Trang chủ hỏi đáp Bệnh gút - Căn bệnh “nhà giàu” đang dần bị trẻ hóa 

Bệnh gút – Căn bệnh “nhà giàu” đang dần bị trẻ hóa 

Bệnh gút đã được giới y học gọi chung là căn bệnh của nhà giàu bởi vì chúng xuất phát từ phía bệnh nhân nạp thừa chất vào cơ thể. Nhưng hiện nay điều kiện kinh tế và mức sống được nâng cao thế nên tỷ lệ bệnh nhân đang dần bị trẻ hóa. Nếu ai muốn tìm hiểu thông tin về căn bệnh này, cùng theo dõi nhé. 

Tìm hiểu chung về bệnh gút

Bệnh gút hay có tên gọi khác là bệnh thống phong được hiểu là một dạng khác của bệnh viêm khớp. Người bệnh sẽ đột ngột bị đau ở ngón chân, tay và gối kèm theo là hiện tượng sưng tấy và nếu bị nặng còn có thể không đi lại được. 

Có thể bạn chưa biết về căn bệnh viêm khớp, chúng rất phổ biến và tỷ lệ người mắc rất đông. Tình trạng các khớp xương bị tác động và gây viêm và gút chính là viêm khớp do các vi tinh thể gây nên. Và chúng được coi là các đợt viêm khớp cấp tái phát. 

Trước đây bệnh gút chỉ xảy ra với những người bệnh gia đình có điều kiện về ăn uống và chỉ xảy ra với lứa tuổi trung niên. Thế nhưng hiện nay chế độ ăn uống được nâng cấp và không theo khuyến cáo của chuyên gia, các món ăn không lành mạnh đã khiến độ tuổi mắc bệnh này bị trẻ hóa hơn rất nhiều. 

Tìm hiểu chung về bệnh gút
Tìm hiểu chung về bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gút

Bệnh gút sẽ được chẩn đoán dựa trên chỉ số acid uric trong máu của người bệnh. Bình thường chúng sẽ ở mức ổn định thế nhưng khi một cơ quan nào trong cơ thể không thể đào thải được acid uric hay do người bệnh nạp quá nhiều chất này sẽ làm rối loạn quá trình đào thải và dẫn đến tình trạng bệnh này. 

Những tinh thể urat thừa trong cơ thể sẽ bắt đầu tích dần trong khớp và đến một thời điểm nào đó chúng sẽ tạo ra các triệu chứng như sưng đau. Bởi vì những tinh thể đó có cấu trúc sắc nhỏ nếu tích tụ nhiều sẽ ma sát vào màng hoạt dịch gây viêm và sưng tấy. 

Nguyên nhân chính của bệnh gút là do cơ thể nạo quá nhiều hàm lượng Purine ở các nhóm thực phẩm thịt, cá, hải sản…. Khi cơ thể bắt đầu chuyển hóa purine sẽ tạo ra chất acid uric. Nếu cơ thể mà nạp quá nhiều Purine thì sẽ bị thừa acid uric.

Nguyên nhân gây ra tình trạng gút
Nguyên nhân gây ra tình trạng gút

Biểu hiện đặc trưng của bệnh gút

Khi cơ thể mới chớm khác lạ, đi khám có thể cho ra kết quả là nồng độ acid uric trong máu tăng thế nhưng vẫn chưa có những biểu hiện rõ rệt. Nếu người bệnh không ăn uống theo chế độ thì nồng độ đó sẽ tăng cao và dẫn đến các cơn đau khớp chân tay từ nhẹ đến nặng. Bệnh gút sẽ có những biểu hiện đặc trưng sau đây: 

  • Đầu tiên sẽ bị đau ở các khớp ngón tay sau đó lan dần lên mắt cá chân, đầu gối và tay. Ở những vị trí khác thì sẽ ít xảy ra hiện tượng này nhưng cơn đau khi mới bắt đầu sẽ đau một cạc dữ dội. 
  • Sau những cơn đau dữ dội nhất thì người bệnh sẽ vẫn có cảm giác đau kéo dài không dứt. Có thể thời gian đau sẽ kéo dài hơn những đợt trước và tần suất tăng cao. 
  • Ở những vị trí đau sẽ cùng lúc tạo ra các vùng bị sưng đỏ. 
  • Nếu như bệnh gút tiến triển theo hướng tiêu cực thì người bệnh còn không thể đi lại được. 

Biểu hiện của đặc trưng của tình trạng gút
Biểu hiện của đặc trưng của tình trạng gút

Có những giai đoạn nào của gút? 

Căn bệnh nào cũng sẽ có những giai đoạn phát triển khác nhau. Riêng với bệnh gút cũng sẽ có những cấp độ của chúng và cùng tìm hiểu dưới đây: 

Acid uric trong máu tăng nhưng không biểu hiện 

Có người bệnh khi mới chớm bị thì nồng độ acid uric tăng nhưng sẽ không có biểu hiện nào ra ngoài. Lúc này vẫn chưa cần phải có giải pháp gì dù cơ thể vẫn đang bị tổn thương. Nếu như bạn đang gặp trường hợp này, có thể đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được tư vấn thêm.  

