Trang chủ Bệnh thường gặp Chữa đau dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả không? Hỏi...

Chữa đau dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả không? Hỏi đáp

Chữa đau dạ dày bằng nghệ được rất nhiều người tin tưởng áp dụng vì cách làm những bài thuốc này không quá phức tạp mà vẫn đem lại hiệu quả nhất định. Nhưng không ít trường hợp người bệnh do không hiểu rõ về liều lượng cũng như những lưu ý trong việc sử dụng nghệ nên nhận lại kết quả không như ý. Vậy bạn hãy đọc bài dưới đây để lưu ý cho bản thân mình nhé!

Tác dụng của nghệ trong chữa đau dạ dày? 

Nghệ vàng có tính ấm, cây giống như nghệ đen nhưng chúng lại có công dụng trị bệnh khác nhau. Nhờ tính kháng viêm và chống oxy hóa tốt, nghệ vàng có tác dụng giúp điều trị một số bệnh như sau:

Nghệ vàng có tác dụng khá rõ trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,….

Chữa đau dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả không? Hỏi đáp
Chữa đau dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả không? Hỏi đáp

Ngoài ra, nghệ vàng còn giúp chữa các bệnh về mật như viêm túi mật, chứng sỏi mật, làm lợi mật, giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, chữa chứng nôn ra máu, chảy máu cam và các bệnh về gan tương đối hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Ngoài ra, nghệ vàng còn giúp chị em điều trị các bệnh ngoài da như trị mụn, sẹo thâm do mụn gây ra, nhiễm trùng da, da bị bầm tím.

Hiện nay nghệ vàng được chiết xuất các thành phần trong củ nghệ để làm các loại thuốc, thực phẩm chức năng hiệu quả trong việc chống viêm dạ dày.

Chữa đau dạ dày bằng nghệ vàng cần được sử dụng đúng liều lượng

Nghệ đen có tính ấm và cay nồng. Với tính ấm, nghệ đen có tác dụng hành khí, mạnh tỳ vị, kích thích hệ tiêu hóa, tiêu xơ, thông huyết, tiêu thực. Do đó chúng được dùng để chữa một số bệnh như bệnh liên quan đến kinh nguyệt như đau bụng kinh, kinh ra không đều và trường hợp bế kinh. 

Nghệ đen có tính phá huyết cực mạnh. Chính vì điều này, những bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến dạ dày tốt nhất không nên sử dụng chúng để chữa bệnh. Đặc biệt, người bệnh bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không nên sử dụng nghệ đen. Bởi chúng làm cho bệnh viêm loét dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn và gây chảy máu, làm chậm quá trình điều trị bệnh.

Để chữa bệnh đau dạ dày tốt nhất các bạn nên sử dụng nghệ vàng để đảm bảo an toàn cho dạ dày và cho sức khỏe của bạn.

Để chữa đau dạ dày bằng nghệ nên dùng nghệ vàng và không được dùng nghệ đen

Tác dụng phụ của nghệ trong chữa đau dạ dày 

Gây kích ứng dạ dày

Nếu bạn sử dụng nghệ với liều lượng cao trong khi đang đói hoặc dùng nghệ gần với thời gian uống thuốc của bạn, thì sẽ gây nên tác dụng phụ không ngờ tới. Việc làm này không những không hỗ trợ điều trị bệnh mà còn gây phản ứng ngược. Làm kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều acid và làm tăng các triệu chứng ợ chua, khó chịu cho người sử dụng.

Làm loãng máu

Các tính chất trong nghệ có thể gây chảy máu nếu bạn sử dụng không đúng cách. Khuyến cáo người dùng thuốc giảm loãng máu như warfarin hoặc phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng nghệ để chữa đau dạ dày.

Một số tác dụng phụ khác

Một số tác dụng phụ khác mà nghệ gây ra được nhắc tới như nóng trong, tiêu chảy, đau bụng, kích thích tuyến thượng thận bài tiết, phản lại tác dụng. Khiến cơ thể người dùng mất khả năng kháng viêm.

Một số bài thuốc chữa đau dạ dày bằng nghệ

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nghệ tươi 

Nghệ tươi có tác dụng chống loét và chữa lành vết thương rất hiệu quả. Khi kết hợp với mật ong có thể tăng hiệu quả chống viêm và hạn chế việc làm tổn thương của niêm mạc dạ dày. 

Cách làm nghệ tươi ngâm mật ong chữa đau dạ dày rất đơn giản. Một lần thực hiện bạn cần chuẩn bị 50 gram nghệ tươi cùng 0,5 – 1 lít mật ong nguyên chất. Nghệ tươi bạn rửa sạch, để ráo nước rồi  thái lát cho vào một lọ thủy tinh. Đổ mật ong vào ngâm cùng với nghệ sau đó đậy kín nắp và đặt ở nơi thoáng khí, tránh ánh sáng trực tiếp.

