Ung thư phổi – Căn bệnh ung thư phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh u phổi ác tính hiện chỉ đứng sau ung thư gan. Tuy nhiên, vì các dấu hiệu bệnh rất khó phát hiện nên thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Khi phát hiện, phần lớn ung thư đã tiến triển đến giai đoạn 3-4. Vậy, dấu hiệu nhận biết u phổi ác tính sớm là gì? Nguyên nhân gây khối u và cách phòng ngừa bệnh ra sao?
Thông tin về ung thư phổi
Theo kết quả thống kê, hiện nay u phổi ác tính là căn bệnh có lượng người mắc nhiều thứ 2 tại Mỹ. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, trong đó người nam có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Độ tuổi mắc u phổi ác tính chủ yếu gặp phải ở người lớn độ tuổi trên 65 tuổi, một số ít ở độ tuổi dưới 45.
Bệnh u phổi ác tính hiện nay có 2 loại chính: U phổi ác tính không phải tế bào nhỏ (NSCLC), u phổi ác tính tế bào nhỏ (SCLC). Cả hai dạng ung thư đều có thời kỳ tiến triển trong 4 giai đoạn từ giai đoạn 1 tới giai đoạn 4. Trong đó, bệnh u phổi ác tính SCLC có mức độ phổ biến hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy, những người da đen có tỷ lệ mắc u phổi ác tính cao hơn so với da trắng. Những người có tiền sử hút thuốc lá sẽ chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Tỷ lệ sống sót của bệnh u phổi ác tính, thời gian sống, phác đồ điều trị phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh.
Những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Hiện nay, khoa học chứng minh có nhiều nguyên nhân gây bệnh u phổi ác tính. Trong đó, chủ yếu nhất là những tác nhân gây bệnh như sau:
Thuốc lá – Mầm mống của ung thư phổi
Hút thuốc là lý do chính chính dẫn tới u phổi ác tính, chiếm tới 90% tỷ lệ bệnh nhân hiện nay. Trong đó có 4% là do hít phải khói thuốc hằng ngày.
Một số nghiên cứu cho thấy, nam giới thường xuyên hút thuốc lá có tỷ lệ mắc u phổi ác tính cao hơn so với người bình thường là khoảng 23%. Nữ giới sử dụng thuốc lá thường xuyên có tỷ lệ mắc u phổi ác tính cao hơn người bình thường 13%.
Môi trường làm việc cũng có thể gây ung thư
Môi trường làm việc không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư phổi. Làm việc trong môi trường khói bụi, các khí độc như crom, khí than, các kim loại như niken, luyện thép, amiăng, khí thải diesel,…
Ung thư phổi do nhiễm phóng xạ
Tiếp xúc/ nhiễm phóng xạ là nguyên nhân của nhiều loại ung thư, trong đó có bệnh u phổi ác tính. Bệnh nhân làm việc tại những nơi có nguồn phóng xạ như các mỏ uranium, haematite, fluorspar, tia phóng xạ có chưa khí radon,… Đây chính là những nguyên nhân gây bệnh ung thư cho con người nếu như tiếp xúc thường xuyên và bị nhiễm vào cơ thể.
Một số nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi khác
Một số nguyên nhân khác gây nên bệnh u phổi ác tính như: Tiền sử gia đình, người trước đó từng xạ trị ở ngực hay người ngửi mùi hút thuốc lá thường xuyên.
Các triệu chứng của ung thư phổi
Các dấu hiệu sớm để nhận biết u phổi ác tính khá ít và không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn có thể thông qua những triệu chứng sau để nhận biết bệnh:
Ho kéo dài, ho mãn tính, những cơn ho dai dẳng là dấu hiệu cơ bản nhất
Ho là dấu hiệu cho thấy phổi bị tổn thương. Tuy nhiên, ho có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh và chúng ta thường nghĩ rằng đó có thể là do cảm lạnh, cúm, viêm họng, do nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh,… Nếu như bạn cảm thấy mình không phải ho vì các nguyên nhân gây bệnh thì hãy nên đi chiếu chụp để kiểm tra.
Khó thở, hơi thở ngắn, có đờm lẫn máu là dấu hiệu dễ thấy về ung thư
Khó thở là dấu hiệu cho thấy có khối u ở trong phổi khiến cho đường thở bị cản trở. Đó chính là nguyên nhân khiến bạn khó thở, hơi thở ngắn khi vận động mệt hoặc thậm chí có thể có đờm lẫn máu. Nếu như bạn gặp phải tình trạng này thì cũng rất cần một lịch kiểm tra sức khỏe của phổi.
