Viêm amidan là một bệnh thường gặp trong cộng đồng và nếu không được điều trị đúng cách sẽ tiến triển thành viêm amidan mãn tính và nguy hiểm hơn nữa như viêm phổi, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết. Vậy, viêm amidan mạn tính có nguy hiểm không? Và nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cùng cách điều trị viêm amidan mạn tính là gì?
1. Tổng quan
Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở được ví như cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp.
Tham khảo thêm:
- Người bị viêm amidan uống thuốc gì để trị bệnh hiệu quả?
- Bật mí 10 cách chữa viêm amidan tại nhà hiệu quả nhanh chóng
- Có nên cắt amidan không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau phẫu thuật
Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại vi sinh vật (virus, vi khuẩn, vi nấm) đối với cơ thể.
Ngoài ra, amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Đối với đường hô hấp, amidan, được coi như là “Một người lính canh gác và bảo vệ” ban đầu của đường hô hấp.
Viêm amidan mạn tính (viêm amidan quá phát) là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan khẩu cái.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, viêm amidan ở trẻ em và thanh thiếu niên gặp với tỷ lệ cao hơn.
2. Nguyên nhân gây viêm amidan
Các nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan như:
- Virus xâm nhập vào đường hô hấp.
- Do cơ thể suy giảm sức đề kháng khiến cho vi sinh vật gây bệnh có sẵn ở mũi họng phát triển và gây bệnh.
- Người bệnh đã và đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, sởi, ho gà,…
- Do nhiễm lạnh (uống nước lạnh, ăn kem, uống bia lạnh (người lớn).
- Do cấu tạo amidan có nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát triển.
- Do cấu tạo amidan nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát hiện.
- Do vệ sinh họng, miệng, răng kém.
- Thời tiết thay đổi đột ngột ( bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao,…).
3. Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng của viêm amidan mạn tính khá ít. Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amidan cấp tính.
Ngoài một số dấu hiệu tương tự như viêm amidan cấp tính (chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng hay sốt vặt), viêm amidan mạn tính còn có thêm những triệu chứng sau:
- Thể trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều. Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng.
- Ho: Chủ yếu là ho khan từng cơn, kéo dài vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
- Rát họng, giọng nói thay đổi.
- Hơi thở hôi: Đây là triệu chứng của viêm amidan điển hình. Những người bị viêm amidan mạn tính dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày thì hơi thở vẫn có mùi hôi làm cho người tiếp xúc khó chịu.
- Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to.
Lưu ý: Viêm amidan mạn tính cần phân biệt với các bệnh khác như lao amidan, giang mai thời kỳ 2, ung thư amidan.
4. Cách điều trị
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm họng hạt là căn bệnh có nguy hiểm và phổ biến không?
- Bệnh tiểu đường – Phương pháp điều trị với kết quả tuyệt đối
Đối với viêm amidan mạn tính thì phẫu thuật cắt amidan hiện nay là rất phổ biến. Tuy nhiên, cần có chỉ định chặt chẽ.
Chỉ định phẫu thuật
Chỉ nên thực hiện phẫu thuật trong các trường hợp:
- Viêm amidan mạn tính nhiều lần từ 5 đến 6 lần trong một năm.
- Khi viêm amidan đã gây ra các biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
- Và khi viêm amidan trở nên quá phát gây khó thở, khó nuốt, khó nói.
Phương pháp phẫu thuật
- Phương pháp phẫu thuật hay được sử dụng trước đây là gây tê tại chỗ bằng các phương pháp: Sluder và Anse.
- Tuy nhiên, ngày nay với nhiều tiến bộ trong kỹ thuật thì phương pháp chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực, cắt bằng Laser, Coblator, dao siêu âm,…
5. Nguyên tắc phòng bệnh
- Cần vệ sinh mũi, họng, miệng tốt hàng ngày.
- Hạn chế uống nước lạnh, kem, nước đá.
- Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp (viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, phổi,…) cần điều trị dứt điểm.
Nếu không có chỉ định từ bác sĩ, hoặc có thể còn khắc phục được thì không nên cắt amidan. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh những biến chứng có thể xảy ra.