Ngâm hỗn hợp này trong vòng 1 tuần để các tinh chất trong nghệ tiết ra hòa vào mật ong là có thể sử dụng được.

Với khoảng 2 thìa cà phê nghệ mật ong, bạn pha cùng một ít nước ấm để điều trị bệnh dạ dày 2 – 3 lần/ngày trong 4 – 6 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm dạ dày được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc từ tinh chất nghệ chữa đau dạ dày

Pha 2 thìa cafe tinh chất nghệ với 1 thìa mật ong, cho vào 200ml nước ấm, uống đều đặn mỗi ngày để giảm đau, kích thích tiêu hóa. 

Cách thứ hai chữa bệnh bằng tinh chất nghệ là bạn vo hỗn hợp tinh chất nghệ và mật ong thành từng viên, sấy khô, cho vào hộp kín, bảo quản thường xuyên trong ngăn mát tủ lạnh. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày rất tốt.

Ngoài ra, người ta còn chọn chuối hột xanh chứa nhiều chất chống viêm, tiêu độc để phối hợp với  tinh nghệ để trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày… 

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ bột nghệ 

Bài thuốc điển hình là sử dụng bột nghệ kết hợp với mật ong để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau dạ dày. Cho khoảng 150 gram bột nghệ và 100gr mật ong vào cùng một chiếc bát lớn, trộn đều để thu được một hỗn hợp đồng nhất.

Bạn hãy tạo hỗn hợp nghệ mật ong thành những viên nhỏ, kích thước tương đương bằng hạt đậu xanh. Cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp để sử dụng dần. Bạn có thể bảo quản những viên thuốc tự làm này trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày dùng khoảng 2 – 3 viên để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Sau khoảng 1 tháng kiên trì sử dụng, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm, được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ bột nghệ và mật ong giúp cải thiện hiệu quả
Bài thuốc chữa đau dạ dày từ bột nghệ và mật ong giúp cải thiện hiệu quả

Lời khuyên trong việc chữa đau dạ dày bằng nghệ

Lưu ý khi dùng nghệ kết hợp với thuốc Tây để tránh ảnh hưởng xấu đến máu. Đối với người trước hoặc sau khi phẫu thuật không nên sử dụng nghệ đen. Chúng có công dụng phá huyết, sẽ gây chứng chống lại hoặc làm chậm quá trình đông máu. 

Trong quá trình sử dụng nghệ để chữa đau dạ dày, đặc biệt là khi kết hợp với mật ong thì người bệnh không nên ăn các loại hoa quả có nhiều chất xơ, hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích. Giải thích cho vấn đề này là vì sự kết hợp nêu trên rất dễ khiến người bệnh bị tiêu chảy, chúng không tốt cho niêm mạc của dạ dày. Thay vào đó là nên bổ sung dưỡng chất vitamin, chất khoáng tốt cho cơ thể.

Phụ nữ mang thai cần hạn chế, thậm chí là không nên sử dụng các bài thuốc có chứa nghệ. Việc chữa đau dạ dày bằng nghệ là phương pháp điều trị bằng dân gian. Không phải dùng nghệ điều trị dạ dày là sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. 

Vậy nên nếu đau dạ dày không thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, tiến hành nội soi, chẩn đoán kết quả chính xác. Từ đó bác sĩ sẽ cho lời khuyên điều trị, dùng thuốc để chữa bệnh hiệu quả sớm hơn. Tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng càng khó chữa hơn.

Cách hiểu đúng về “tinh bột nghệ”

Cách hiểu đúng về “tinh bột nghệ”
Cách hiểu đúng về “tinh bột nghệ”

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn chưa biết: “Trong Đông y không có thảo dược nào là tinh bột nghệ, chỉ có bột nghệ và tinh nghệ chứ không hề có tinh bột nghệ như nhiều nơi quảng cáo buôn bán”. (Bác sĩ Trương Yến Nhi – làm việc tại Học viện y học cổ truyền Việt Nam cho biết)

Tinh chất nghệ được gọi là hợp chất Curcumin. Hợp chất này được các cơ sở chiết xuất từ nghệ, rồi mới tạo ra tinh chất. Tinh chất nghệ có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống tế bào ung thư, làm lành các vết thương hở hay lở loét. Chính vì đặc tính này mà người bị đau dạ dày có thể sử dụng tinh nghệ để hỗ trợ điều trị.

Bột nghệ có tính kháng khuẩn, chống viêm ít và hầu như không có tác dụng làm giảm tiết dịch vị dạ dày. Hơn nữa, quá trình chế biến bột nghệ cần phải diễn ra cẩn thận vì trong trường hợp bột nghệ còn lẫn tinh dầu thì người bệnh sẽ bị kích ứng dạ dày. 

Điểm lưu ý quan trọng đó là bột nghệ chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị đau dạ dày chứ không phải là thuốc và hoàn toàn không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, nếu người bệnh chỉ dùng mỗi bột nghệ cho việc trị bệnh thì hiệu quả mang lại sẽ rất thấp.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất