Ung thư máu là một trong những loại ung thư nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng. Do ung thư máu là một căn bệnh phức tạp, nên người bệnh thường rất lo lắng không biết ung thư máu có chữa được không?
Ung thư máu là gì?
Ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu bất thường tăng trưởng đột biến, ngoài tầm kiểm soát, làm gián đoạn các chức năng của tế bào máu bình thường. Hầu hết các bệnh ung thư máu xuất phát từ tủy xương – nơi sản xuất máu.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em mà ít ai biết đến
- Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không?
- Ung thư máu là đột biến gì? – Giải đáp thắc mắc bạn đọc
Các chuyên gia phân loại ung thư máu thành 3 loại:
- Bệnh bạch cầu
- Ung thư hạch bạch huyết
- Đa u tủy xương
Dấu hiệu ung thư máu bạn không thể bỏ qua
Trước khi tìm hiểu ung thư máu có chữa được không chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các dấu hiệu nhận biết để kịp thời can thiệp ung thư máu nếu có thể. Thông thường, bác sĩ rất khó để xác định ung thư máu giai đoạn đầu vì không có bất cứ biểu hiện nào. Ở các giai đoạn khác, triệu chứng ung thư máu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm.
Mặc dù các loại ung thư máu có những triệu chứng đặc trưng, nhưng chúng vẫn có các dấu hiệu chung, như:
- Thường dễ bị nhiễm trùng
- Mệt mỏi
- Ngứa da
- Sụt cân nhanh và không rõ lý do
- Thường xuyên và dễ bầm tím
- Sưng hoặc nổi khối u ở dạ dày, hàng hoặc cổ
- Đau khớp hoặc xương
- Đổ mồ hôi đêm
Triệu chứng bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư máu bắt đầu trong tủy xương. Một số dạng bệnh bạch cầu có biểu hiện cấp tính, do đó bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu. Người bệnh có thể dễ dàng bị nhiễm trùng và mắc bệnh. Ngoài ra, dạng bệnh bạch cầu mạn tính phải mất nhiều năm để biểu hiện, do đó bạn sẽ không có triệu chứng trong một thời gian dài.
Khi cơ thể không tạo đủ hồng cầu hoặc khiến hồng cầu khiếm khuyết không thể hoạt động bình thường, bạn sẽ có các triệu chứng thiếu máu, bao gồm:
- Đau ngực
- Khó thở
- Da nhợt nhạt
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
Ung thư máu còn có thể ảnh hưởng đến các tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, khiến bạn có các triệu chứng sau:
- Có xu hướng chảy nhiều máu
- Xuất hiện các vết chấm nhỏ và đỏ trên da
- Chảy máu nướu răng
- Bầm tím bất thường
- Phân có màu đỏ hoặc đen
- Kinh nguyệt ra nhiều
Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết
Ung thư có thể khiến các hạch bạch huyết và tế bào bạch cầu phát triển bất thường và hoạt động không đúng. Lúc này, cơ thể không còn chống lại các nhiễm trùng. Một triệu chứng điển hình của ung thư hạch bạch huyết là sưng hạch bạch huyết ở háng, nách hoặc cổ. Các hạch bạch huyết sưng có thể đè lên các cơ quan khác, gây ra các tình trạng như đau ngực/khớp/xương, thở nông và ho.
Ngoài ra, bạn còn có thể mắc một số triệu chứng khác của ung thư hạch bạch huyết như:
- Đổ mồ hôi đêm
- Sốt
- Ngứa da
- Sụt cân không rõ lý do
Triệu chứng đa u tủy
Loại ung thư máu này ảnh hưởng đến các tương bào có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng. Trong đa u tủy xương, số lượng tương bào trong tủy xương tăng đột biến. Các tế bào cũng có thể tiết ra một số protein gây hại cho các cơ quan khác của cơ thể. Những triệu chứng phổ biến liên quan đến tình trạng này bao gồm:
- Đau xương
- Tăng canxi máu hoặc tăng nồng độ canxi trong máu và các triệu chứng liên quan đến tình trạng này bao gồm yếu cơ, mất cảm giác ngon miệng và táo bón (ở một số người)
- Protein có thể làm tổn thương các dây thần kinh và gây đau, yếu và tê ở chân và cánh tay.
Nguyên nhân ung thư máu là gì?
Thực tế, mỗi loại ung thư máu sẽ có những nguyên nhân cụ thể gây bệnh, nhưng tất cả các dạng này đều có chung một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như sau:
- Tuổi tác. Một số bệnh bạch cầu nhất định, như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Trong khi đó, bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính lại xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em. Người trưởng thành thường dễ mắc bệnh đa u tủy.
- Phóng xạ. Bạn có biết rằng các phóng xạ trong quá trình xạ trị có thể gây ung thư máu, đặc biệt là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính. Bạn càng tiếp xúc nhiều với phóng xạ, nguy cơ mắc ung thư máu càng cao. Ngoài xạ trị, các xét nghiệm hình ảnh, như X-quang và chụp CT, cũng có chứa phóng xạ và có thể gây ung thư máu.
- Hóa trị. Các loại thuốc hóa trị, như tác nhân platinum, tác nhân alkyl và các chất ức chế topoisomerase 2 sẽ làm tăng khả năng ung thư máu.
- Tiền sử bệnh trong gia đình. Nếu trong gia đình có thành viên bị ung thư máu, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hóa chất. Tiếp xúc với một số hóa chất có thể gây ung thư máu. Chẳng hạn như benzen có trong thuốc lá và hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp xăng/dầu/hóa chất, chất tẩy rửa, keo, chất tẩy sơn,…
- Di truyền. Ví dụ như hội chứng Down, hội chứng Swachman-Diamond, giảm bạch cầu bẩm sinh, hội chứng Bloom và các tình trạng khác.
- Nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe. Nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người và các bệnh tự miễn là những yếu tố nguy cơ gây ung thư hạch bạch huyết.
Bệnh ung thư máu có chữa được không?
Với mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhiều người thường lo lắng không biết ung thư máu có chữa được không? Thực tế, ngày nay chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư, trong đó có ung thư máu. Các phương pháp điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư gan – Những thông tin quan trọng nhất về căn bệnh
- Ung thư phổi và tổng hợp những thông tin bạn cần biết
Việc điều trị ung thư máu sẽ phụ thuộc loại ung thư, tuổi tác, giai đoạn bệnh và các yếu tố khác. Một số phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến như:
- Ghép tế bào gốc. Bác sĩ sẽ đưa các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể. Các tế bào gốc khỏe mạnh có thể được lấy từ tủy xương, máu lưu thông và máu cuống rốn.
- Hóa trị. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống ung thư để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị ung thư máu đôi khi liên quan đến việc dùng nhiều loại thuốc cùng nhau trong một phác đồ điều trị. Bạn cũng có thể làm hóa trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
- Xạ trị. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để giảm đau hoặc khó chịu. Bạn cũng có thể làm xạ trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
- Phẫu thuật điều trị để loại bỏ các hạch bạch huyết bị u lympho ảnh hưởng.
- Liệu pháp tác động tại đích. Bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư mà không làm hại đến tế bào khác. Phương pháp này phù hợp để điều trị bệnh bạch cầu.
- Liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp này kích hoạt hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.
Cách tốt nhất để bạn có thể phát hiện ung thư máu kịp thời và điều trị ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng là làm tầm soát ung thư định kỳ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã có cái nhìn toàn diện về căn bệnh nguy hiểm này và biết được ung thư máu có chữa được không.
Tổng hợp: suckhoechoban.net