Ho ra máu là dấu hiệu dễ nhận biết
Một số bệnh nhân mắc ung thư phổi sẽ có biểu hiện ho ra máu nếu như khối u năm ở vị trí gần phế quản. Nếu ho ra máu màu nâu đỏ cùng với biểu hiện khó thở, mệt mỏi, chóng mặt thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Cảm giác đau tức ngực trong ung thư phổi
Một khi khối u đã lớn, thậm chí bắt đầu di căn, các hạch bạch huyết bị sưng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức ngực. Tình trạng đau tức ngực sẽ nặng hơn khi ho, hít thở sâu hoặc khi cười lớn.
Khàn giọng, giọng nói khò khè là một dấu hiệu
Nếu như không có bất cứ một dấu hiệu bệnh nào mà bệnh nhân thấy mình bị khàn giọng, giọng nói khò khè không rõ nguyên nhân. Kèm theo đó là những triệu chứng như mệt mỏi, sụt cân, người gầy yếu,… thì nên đi khám bác sỹ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi.
Cách phòng tránh ung thư phổi
Dựa trên những nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh u phổi ác tính bằng những cách sau:
- Không hút thuốc lá, không tiếp xúc với khói thuốc
- Luôn lựa chọn môi trường sống và làm việc trong lành, cải thiện chất lượng môi trường hoặc sử dụng những biện pháp bảo hộ cẩn thận, tránh tiếp xúc với khói bụi.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ
- Ăn uống lành mạnh và duy trì lịch vận động, sinh hoạt, học tập và làm việc khoa học.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Hiện nay, y học có thể chẩn đoán u phổi ác tính và xác định được bệnh đang ở giai đoạn nào. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng những phương pháp chẩn đoán sau:
- Chụp X-quang lồng ngực.
- Chụp cắt lớp vi tính.
- Lấy sinh thiết vùng có khác thường ở phổi, tiến hành nhuộm, soi dưới kính hiển vi quang học.
Các biện pháp điều trị, hỗ trợ điều trị ung thư phổi
Sử dụng các biện pháp điều trị bệnh ung thư phổi như thế nào cho hiệu quả còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Hiện nay, y học áp dụng những phương pháp điều trị u phổi ác tính sau:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ phát huy hiệu quả khi u còn nhỏ, chưa di căn. Cơ thể bệnh nhân khỏe mạnh sẽ có kết quả tốt khi phẫu thuật.
- Xạ trị: Phương pháp dùng tia xạ dùng để phá hủy khối u. Xạ trị sẽ hiệu quả khi khối u đang còn nhỏ, chưa di căn nhằm hạn chế sự phát triển của khối u.
- Hóa trị: Hóa trị giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, hỗ trợ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Có tới 80-90% bệnh nhân giảm sự tiến triển của bệnh khi khối u còn nhỏ thông qua phương pháp này.
- Điều trị hỗ trợ: Điều trị hỗ trợ thường được sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Đây là phương pháp sử dụng những loại thuốc hỗ trợ làm giảm đau, điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
- Phương pháp miễn dịch tự thân: Đây là một phương pháp mới với mục đích giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chưa ứng dụng rộng rãi và đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm ở những nước có nền y học phát triển.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi
Hiện không có bất cứ khuyến cáo nào về chế độ ăn uống cho bệnh nhân u phổi ác tính. Lời khuyên là cho bệnh nhân ăn uống đủ chất và đầy đủ dinh dưỡng. Cụ thể:
- Có thể ăn những thực phẩm mà bệnh nhân muốn sử dụng miễn là có lợi cho sức khỏe.
- Nếu như bệnh nhân không muốn ăn hoặc không ăn được nhiều, hãy chia nhỏ bữa ăn.
- Nếu bệnh nhân muốn tăng cân, nên sử dụng thực phẩm nhiều calo nhưng ít đường.
- Nên sử dụng gừng và trà bạc hà sẽ tốt cho đường tiêu hóa và hô hấp của bệnh nhân.
- Nếu người bệnh bị táo bón thì bệnh nhân nên sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ.
- Nếu như bệnh nhân bị lở miệng hoặc dạ dày khó chịu người bệnh nên tránh xa các loại gia vị.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tụy nguy hiểm đến cho loài người như thế nào?
- Ung thư tuyến giáp nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
Lời kết
Trên đây là những thông tin về bệnh ung thư phổi có thể bạn sẽ cần tham khảo để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Hãy tránh xa các yếu tố gây bệnh và duy trì một nếp sống lành mạnh. Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và lắng nghe cơ thể nếu có bất cứ bất thường nào cần thăm khám y tế càng sớm càng tốt.