Ung thư xương chính là chủ đề chúng tôi muốn mang đến bạn trong bài viết này. Trên thế giới, căn bệnh này có tỷ lệ thường gặp thấp hơn. Bệnh này không chỉ gặp ở người lớn tuổi, những người trẻ vị thành niên cũng có nguy cơ mắc ung thư ác tính này, thậm chí là tỷ lệ mắc cao hơn so với những đối tượng khác. Những nguyên nhân chủ chốt, dấu hiệu và cách chữa trị của căn bệnh này ra sao?
Định nghĩa về căn bệnh
Ung thư xương (Bone Cancer) cũng hoạt động như những loại ung thư ác tính khác. Cách nó hình thành nên khối u là nhờ vào việc phát triển các tế bào bên trong xương. Ba tế bào tại vị trí xương được liên kết với nhau, đó là tế bào tạo xương/tạo sụn/liên kết mô xương.
Điều đáng nói, những tế bào này liên tục tăng trưởng một cách bất ổn, và ngày càng có nhiều khối u ác tính xuất hiện, biến thành ung thư. Như vậy vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người.
Khái quát về bệnh ung thư xương
Tuy loại ung thư ác tính này không quá phổ biến, nhưng nó vẫn thường gặp phải ở một số người trẻ vị thành niên. Những loại nào bệnh nhân thường hay mắc phải?
- Ung thư xuất phát từ tế bào (Nguyên phát) – Đây là tình trạng khối u ác tính này xuất hiện tại xương hoặc những phần xung quanh xương. Tuy nhiên, chỉ 1% số người dưới 30 tuổi mắc phải. Đối với những người lớn tuổi, tỷ lệ chiếm 10%, do khu vực xương sụn bắt đầu lão hóa.
- Ung thư do di căn (Thứ phát) – Khi bệnh nhân đã có nền tảng của ung thư khác, những tế bào này có thể lây lan sang xương và biến thành ung thư. Multiple Myeloma xuất hiện nhiều nhất, và không gặp nguy hiểm đối với những người lớn tuổi. Osteogenic Sarcoma thường gặp ở trẻ em, phần gặp ảnh hưởng đầu tiên chính là xương tay và chân.
Nhận biết ung thư xương qua các triệu chứng nào?
Thông thường, giai đoạn của bệnh ung thư xương sẽ thể hiện qua những biểu hiện. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy ở những bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư ác tính này.
- Tinh thần không tỉnh táo, thường xuyên rơi vào tâm trạng buồn bã và cơ thể buông thả, không làm được việc gì. Ngoài ra, họ cũng có thể gặp những cơn sốt nhẹ thoáng qua trong nhiều ngày. Điều đáng nói nhất, chính là triệu chứng không thể hồi phục bằng những viên thuốc hạ sốt và bổ trợ tinh thần.
- Dấu hiệu quan trọng nhất chính là đau bên trong vị trí xương. Tùy thuộc vào giai đoạn, người bệnh có thể đối mặt với những cơn đau buốt cho đến đau trầm trọng. Càng lâu, những cơn đau này sẽ càng tăng lên, và ban đêm chính là “cơn ác mộng” của những ai mắc phải căn bệnh này.
- Những vết sưng và cục u bắt đầu xuất hiện tại các vị trí quanh phần xương trên cơ thể. Thông thường, nó nằm tại các phần xương dài của chi.
- Trọng lượng cơ thể đột ngột giảm nhanh, khuôn mặt hốc hác và làn da không có sức sống chính là biểu hiện dễ thấy nhất. Bởi vì thông thường, những người sụt cân đột ngột thường có vấn đề về sức khỏe.
- Người bệnh sẽ dễ dàng tìm thấy những nốt hạch cứng trong xương của mình. Đặc biệt là tại những phần xương dài của cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư xương
Hiện nay, trên thế giới chưa tìm ra được nguyên nhân thật sự của căn bệnh ung thư xương. Tuy nhiên, một số nguyên nhân được xác định là tác động đến quá trình hình thành của căn bệnh này.
Do di truyền
Nguyên nhân này được nhận thấy đầu tiên khi ở các bệnh nhân. Khi gia đình bệnh nhân từng có người mắc LFS, một hội chứng khiến họ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với thông thường. Và tiếp theo chính là hội chứng người lùn, những biến đổi khi xương không phát triển như thông thường sẽ tăng lên, và khiến họ gặp phải nguy cơ mắc ung thư ác tính.
