Tỷ lệ chữa khỏi ung thư tuyến giáp khá cao vì căn bệnh này phát triển chậm. Cũng chính vì thế, người bệnh suy nghĩ lạc quan và rất tích cực điều trị bệnh. Một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đó là “ung thư tuyến giáp sống được bao lâu” và cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị bệnh.
1. Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng với cơ thể và là tuyến nội tiết lớn nhất. Vị trí tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, gồm có 2 thùy trái và thùy phải. Tình trạng những tế bào tuyến giáp có biểu hiện tăng sinh bất thường được gọi là ung thư tuyến giáp.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu và cách điều trị bệnh
- Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn những thực phẩm nào?
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp:
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này, tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp có thể tính đến như:
+ Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em mắc bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những đối tượng khác.
+ Giới tính: Theo những khảo sát thực tế, tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp ở nữ giới thường cao hơn nam giới, trong đó bao gồm ung thư tuyến giáp.
+ Bệnh tuyến giáp: Các trường hợp mắc các bệnh lý tuyến giáp như bướu nhân tuyến giáp, bệnh suy giáp, viêm tuyến giáp,… sẽ có nguy cơ ung thư tuyến giáp cao hơn những trường hợp khác.
+ Nhiễm phóng xạ: Tình trạng nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, đường hô hấp có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp và làm tăng nguy cơ bị bệnh.
+ Ngoài ra, thiếu hoặc thừa i-ốt, người thừa cân béo phì hay uống rượu thường xuyên, có thói quen hút thuốc lá,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp
Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư tuyến giáp không gây ra những triệu chứng rõ ràng. Nhiều trường hợp bệnh nhân tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc trong quá trình điều trị, theo dõi các bệnh lý về tuyến giáp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra những biểu hiện như sau:
+ Xuất hiện khối u bất thường ở vùng cổ, có thể quan sát bằng mắt thường. Những khối u này thường cứng và có khả năng di động theo nhịp nuốt.
+ Có hạch ở vùng cổ: Hạch mềm và nhỏ, thường xuất hiện cùng bên với khối u.
+ Ở giai đoạn muộn: Những khối u to hơn và có thể gây chèn ép dẫn đến khó nuốt, khó thở, khàn tiếng, da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm, người bệnh giảm cân không rõ nguyên nhân,…
Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thường được áp dụng
+ Phẫu thuật: Tùy vào từng giai đoạn bệnh và mức độ di căn mà bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt tuyến giáp bán phần hoặc cắt tuyến giáp toàn phần.
+ I-131 phóng xạ: Sau phẫu thuật, các bác sĩ có thể kết hợp điều trị bằng phương pháp I-131 phóng xạ để phá hủy những mô giáp còn lại.
+ Xạ trị: Phương pháp này có thể áp dụng riêng lẻ hoặc áp dụng kết hợp sau phẫu thuật để tiêu diệt triệt để tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Đối với những trường hợp bệnh đã ở giai đoạn muộn và không thể áp dụng phẫu thuật, bệnh nhân cũng được thực hiện xạ trị để hạn chế tình trạng tiến triển và di căn của tế bào ung thư.
2. Người bệnh ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng phương pháp. Đây cũng là loại bệnh ung thư có tiên lượng tốt hơn so với nhiều loại ung thư khác do bệnh tiến triển chậm. Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo nên đi khám sớm ngay khi cơ thể có những dấu hiệu lạ để được chẩn đoán cũng như điều trị bệnh kịp thời.
Về thắc mắc “ung thư tuyến giáp sống được bao lâu”, các chuyên gia cho biết, rất khó để đưa ra một con số chính xác vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh nhân phát hiện bệnh khi đang ở giai đoạn nào, phương pháp điều trị có hợp lý hay không, bệnh nhân có thể trạng sức khỏe ra sao, có bệnh lý nền hay không,… Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
– Nếu người bệnh được điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, khi chưa xảy ra tình trạng di căn, thì cơ hội sống trên 5 năm gần như đạt tỷ lệ tuyệt đối 100% và cơ hội sống trên 10 năm cũng rất cao với tỷ lệ 75%.
– Với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, khi những khối u đã phát triển, có kích thước lớn và đã lan tới những hạch bạch huyết vùng cổ thì bệnh nhân có khoảng 80% cơ hội sống trên 5 năm.
– Trong trường hợp khối u đã di căn đến những bộ phận khác trong cơ thể, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 50%.
– Bên cạnh đó, tùy từng loại ung thư tuyến giáp mà cơ hội sống của người bệnh cũng sẽ khác nhau. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể nhú thường có tỷ lệ sống trên 5 năm cao nhất, có thể đạt 95%. Đối với những trường hợp ung thư không biệt hóa, tiên lượng bệnh xấu, nếu đã ở giai đoạn di căn, bệnh nhân thường có cơ hội sống dưới 1 năm.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư xương – Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
- Ung thư vú – Thông tin tổng hợp – Những thắc mắc về UTV
– Ngoài ra, “ung thư tuyến giáp sống được bao lâu” còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần được chăm sóc tích cực về mặt thể chất và tinh thần. Cụ thể là:
+ Về tinh thần: Thường xuyên quan tâm, chia sẻ với người bệnh, động viên họ giúp họ có thêm sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật. Người thân và bạn bè nên giúp bệnh nhân kết nối nhiều hơn với xã hội để họ vui vẻ hơn, tránh suy nghĩ tiêu cực. Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, trầm cảm,… có thể nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ tâm lý.
+ Về sức khỏe thể chất: Nên giúp đỡ bệnh nhân thực hiện các hoạt động hàng ngày trong trường hợp cần thiết, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật theo hướng dãn của bác sĩ và đưa người bệnh đi khám theo đúng lịch hẹn. Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ của thuốc hoặc có bất cứ triệu chứng bất thường nào cần đưa người bệnh đi khám càng sớm càng tốt.
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể giải đáp được ung thư tuyến giáp sống được bao lâu. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, đây chỉ là những con số thống kê trung bình và có thể chưa phản ánh được chính xác thời gian sống của người bệnh ung thư tuyến giáp.
Tổng hợp: suckhoechoban.net