lời cụ thể cho ta một cái nhìn rõ nhất về căn bệnh này.
Bệnh nền là gì? Thông tin về bệnh
Bệnh nền là gì? Là một loại bệnh có sẵn trong cơ thể và tồn tại trong nhiều năm tháng. Bệnh nền cũng như căn bệnh mãn tính nhưng ở mức độ nguy hiểm khác nhau, có thể gây thiệt mạng nếu như gặp phải căn bệnh nặng cộng với bệnh nền sẽ khuếch đại độ nguy hiểm.
Nó như là một căn bệnh ký sinh theo ta từ lúc ta được sinh ra và đợi một tác nhân của bệnh khác thì lúc đó nó phát tán bệnh ở biến chứng nặng hơn. Đôi khi người mắc bệnh không thể nào nhận ra được bản thân bị bệnh chỉ đợi đến lúc gặp một căn bệnh nguy hiểm nào đó thì mới có thể phát hiện ra, và điều này sẽ làm khó khăn hơn trong việc điều trị.
Bệnh nền có thể chữa khỏi không?
Người bị bệnh này sẽ phải chống chọi lại căn bệnh mỗi ngày ở mức độ nặng còn ở mức độ nhẹ thì chỉ cần uống thuốc đều đặn thì sẽ không sao và ít nguy hiểm đến tính mạng. Theo được biết thì bệnh không có thuốc đặc trị dứt điểm mà thay vào đó ta chỉ có thể uống thuốc cầm chừng căn bệnh, kiểm soát làm giảm bệnh xuống mức thấp nhất theo dõi và quan sát tình hình bệnh mỗi ngày.
Cơ thể người bị bệnh bị thiếu một yếu tố suy giảm miễn dịch tự nhiên trong cơ thể và những người bị tác động đến việc dẫn đến cơ thể bị thiếu một yếu tố quan trọng nào đó dẫn đến bệnh nền cho nên căn bệnh này không thể chữa khỏi chỉ có thể kiểm soát chúng bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Bệnh nền – Tên gọi chung của những căn bệnh mãn tính
Bệnh nền không phải là một căn bệnh riêng biệt như những căn bệnh khác mà nó là những căn bệnh nằm tiềm ẩn trong cơ thể ta. Mỗi loại bệnh nguy hiểm điển hình như ung thư, bệnh tiểu đường, covid,… là yếu tố tác động nguy hiểm đến bệnh có sẵn trong người sẽ gặp nguy tính mạng cao hơn người không có bất kỳ bệnh nền nào trong người.
Bệnh nền bao gồm nhóm bệnh nào?
Bệnh nền chia thành những nhóm bệnh khác nhau để dễ nhận biết và phân biệt chúng. Cụ thể hơn là giúp bệnh nhân dễ hiểu và tìm ra cách xử lý kịp thời theo từng nhóm bệnh khác nhau dựa trên những đặc thù của chúng. Dưới đây là ba nhóm bệnh chính mà bạn cần biết đến:
Nhóm bệnh nền về chuyển hóa
Nhóm chuyển hóa là nhóm thuộc bệnh tiểu đường và dư cân nghiêm trọng dẫn đến bệnh nền cho bản thân. Những người bị tiểu đường thường sẽ có những căn bệnh tiềm tàng theo sau gọi là bệnh nền, thường là những bệnh nhân bị tiểu đường ở trạng cấp độ 2 và cũng do dư cân gây ra căn bệnh tiểu đường.
Có thể thấy việc dư cân không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà nó còn là một tác nhân gây hại nghiêm trọng sinh ra những căn bệnh tiềm ẩn trong ta. Nó luôn loanh quanh giữa tiểu đường và dư cân cho nên chúng ta phải hết sức chú ý đến cân nặng, hàm độ đường trong máu, nguồn thức ăn hạn chế tinh bột và sống lành mạnh.
Nhóm bệnh lý nền về đường thở
Bệnh lý về đường thở thường tập trung ở các bộ phận như phổi. Bệnh phổ biến ở phổi thường gặp là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (copd). Thì đó là hai nhóm bệnh chính làm cho đường thở bị suy giảm khả năng vận chuyển oxy. Nhận biết là ta thường xuyên ho hen và bị ứa đờm liên tục tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tồn tại trong cơ thể ta.