Do xạ trị
Những người đã từng trải qua các đợt xạ trị hoặc hóa trị thường có nguy cơ mắc cao hơn. Ngoài ra, trước đây bệnh nhân từng mắc phải một khối u trong sụn cũng có thể mắc bệnh ung thư tại vùng xương.
Bệnh Paget
Bệnh rối loạn xương lành tính (Paget), những người này thường mắc phải hiện tượng xương đột ngột bị gãy. Tuy nhiên, khi nó hình thành trở lại thì tạo nên những sự phát triển không bình thường.
Những ai có nguy cơ mắc ung thư xương?
Như chia sẻ ban đầu, trẻ vị thành niên là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất. Những bạn từ 10 đến 19 tuổi khi mắc phải, thường sẽ gặp dạng Sarcoma Xương – Một trong các dạng ung thư phổ biến ở trẻ em.
Những người lớn tuổi hơn, từ 40 trở lên sẽ gặp phải bệnh ở dạng Sarcoma sụn. Họ thường mắc bệnh do chịu ảnh hưởng của Paget. Dạng bệnh này cũng thường gặp ở những người lớn tuổi, khi họ không còn đủ khả năng vận động nhiều như người trẻ, các vị trí hình thành của tế bào ung thư thường nằm tại xương chậu và hai bên đùi của người già.
Các cách chẩn đoán ung thư xương
Sau khi nhận thấy được những dấu hiệu về bệnh ung thư xương hoàn toàn hiện diện trên cơ thể của mình. Người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên môn cao trong lĩnh vực này để tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Hiện nay, có bốn hình thức để chẩn đoán, chụp MRI, chụp X-Quang, Xạ hình xương và Sinh thiết.
Bệnh ung thư xương chữa bằng các phương pháp nào?
Một số người thường sẽ cảm thấy sốc tâm lý hoặc mất bình tĩnh khi biết cơ thể mình đang gặp phải căn bệnh ung thư ác tính. Nhưng ngày nay, sự hiện đại trong y học sẽ giúp những bệnh nhân điều trị kịp thời. Có rất nhiều phương pháp để chữa trị căn bệnh này, một tinh thần lạc quan và chiến đấu hết mình sẽ là cách tốt nhất cho việc chữa trị.
- Phẫu thuật – Một trong các phương pháp phổ biến nhất, trực tiếp loại bỏ phần khối u ác tính trong xương của bệnh nhân. Cách này sẽ giúp bệnh nhân hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của các “kẻ thù” ác tính này.
- Dùng phương pháp hóa trị – Tuy phương pháp này không loại bỏ hoàn toàn, nhưng nó bổ trợ cho phương pháp phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn. Cách làm chính là truyền hóa chất để ngăn chặn các tế bào ung thư, đồng thời kích thước khối u được thu nhỏ.
- Xạ trị – Khống chế tế bào ung thư trong cơ thể bằng cách dùng tia X với nguồn năng lượng cao. Song song đó, sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Nên làm gì khi mắc bệnh ung thư xương?
Có rất nhiều giải pháp để xóa bỏ căn bệnh ung thư ác tính này ra khỏi cơ thể của bệnh nhân. Cách bệnh nhân đối mặt với căn bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến trong cơ thể, một tinh thần tốt và không kích động sẽ là trạng thái tốt.
Tiến hành đến bệnh viện và kê khai tình trạng bệnh của mình. Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc để chữa trị, không nghe theo những bài thuốc dân gian, bởi vì nó không đủ khả năng ứng dụng đối với căn bệnh ác tính này.
Tìm hiểu kỹ các thông tin về căn bệnh là điều cần làm khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu. Khi đủ kiến thức, bệnh nhân sẽ không còn thấy nó quá nghiêm trọng. Thường xuyên tập thể dục và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất và hạn chế thực phẩm theo lời bác sĩ.
Duy trì những sở thích của bản thân, như đọc sách, nghe nhạc, chăm sóc cây vườn, hoặc những điều khiến bạn cảm thấy hào hứng. Hãy tin tưởng vào một tương lai tươi sáng và một cuộc sống tốt đẹp sau khi khỏi bệnh bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư da – bệnh lý xuất hiện nguyên nhân là do đâu?
- Ung thư dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân
Kết luận
Ung thư xương và những chia sẻ xoay quanh căn bệnh này đã được gửi gắm đến bạn chi tiết nhất. Thông qua bài viết này, chúng tôi muốn truyền đạt đến bạn những thông điệp tích cực và kiến thức hữu ích nhất dành cho bạn.