Bệnh gút giai đoạn cấp tính

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, nhưng tinh thể urat có cấu trúc cứng, sắc khi tích tụ lại sẽ ma sát và niêm mạc khớp và tạo ra các biểu hiện viêm đau. Khi hiện tượng này xảy ra nhiều sẽ bước sang giai đoạn cấp tính. Nếu người bệnh vừa có một bữa liên hoan thịnh soạn hay thời tiết lạnh cũng sẽ gây ra tình trạng này.

Giai đoạn giữa nhiều đợt cấp tính của bệnh gút

Giai đoạn này của bệnh gút được coi là tạm ổn định giữa nhiều đợt cấp tính. Không ai có thể xác định được bao lâu nữa người bệnh sẽ trải qua đợt cấp tính nữa. Bởi vì chúng phụ thuộc vào nhiều tác động như cách ăn uống, luyện tập, thuốc điều trị của mỗi người. 

Và theo các số liệu đã nghiên cứu thì số người bị tái phát ngay từ năm đầu tiên là cao nhất. Bởi vì người bệnh rất khó kiêng khem những món ăn ưa thích chứa nhiều dinh dưỡng hàng ngày. 

Giai đoạn mãn tính của bệnh gút

Giai đoạn này của bệnh gút các bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nhất. Lúc này trong máu sẽ xuất hiện nhiều hạt tophi lớn quanh khớp, mô cơ, thận gây và phá hoại cả thận và khớp. Nếu như người bệnh không thực hiện điều trị cẩn thận sẽ bị nhanh chóng tiến triển nặng hơn. 

Bệnh giả gút

Nhiều người chưa có nhiều kinh nghiệm mà thường nhìn biểu hiện để phán bệnh sẽ rất hay bị nhầm lẫn. Có một căn bệnh giả gút tên là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate có nhiều biểu hiện giống bệnh gút nhưng thường có biểu hiện nhẹ hơn. 

Nếu như không khám bệnh mà tự điều trị ở nhà sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Bởi vì cách chữa bệnh cũng như là thuốc điều trị sẽ khác nhau hoàn toàn. Thế nên khi bắt đầu có biểu hiện thì bệnh nhân cần đến các bệnh viện chuyên khoa để khám. 

Những giai đoạn của tình trạng gút
Những giai đoạn của tình trạng gút

Cách điều trị bệnh gút chuẩn khoa học

Nếu bị phát hiện ra đang mắc bệnh gút thì các bệnh nhân cần phải thăm khám và sử dụng thuốc thường xuyên. Chế độ ăn uống hàng ngày cũng vô cùng quan trọng, cần phải điều chỉnh phù hợp với người bệnh: 

  • Nên sử dụng các loại thuốc giảm đau viêm và ngăn bệnh phát lại như colchicine hay allopuriod  ức chế sự phát triển của acid uric. Những loại thuốc này cần được sử dụng theo đúng liệu trình mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra. 
  • Chế độ ăn uống cần thực hiện đúng chuẩn khoa học và hạn chế những thức ăn nhiều purine. Những bệnh nhân nào đang nghiện thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích thì cần phải hạn chế ngay. 
  • Những bệnh nhân đang gặp tình trạng béo phì cần thực hiện các bài tập thể dục phù hợp để có được sức khỏe tốt nhất. 
  • Uống nhiều nước và sử dụng các túi chườm lạnh khi có biểu hiện đau sưng.
  • Cần thăm khám theo đúng lịch trình mà bác sĩ đã đưa ra. 
  • Nếu tình trạng bệnh gút quá nặng và không thể đi lại được thì có thể sẽ phải phẫu thuật nội soi khớp để cắt bớt các bao hoạt dịch. Nếu như khớp của bệnh nhân đã bị hỏng còn có thể phải thay khớp nhân tạo. 

Giải pháp ngăn ngừa bệnh gút

Trước khi lo lắng quá về bệnh gút, các bạn có thể áp dụng những giải pháp để ngăn ngừa căn bệnh này trước khi chúng xuất hiện. Cần để ý đến chế độ ăn và lối sống hàng ngày, khám bệnh định kỳ:

  • Cần theo dõi cân nặng thường xuyên, bởi vì cơ thể đang ổn định mà lên xuống cân thất thường nên đi khám ngay. Nếu như bạn tăng cân quá nhiều thì sẽ gây chèn ép lên khớp và gây sưng đỏ. 
  • Chế độ ăn hợp lý, lành mạnh uống đủ nước, bổ sung chất xơ và các protein có lợi; hạn chế các thức ăn nhiều purine, thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas. 
  • Cần có kế hoạch hàng ngày về tập thể dục hay có những hoạt động tay chân để nâng cao sức khỏe. Cần thăm khám bác sỹ thường xuyên để có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh và điều trị sớm nhất. 

Tập thể dục để ngăn ngừa tình trạng gút
Tập thể dục để ngăn ngừa tình trạng gút

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Trên đây là những thông tin tìm hiểu chi tiết về bệnh gút dành cho những người đang thắc mắc. Căn bệnh này sẽ gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân, vì thế mà cần thực hiện theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ để tình trạng bệnh được cải thiện tích cực nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Đọc nhiều nhất