Phình tuyến giáp (bướu giáp, goiter) được định nghĩa là sự lớn bất thường của tuyến giáp gây ra do nhiều yếu tố. Nguyên nhân phổ biến nhất của phình giáp trên toàn thế giới là do thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Điều trị tùy thuộc vào kích thước của tuyến giáp, các triệu chứng và nguyên nhân gây tuyến giáp lớn. Tuyến giáp lớn vừa, không đáng chú ý và không gây ra vấn đề thường không cần điều trị.
1. Thể tích tuyến giáp
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết nằm ở trên đường giữa ở vùng cổ trước chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp. Tuyến giáp có hình cánh bướm hoặc hình chữ H gồm hai thùy, được nối với nhau bởi một dải nhu mô mỏng nằm ở phía trước khí quản gọi là eo giáp.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tuyến giáp khám ở đâu? Các lưu ý cần biết
- Vai trò của tuyến giáp trong hệ thống nội tiết là gì?
- Carcinoma tuyến giáp thể nhú là gì, có chữa được không?
Thể tích tuyến giáp thay đổi phụ thuộc vào tuổi, giới, dưới đây là giới hạn trên của bình thường của thể tích tuyến giáp (bao gồm eo giáp):
- Nam giới trưởng thành: 25 mL
- Phụ nữ trưởng thành: 18 mL
- Trẻ 13-14 tuổi: 8-10 mL
- Trẻ 3-4 tuổi: 3 mL
- Trẻ sơ sinh: 0,8-1,5 mL
2. Dịch tễ
Tỷ lệ mắc bệnh phình tuyến giáp rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ thiếu iốt. Ở những vùng thiếu iốt nghiêm trọng, tỷ lệ hiện mắc có thể lên tới 80%. Phình giáp phổ biến hơn ở phụ nữ với tỷ lệ nam giới: nam giới (M: F = 1: 4).
3. Triệu chứng
Không phải tất cả các trường hợp tuyến giáp lớn đều gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Các triệu chứng xảy ra khi tuyến giáp lớn chèn ép các cấu trúc xung quanh: cảm giác có khối sưng phồng vùng cổ, ho khan, khàn tiếng, khó nuốt, khó thở.
Tuyến giáp lớn do các bệnh lý khác, chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp, có thể liên quan đến một số triệu chứng, từ mệt mỏi và tăng cân đến giảm cân ngoài ý muốn, cáu kỉnh và khó ngủ.
4. Nguyên nhân gây bệnh phình tuyến giáp
Một số phổ biến nhất gây ra phình tuyến giáp bao gồm:
- Thiết hụt chất Iốt. Iốt cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, và được tìm thấy chủ yếu trong nước biển và đất ở các vùng ven biển. Ở các nước đang phát triển, những người sống trong đất liền hoặc ở vùng cao thường bị thiếu iốt và dẫn đến tuyến giáp lớn do nỗ lực để thu được nhiều iốt hơn. Tình trạng thiếu i-ốt có thể trở nên tồi tệ hơn do chế độ ăn nhiều thực phẩm ức chế tổng hợp hormone giáp, chẳng hạn như bắp cải, bông cải xanh và súp lơ trắng.
- Bệnh Graves (bướu Basedow).
- Bệnh Hashimoto.
- Phình giáp đa hạt hay bướu giáp đa nhân.
- Nhân giáp đơn độc.
- Ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn các nhân giáp lành tính. Sinh thiết nhân giáp rất chính xác trong việc xác định xem đó có phải là ung thư hay không.
- Thai kỳ. Một loại hormone được sản xuất trong thời kỳ mang thai, gonadotropin màng đệm ở người (HCG), có thể khiến tuyến giáp của bạn to lên một chút.
- Tình trạng viêm nhiễm. Viêm tuyến giáp là một tình trạng viêm có thể gây đau và sưng tuyến giáp.
- Goitrogens: là những nhóm chất gây ức chế sự tổng hợp của hormone tuyến giáp có trong thức ăn như súp lơ, bắp cải,… hoặc các thuốc chứa lithium, amiodarone, …
- Bệnh lý lắng đọng như amyloidosis hoặc các bệnh lý khác như hội chứng Plummer- Vinson.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư da – bệnh lý xuất hiện nguyên nhân là do đâu?
- Ung thư dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân
5. Đặc điểm siêu âm phình tuyến giáp
Siêu âm là phương thức hình ảnh đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất. Trên siêu âm kích thước mỗi thùy tuyến giáp bình thường:
- Chiều cao: 4-7 cm
- Chiều sâu và chiều ngang: <2 cm
- Vùng eo bề dày ≤0,5 cm
Thể tích tuyến giáp có thể được ước tính bằng cách đo từng thùy và áp dụng hệ số hiệu chỉnh sau: cao (cm) x rộng (cm) x sâu (cm) x 0.5*
Các hệ số điều chỉnh khác nhau dao động trong khoảng 0,494-0,554.
Thể tích tuyến giáp bình thường trên siêu âm (không bao gồm eo giáp):
- 10-15mL cho phụ nữ trưởng thành.
- 12-18mL cho nam giới trưởng thành.
Như vậy trên siêu âm phình giáp được xác định nếu thể tích tuyến giáp đo được vượt quá 18 mL đối với nam giới và 15 ml đối với phụ nữ.
Trên đây là một số nguyên nhân phình tuyến giáp và triệu chứng của bệnh cho mọi người tham khảo. Chúc các bạn luôn luôn khỏe.
Tổng hợp: suckhoechoban.net