Trang chủ Bệnh thường gặp Hướng dẫn cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm chi...

Hướng dẫn cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm chi tiết

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi bạn ăn thực phẩm hoặc uống nước đã bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc chất độc. Mặc dù các triệu chứng như nôn hoặc tiêu chảy khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng thực chất lại là cách giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài. Chính vì vậy, người bị ngộ độc thực phẩm thường tự khỏi trong vài ngày mà không cần đến điều trị. Tuy nhiên, để bệnh nhân nhanh hồi phục thì cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm đúng cách tại nhà là điều rất quan trọng.

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này nhưng chưa biết làm thế nào để chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm đúng cách thì có thể tham khảo thông tin qua bài viết sau.

6 cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Thông thường, nếu bệnh nhân không mất nước nghiêm trọng do ngộ độc thực phẩm thì tình trạng này thường tự khỏi trong vài ngày mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Hơn nữa, so với điều trị ngộ độc thực phẩm bằng thuốc, việc để cơ thể tự điều tiết loại bỏ chất độc mới là cách giúp bệnh nhân khỏe hơn và hạn chế gặp tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, để giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, bạn nên áp dụng những cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm tại nhà được khuyến khích sau đây:

Có thể bạn quan tâm:

1. Ngừng ăn uống trong vài giờ

Nôn mửa, tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm có thể khiến dạ dày bị kích thích và co bóp dữ dội. Vì vậy, bệnh nhân không nên ăn uống thêm bất cứ món gì trong vài giờ để giúp dạ dày được nghỉ ngơi và dịu lại.

2. Bù nước và chất điện giải cho người bị ngộ độc thực phẩm

Bù nước và chất điện giải cho người bị ngộ độc thực phẩm
Bù nước và chất điện giải cho người bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân thường bị mất nước do nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm cần ưu tiên đó là bù nước hoặc dung dịch điện giải kịp thời, liên tục cho bệnh nhân bằng đường uống. Trong trường hợp người bệnh chưa khỏe thì chỉ nên cho ngậm đá bào tinh khiết hoặc uống từng ngụm nước nhỏ được chia ra nhiều lần để tránh mất nước nghiêm trọng.

3. Chỉ cho người bệnh ăn khi họ cảm thấy sẵn sàng

Nếu bệnh nhân cảm thấy đỡ hơn và sẵn sàng để ăn uống thì bạn có thể bắt đầu cho ăn thức ăn nhạt, ít béo và dễ tiêu hóa như cháo trắng, cơm, bánh mì nướng, bánh quy giòn, chuối… Ngoài ra, bạn còn có thể cho dùng men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, lưu ý là nếu khi ăn bệnh nhân lại cảm thấy buồn nôn thì nên tạm ngừng chứ không nên thúc ép dung nạp thức ăn.

4. Tránh cho ăn một số thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày

Vì dạ dày sau khi bị ngộ độc thực phẩm còn rất yếu nên bạn cần tránh cho người bệnh ăn uống những thực phẩm, đồ uống gây khó chịu cho dạ dày như sữa, đồ uống có ga/caffein, rượu bia, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị…

5. Để bệnh nhân được nghỉ ngơi và đảm bảo vệ sinh

Để bệnh nhân được nghỉ ngơi và đảm bảo vệ sinh
Để bệnh nhân được nghỉ ngơi và đảm bảo vệ sinh

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cần được nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh. Bên cạnh đó, bạn cần hỗ trợ người bệnh vệ sinh sạch sẽ răng miệng, thân thể, quần áo để tránh lây nhiễm cho những người khác trong gia đình. Không những vậy, bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trong những trường hợp như trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.

6. Lưu ý theo dõi bệnh nhân tại nhà

Song song với những cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm kể trên, bạn cũng cần lưu ý đến việc theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, bao gồm việc theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh, huyết áp, số lần nôn/đi ngoài, tính chất dịch nôn/phân… Nếu nhận thấy người bệnh yếu ớt, nhịp tim bất thường hoăc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như mắt trũng, da khô nhăn nheo, tiểu ít… thì cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Trường hợp nào người bị ngộ độc thực phẩm cần đến bệnh viện?

Người bệnh cần được nhập viện khi có những dấu hiệu mất nước nghiêm trọng
Người bệnh cần được nhập viện khi có những dấu hiệu mất nước nghiêm trọng

Có thể bạn quan tâm:

Mặc dù những cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm tại nhà có thể giúp ích đối với hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng thì việc bù nước thông thường là không đủ mà cần được truyền qua tĩnh mạch hoặc dùng thuốc kháng sinh để trị tiêu chảy. Vì vậy, người bệnh cần được nhập viện khi có những dấu hiệu mất nước nghiêm trọng sau:

  • Khô miệng, da khô ráp, mắt trũng
  • Khát nước quá mức
  • Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu
  • Nhịp tim nhanh
  • Huyết áp thấp
  • Yếu ớt, chóng mặt, không tỉnh táo.

Ngoài tình trạng mất nước, nếu người bị ngộ độc thực phẩm có thêm một số triệu chứng nguy hiểm sau đây cũng nên nhanh chóng nhập viện:

  • Dịch nôn hoặc phân có lẫn máu
  • Tầm nhìn mờ
  • Tiêu chảy hơn 3 ngày
  • Sốt trên 38 độ C
  • Không thể giữ chất lỏng trong cơ thể
  • Ngứa ran
  • Yếu cơ.

Trong hầu hết trường hợp, cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm tại nhà có thể giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bị ngộ độc thực phẩm bị mất nước nghiêm trọng hoặc là một trong những đối tượng có sức khỏe yếu như người trên 60 tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh mãn tính… thì cách tốt nhất là nên cho bệnh nhân nhập viện để được bác sĩ điều trị, chăm sóc đúng cách và an toàn.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất