Có nên cắt amidan không là vấn đề mà người bị viêm amidan rất phân vân. Bởi amidan là một tổ chức miễn dịch bảo vệ đường hô hấp đầu tiên. Liệu cắt amidan có tốt hay không, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của việc phẫu thuật như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết khi nào nên cắt amidan, trường hợp nào không được phép cắt. Cũng như những lưu ý cần biết trong trước và sau phẫu thuật.
Có nên cắt amidan không?
Có nên cắt amidan không? Theo nhiều chuyên gia y tế cho biết không phải cứ thấy viêm amidan thì nên cắt. Người bệnh chỉ cắt amidan trong những trường hợp được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật”.
Tham khảo thêm:
- Viêm amidan ở trẻ em: nguyên nhân dấu hiệu và biện pháp điều trị
- Cách phân biệt viêm họng và viêm amidan bạn cần biết
- Viêm amidan ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi?
Lý giải thêm về các trường hợp nên cắt amidan nhiều bác sĩ cho biết Tây y điều trị viêm amidan bằng nội khoa chiếm đến 70%. Các trường hợp dùng đến thủ thuật ngoại khoa chỉ chiếm 30%. Tức là khi thuốc điều trị không còn hiệu quả, bệnh sẽ chuyển biến xấu thì mới tính đến phẫu thuật cắt bỏ”. Cắt amidan chỉ nên thực hiện trong trường hợp:
- Viêm amidan tái phát khoảng 4-5 lần trong một năm
- Viêm amidan gây biến chứng đến các cơ quan khác
- Viêm amidan hốc mủ có liên khuẩn cầu tan huyết dễ gây thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận…
- Viêm amidan quá phát gây ngủ ngáy, có những cơn thở trong khi ngủ
- Người bị viêm amidan đang cần thực hiện cấy ghép nội tạng.
Người bệnh muốn thực hiện cắt amidan thì cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe. Tim mạch, huyết áp, máu, gan, thận…không gặp bất cứ vấn đề gì. Người bệnh cần thực hiện khám sức khỏe tổng quát trước khi phẫu thuật.
Trường hợp nào không nên cắt amidan
Cắt amidan là một cuộc phẫu thuật thực thụ và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt là các biến chứng sốc phản vệ khi gây mê và xuất huyết không cầm được. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận…thì rất dễ xảy ra biến chứng
Trên thực tế, cho dù bệnh nhân nằm trong các trường hợp được cắt amidan trên thì bác sĩ cũng không khuyến khích phẫu thuật nếu:
- Mắc các bệnh về máu: Rối loạn đông máu, suy giảm tiểu cầu, suy tủy, ung thư máu…
- Mắc các bệnh tim mạch: Bệnh tim, mạch vành, động mạch ngoại biên, viêm cơ tim…
- Các bệnh mãn tính: Suy gan, suy thận, tiểu đường, cường giáp hoặc bệnh lao, phổi tắc nghẽn mạn tính,…
- Người đang bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc trên diện rộng.
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai.
Về việc tại sao trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi không nên cắt amidan thì dưới 5 tuổi là thời điểm amidan phát triển mạnh và đảm nhiệm vai trò miễn dịch chính ở vùng hầu họng. Nếu loại bỏ amidan hoàn toàn, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn. Còn với người trên 45 tuổi, thời điểm này bắt đầu mắc các bệnh nội khoa mãn tính nên cần cẩn trọng với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào.
Nếu bị viêm amidan nặng mà không thể thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên cân nhắc đến biện pháp khác. Chẳng hạn như điều trị viêm amidan chuyên sâu bằng đông y. Đông y có cơ chế tác động từ gốc, sử dụng thảo dược tự nhiên có tính đặc trị cao và có khả năng tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tái phát.