Bệnh nền về phổi tuy nhìn sơ không quá nguy hại nhưng nếu bạn là một người bị suyễn nặng và không kịp lúc dùng thuốc thì tỷ lệ mất mạng sẽ ở mức rất cao. Và những người bị covid mà có bệnh nền liên quan về phổi thì cũng nên chú ý quan sát tình hình.
Chỉ số nồng độ oxy cơ thể thấp rất dễ mất mạng mà không kịp trở tay. Đó là do biến chứng nặng hơn ở người bình thường khi bị Covid do họ có một lá phổi tốt hơn người bị bệnh nền phổi.
Nhóm bệnh nền về bệnh lý tim mạch
Nhóm bệnh tim là các bệnh liên quan đến tim và những thứ gần tim đây là nhóm bệnh dễ dàng nhận biết nhất. Thường là những bệnh lý về mạch vành, bị bệnh tim mãn tính với những người bị suy tim. Tổng ba nhóm bệnh lý đó chuyển hóa – phổi – tim mạch được gọi chung là bệnh nền.
Cách hạn chế bệnh nền hiệu quả
Hiện nay bệnh nền là tập hợp những nhóm bệnh mãn tính thường là không thể nào chữa trị dứt điểm hoàn toàn thay vào đó là phối hợp kiểm soát nó bằng những đơn thuốc sử dụng lâu dài và điều chỉnh chế độ sống tích cực để giảm thiểu sự phát bệnh nền trong bản thân mình.
Xây dựng lối sống lành mạnh để tránh bệnh nền
Tạo cho cơ thể có một đề kháng tốt để chống chọi lại các tác nhân bệnh nền. Thường xuyên tập thể dục ăn uống điều độ đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh ít bị bệnh vặt hơn để không tạo cơ hội cho cơ thể bị bệnh.
Giữ môi trường sống trong lành thường xuyên dọn vệ sinh nơi ở cũng như bản thân mình. Phải thường xuyên uống nước để cơ thể lọc đi những chất không tốt cho cơ thể giữ cho gan và thận luôn sạch sẽ.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây phát bệnh, tránh những thứ cơ thể nhạy cảm mỗi khi tiếp xúc. Hạn chế thức khuya tắm đêm, hạn chế sử dụng rượu bia thuốc là và chất kích thức ở mức thấp nhất. Luôn sống tích cực lạc quan và lưu ý nhất là hạn chế tiếp xúc với những người có bệnh nguy hiểm liên quan đến các bệnh nền mà bạn thân mình đang mắc phải.
Sử dụng thuốc và cách biện pháp hỗ trợ hợp lý
Nên theo dõi sức khỏe cơ thể mỗi ngày nếu như có tình trạng xấu đi hoặc dấu hiệu cơ thể không khỏe thì nên đến ngay các địa điểm y tế để kịp thời xử lý. Sử dụng thuốc đúng như hướng dẫn và những dụng cụ hỗ trợ kiểm soát bệnh cũng phải làm theo hướng dẫn không nên bỏ bất kỳ cử nào trong ngày để giảm đi hiệu quả.
Không nên sử dụng quá liều làm sai cách hướng dẫn gây nguy hiểm cho bản thân. Sử dụng đúng những loại thuốc được kê đơn của bác sĩ hay người am hiểu về y khoa có kinh nghiệm với từng loại bệnh không tự ý mua thuốc ngoài hiệu thuốc để sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách dễ ngủ – phương pháp giúp bạn có giấc ngủ ngon
- Đau dạ dày – Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh chuẩn
Tổng kết
Bệnh nền là gì? – Chỉ là một câu hỏi ngắn nhưng ý nghĩa và những điều cần chú ý quan tâm thì lại nhiều. Cho nên bạn phải thực sự cẩn thận và yêu quý bản thân mình bằng cách ghi nhớ những thông tin đã được tóm tắt tổng hợp lại cho bạn dễ hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cũng như những thiết bị dùng để sử dụng khi phát hiện bản thân bị bệnh nền.