Viêm họng hạt là một căn bệnh vô cùng phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Theo thống kê có khoảng 80% người Việt bị từng bị viêm họng, trong đó có 45% người mắc bệnh viêm họng hạt. Do mức độ phổ biến của bệnh lý này nên chúng ta cần trang bị cho bản thân và gia đình kiến thức về cách điều trị viêm họng hạt hiệu quả nhất.
1. Viêm họng hạt là bệnh gì?
Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính, đặc trưng của bệnh là tình trạng viêm nhiễm kéo dài liên tục khiến niêm mạc vùng họng bị sung huyết, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy yếu, dễ dàng bị virus hoặc vi khuẩn tấn công, hình thành các hạt màu đỏ ở thành sau họng. Bệnh viêm họng hạt thường phát triển ở những bệnh nhân bị viêm họng tái phát dai dẳng và rất khó trị dứt điểm. Viêm họng hạt có thể khởi phát đơn độc hoặc đi kèm các bệnh lý khác như viêm xoang mãn, viêm khí phế quản mãn…
Tham khảo thêm:
- Cách chữa viêm họng hạt tại nhà: Điều trị đúng cách, ngừa tái phát
- 5 Cách chữa viêm họng bằng tỏi này bạn đã thử qua chưa?
- 5 cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong rất đơn giản tại nhà
2. Phân loại viêm họng hạt
2.1. Viêm họng hạt cấp tính
Viêm họng hạt cấp tính là giai đoạn viêm họng mới bắt đầu khởi phát, thông thường bệnh nhân chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà người bệnh có xu hướng tự mua thuốc và sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, việc chưa xác định được chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng thuốc có thể khiến cho bệnh trở nặng hơn, tăng nguy cơ kháng thuốc và gây nên những biến chứng nguy hiểm.
2.2. Viêm họng hạt mãn tính
Khi viêm họng cấp tính kéo dài dai dẳng do không điều trị đúng, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính, thời gian diễn biến bệnh thành mãn tính thường kéo dài khoảng 3 tuần. Đây là giai đoạn khá nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát khi thời tiết giao mùa hay trời chuyển lạnh.
3. Bệnh viêm họng hạt rất dễ tái phát – nguyên nhân vì sao?
Viêm họng hạt rất khó để điều trị dứt điểm bằng phương pháp đốt các hạt bằng hóa chất hay đốt điện, do mỗi lần đốt chỉ triệt tiêu được một số hạt to nhưng lại vô tình kích thích niêm mạc xung quanh khiến các hạt ở vùng niêm mạc lân cận phát triển nhanh hơn. Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần sẽ rất khó khỏi bệnh hoàn toàn, dễ gây tái phát nặng hơn. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh viêm họng hạt cấp tính sẽ rất dễ chuyển sang viêm họng hạt mãn tính kéo dài và dễ tái phát. Những nguyên nhân dẫn đến việc tái phát viêm họng hạt thường xuyên nếu không biết cách điều trị viêm họng hạt mãn tính bao gồm:
- Niêm mạc họng yếu, dễ tổn thương;
- Không khí ô nhiễm, thuốc lá, bụi, nước đá…;
- Lạm dụng kháng sinh điều trị viêm họng hạt dễ dẫn đến kháng thuốc;
- Dùng kháng sinh không đúng (dùng kháng sinh để trị virus, nấm…);
- Bệnh nhân chủ quan với các triệu chứng bệnh nhẹ, đến khi bệnh trở nặng mới điều trị;
- Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém, các virus hoặc vi khuẩn dễ tấn công;
- Mao mạch họng bị căng lên, rách vỡ, tổn thương niêm mạc họng do khạc nhổ dễ dẫn đến bội nhiễm.
4. Cách điều trị viêm họng hạt hiệu quả nhất
Cách chữa viêm họng hạt như thế nào? Để điều trị viêm họng hạt cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để điều trị đạt kết quả tốt nhất. Do đó, bạn cần chọn lựa cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Bên cạnh đó, một số cách chữa viêm họng hạt hiệu quả tại nhà sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh một cách hiệu quả, đặc biệt đây còn là những cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em an toàn:
- Súc miệng bằng nước muối giúp cổ họng bớt, tránh được nhiễm trùng;
- Uống nhiều nước để điều chỉnh thân nhiệt, ngăn bị sốt và khơi thông cổ họng;
- Dùng mật ong để bổ sung vitamin, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn vùng họng;
- Ngậm 1 tép tỏi sống trong 5 – 10 phút hoặc giã nát tỏi sau đó thêm nước, mật ong rồi đun sôi để tạo hỗn hợp sánh mịn sau đó dùng để uống;
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên: đánh răng, súc miệng, sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa;
- Tránh những nơi có môi trường khói bụi;
- Bổ sung vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân;
- Người bệnh viêm họng hạt nên chú ý luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng;
- Tránh thực phẩm cay nóng, đồ chiên nướng, khô cứng, các món ăn/uống lạnh, tránh rượu bia, nước có gas, thức ăn quá ngọt, chất kích thích;
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần kể cả khi không có triệu chứng gì bất thường.
5. Một số cách điều trị viêm họng hạt hiệu quả nhất bằng mật ong
5.1. Sử dụng mật ong nguyên chất
Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong nguyên chất đó là sử dụng 2 – 3 thìa mật ong pha cùng với ly nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng giúp làm dịu cổ họng.
5.2. Bài thuốc chanh đào và mật ong
Chanh đào là loại quả chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với mật ong sẽ cho tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt cho bệnh nhân bị viêm họng hạt. Cách thực hiện mật ong – chanh đào như sau: Rửa sạch chanh đào rồi thái lát mỏng, cho vào một lọ thủy tinh sạch và khô sau đó đổ mật ong vào ngập phần chanh đào, đậy kín nắp, để yên 20 ngày rồi sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường – Phương pháp điều trị với kết quả tuyệt đối
- Bệnh trầm cảm – Căn bệnh đi kèm với lối suy nghĩ tiêu cực
5.3. Bài thuốc gừng và mật ong
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, tính ấm, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt vì vậy thường được kết hợp với mật ong để chữa viêm họng hạt: rửa sạch gừng, thái từng lát mỏng, cho vào 1 lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong vào lọ rồi ngâm trong vài giờ, dùng uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
5.4. Cách chữa viêm họng hạt từ trứng gà và mật ong
Vị mặn và tính lạnh của trứng gà rất tốt cho các bệnh lý cổ họng, để chữa viêm họng hạt hãy đập 1 quả trứng gà vào bát, sau đó thêm 4 – 5 thìa mật ong, 2 thìa ăn cơm nước cốt chanh vào khuấy đều, ủ 2 ngày rồi sử dụng nhanh trong 3 – 4 ngày. Uống bài thuốc này có thể giúp cho các triệu chứng viêm họng hạt thuyên giảm.
Lưu ý nếu đã áp dụng các bài thuốc chữa viêm họng hạt bằng mật ong trong 5 – 7 ngày mà bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tích cực hơn.