Những phương pháp cắt amidan
Cùng sự phát triển của y học hiện đại, việc cắt amidan dần trở nên đơn giản với đa dạng các phương pháp. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra thông qua một vài xét nghiệm (nếu cần thiết), sau đó được chỉ định cách điều trị phù hợp. Các phương pháp cắt amidan phổ biến nhất là:
- Cắt amidan bằng laser: Phương pháp này sử dụng năng lượng từ bước sóng ánh sáng laser để cắt khối viêm. Việc cắt amidan bằng laser sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như ít chảy máu, không đau, thời gian thực hiện nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó, nó gây ra tổn thương lớn, dễ để lại sẹo và có thể gây nhiễm trùng, làm ảnh hưởng tới dây thanh quản.
- Cắt amidan bằng Coblator: Đây là phương pháp sử dụng tần sóng điện từ cao để thực hiện. Thiết bị cắt sẽ được bao phủ bởi một đám mây dẫn điện tạo nên năng lượng từ có khả năng phá hủy các mô tế bào ở nhiệt độ khoảng 60 – 70 độ C. Cắt amidan bằng Coblator không gây đau cũng như hạn chế tình trạng chảy máu, tổn thương đến các mô xung quanh. Hơn nữa, chúng còn tiết kiệm thời gian thực hiện và giúp bệnh nhân nhanh chóng được xuất viện và ăn uống bình thường ngay sau đó.
- Cắt amidan bằng plasma: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng đầu dò, kính soi điện tử kết hợp với nguồn điện plasma để thực hiện. Thực hiện bằng phương pháp plasma sẽ giúp giảm đau, ít chảy máu và kéo ngắn thời gian phẫu thuật. Đồng thời, phương pháp cũng ít gây xâm lấn, tránh gây bỏng vì nhiệt độ cắt chỉ dao động khoảng 65 – 90 độ C. Từ đó, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật cắt amidan.
- Phương pháp bóc tách và thòng lòng: Thông thường cách này được áp dụng chủ yếu cho người lớn, chúng giúp giải quyết các thể lâm sàng của bệnh như: Amidan xơ teo, amidan mãn tính thể ẩn, amidan mãn tính có nhiều liên kết xơ dính quanh vùng amidan,… Phương pháp bóc tách và thòng lòng được thực hiện bằng cách giữ chặt amidan và tạch mở niêm mạc trụ. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiếp tục bóc tách amidan khỏi trụ trước và trụ sau, thành ngoài để cắt bỏ cuống amidan.
Những biến chứng có thể xảy ra sau khi cắt amidan
Có nên cắt amidan không, những biến chứng có thể xảy ra khi cắt amidan là gì là những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù các biện pháp cắt amidan đều được bác sĩ chuyên khoa thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nhưng người bệnh vẫn có thể gặp một số rủi ro chẳng hạn như:
Nhiễm trùng vết mổ
Đây là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau khi cắt amidan. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ bị nhiễm trùng vết mổ với các biểu hiện chủ yếu là: Xuất hiện các giả mạch dày màu xám, hạch cổ sưng, các trụ phù nề,…
Một số trường hợp nhiễm trùng khác có thể lây lan đến tai giữa, gây viêm phế quản và sốt cao. Thậm chí người bệnh có thể bị nhiễm trùng khuẩn huyết kèm các biểu hiện sốt cao, rét run, cổ sưng tấy và cơ thể suy nhược,… Nếu như không được can thiệp xử lý nhanh chóng, người bệnh có thể bị tử vong do nhiễm trùng vết mổ amidan.
Chảy máu kéo dài
Chảy máu kéo dài là một trong những biến chứng dễ xảy ra sau khi cắt amidan. Không giống như các vị trí phẫu thuật khác khi vết mổ sẽ được khâu lại ngay sau đó, cắt amidan chỉ được cầm máu thông qua cách thắt mạch. Vậy nên đây chính là lý do khiến người bệnh dễ bị chảy máu, nhất là trong trường hợp bệnh nhân không chú trọng đến thực đơn ăn uống phù hợp sau khi phẫu thuật.
Trong trường hợp biến chứng xảy ra liên tục trong 7 ngày, người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế ddeer được xử lý kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng chảy máu nhiều dẫn tới hạ huyết áp hay choáng váng, sốc, thậm chí là tử vong.
Thông thường việc xử lý hiện tượng chảy máu sau cắt amidan là cầm máu bằng cách khâu trụ, kẹp hoặc đốt điện kèm theo truyền dịch máu. Tuy nhiên, nếu các cách làm trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cho tiến hành cắt động mạch cảnh ngoài.
Ngất xỉu
Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ em, nguyên nhân chính được cho là do lưỡi tụt sâu xuống họng làm kích kích thanh quản co thắt và gây nên tình trạng nghẹt thở. Trước khi ngất xỉu, trẻ thường có biểu hiện môi tím tái, mắt mở to và đỏ, đồng tử giãn, da mặt bầm và có thể ngưng thở. Tuy nhiên, đa phần tình trạng ngất xỉu thường xuất hiện trong quá trình thực hiện phẫu thuật nên đều được xử lý kịp thời.
Trẻ em viêm amidan có nên cắt bỏ amidan không?
Theo các nghiên cứu cho thấy, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh viêm amidan. Đặc biệt là với trẻ có sức đề kháng kém hoặc do người thân chủ quan, không chú ý tới sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ em bị viêm amidan có nên cắt bỏ không?
Các chuyên gia cho biết, đối tượng được cắt amidan phải từ 4 – 50 tuổi, vì thế trẻ em cũng có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan nếu có những triệu chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
Với trẻ dưới 4 tuổi, việc cắt bỏ amidan sẽ dễ dẫn tới chức năng miễn dịch suy giảm, mặt khác amidan của trẻ lúc này chưa phát triển hết nên dễ phát triển lại. Vì thế mà người thân nên đưa trẻ đi khám kỹ lưỡng, nghe theo lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho các con.
Tóm lại, việc có nên cắt amidan không và cắt bằng phương pháp nào sẽ được quyết định bởi tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ cũng như mong muốn của bản thân người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tập cho mình chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt hợp lý để vết thương sau phẫu thuật nhanh lành, đồng thời tránh các biến chứng có thể xảy ra
Cách chăm sóc amidan sau phẫu thuật – mổ amidan
Sau phẫu thuật, người bệnh đặc biệt phải chăm sóc sức vết mổ amidan cẩn thận. Các biến chứng như nhiễm trùng tại chỗ, xuất huyết do rách vết mổ rất dễ xảy ra trong 14 ngày đầu. Để phòng tránh biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh cần:
- Chế độ dinh dưỡng người viêm amidan trong 14 ngày: Ngày đầu tiên chỉ nên uống sữa, 7 ngày tiếp theo ăn cháo, súp ấm và uống nước ép, ngày thứ 8-12 thì có thể ăn thực phẩm mềm như bún, phở, thức ăn kho nhừ… Tuyệt đối không ăn thực phẩm khô cứng, cay nóng, uống đồ có cồn, có ga, hút thuốc lá trong những ngày này. Sau 14 ngày bệnh nhân có thể ăn uống bình thường
- Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không bị suy nhược. Không được vận động mạnh, hò hét, nói chuyện to khiến vết mổ rách.
- Quan sát vết thương hàng ngày: Người bệnh phải uống thuốc chống nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ. Hàng ngày đều phải quan sát vết mổ và phản ứng của cơ thể. Hiện tượng xuất huyết và cầm máu được sau ít phút là hoàn toàn bình thường. Nếu không thể cầm máu được và máu chảy nhiều thì cần liên hệ với bác sĩ ngay.
- Vệ sinh răng miệng: Trong vòng 24 giờ đầu không được đánh răng. Sau đó người bệnh có thể vệ sinh răng miệng như bình thường nhưng cần nhẹ nhàng để tránh chạm vết thương. Nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng diệt khuẩn nhưng không được súc họng.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm họng hạt là căn bệnh có nguy hiểm và phổ biến không?
- Bệnh tiểu đường – Phương pháp điều trị với kết quả tuyệt đối
Với những chia sẻ của chuyên gia, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề có nên cắt amidan không. Nếu bạn đọc đủ điều kiện sức khỏe và cần phẫu thuật thì đừng quên thực hiện các biện pháp chăm sóc phòng ngừa biến chứng sau cắt amidan.