Huyết áp – một vấn đề sức khỏe được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, tình trạng huyết áp thấp cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy huyết áp thấp có nguy hiểm không? Một vài thông tin về huyết áp thấp được cập nhật sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này.
1. Tìm hiểu về huyết áp thấp
Trước khi tìm hiểu về vấn đề huyết áp thấp có nguy hiểm không thì trước hết bạn cần phải hiểu được khái niệm của loại bệnh lý này. Huyết áp chính là một loại thước đo được sử dụng để đo lực máu tác động lên trên thành động mạch khi chảy qua khu vực này. Đơn vị đo lường chỉ số huyết áp là mm thuỷ ngân (viết tắt: mmHg). Huyết áp sau khi được tiến hành đo sẽ hiển thị lên chỉ số gồm hai con số. Chúng được gọi hoặc là huyết áp tâm thu hoặc là huyết áp tâm trương hay huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Trong đó:
- Huyết áp tâm thu là dạng áp lực khi tim co bóp và đẩy máu vào trong động mạch. Lúc này áp lực ở trong động mạch sẽ đạt mức cao nhất.
- Huyết áp tâm trương chính là các áp lực khi tim nằm ở giữa các nhịp co bóp. Đồng thời, máu chảy ngược hướng về tim bằng đường tĩnh mạch. Trong giai đoạn này, các áp lực ở trong động mạch sẽ đạt mức thấp nhất.
Vậy huyết áp thấp là gì? Đây chính là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60mmHg. Mặc dù huyết áp thấp không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày nhưng chúng vẫn có thể khiến cho tim gặp phải một số vấn đề nguy hiểm. Người bị huyết áp thấp có thể gặp phải một số tình trạng như bị ngất, choáng hoặc nhiều vấn đề có liên quan đến hệ thần kinh và tuyến nội tiết.
Những người bị huyết áp thấp thường sẽ có số đo khoảng 90/60 mmHg hoặc có thể thấp hơn nữa. Hiểu đơn giản như sau:
- Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống.
- Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.
2. Huyết áp thấp có dấu hiệu gì?
Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Ở một số trường hợp, tình trạng huyết áp giảm còn là dấu hiệu cho một vài vấn đề khác. Nếu huyết áp của người bệnh giảm một cách đột ngột và có kèm theo một vài triệu chứng như sau:
Một vài dấu hiệu nhận biết của huyết áp thấp
- Bị chóng mặt.
- Tầm nhìn trở nên mờ hơn.
- Bị buồn nôn.
- Bị mệt mỏi.
- Thường xuyên thiếu tập trung và hay buồn ngủ.
- Bị ngất xỉu.
- Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt.
Tình trạng huyết áp giảm đột ngột cũng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân với một số dấu hiệu nhận diện như sau:
- Lú lẫn (tình trạng này phổ biến hơn ở người cao tuổi).
- Tay chân lạnh toát, làn da nhợt nhạt.
- Thở gấp và thở nông.
- Mạch đập yếu và rất nhanh.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng giảm huyết áp là gì?
Theo nghiên cứu, có khá nhiều nguyên nhân khiến huyết áp giảm. Một trong số đó có thể kể đến những nguyên nhân điển hình như sau:
- Do phản ứng ngược của một vài loại thuốc uống như: thuốc giúp lợi tiểu, các loại thuốc gây tê hoặc gây mê, thuốc có chứa thành phần nitrat, thuốc chống trầm cảm,…
- Bị mất nước do đổ mồ hôi quá nhiều hoặc bị mất máu, bị tiêu chảy cấp.
- Bị ngất và bị choáng bất chợt.
- Tư thế thay đổi một cách đột ngột (ví dụ khi đang nằm thì đứng bật dậy một cách đột ngột).
- Bị choáng do chảy máu trong, hoặc do nhiễm trùng cấp tính, do chứng suy tim hay rối loạn nhịp tim một cách bất thường.
- Bị đau thắt vùng ngực cấp vì bệnh mạch vành cấp.
- Bị sốc phản vệ.
- Những người bị biến chứng của bệnh đái tháo đường vì không thể kiểm soát được lượng đường ở trong máu; các căn bệnh nội tiết tố đi tiểu nhiều gây nên tình trạng mất nước.
- Thai nhi chèn ép ở bên trong khoang bụng của mẹ cũng gây nên tình trạng huyết áp giảm thấp.
- Bị suy tĩnh mạch vì một tư thế nào đó (thường gặp ở một số người vì phải đứng trong nhiều giờ liền)
4. Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Những người bị chứng huyết áp thấp mặc dù không có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, khi người bệnh không quan tâm đến vấn đề này thì có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của mình. Ví dụ, nếu chỉ số thay đổi chỉ khoảng 20 mmHg – giảm từ mức 110 mmHg xuống còn khoảng 90 mmHg tâm thu thì có thể khiến người bệnh bị choáng. Thậm chí, một vài trường hợp còn bị ngất xỉu vì bộ não không thể nhận được một lượng máu cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Bên cạnh đó, những vết thương chảy máu vì tổn thương không thể dừng được, cơ thể bị mất nước nhanh chóng vì tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng là triệu chứng do huyết áp thấp để lại. Song song với đó, vết thương bị nhiễm trùng nặng hoặc có phản ứng với dị ứng cũng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
5. Những biện pháp cải thiện tình trạng huyết áp thấp
Để những người bị huyết áp thấp có thể cải thiện được tình trạng bệnh của mình, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
- Dùng thêm muối: Việc hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ có lợi đối với những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, người bệnh bị suy giảm huyết áp thì cần được bổ sung thêm muối sẽ làm tăng huyết áp (vì muối có natri). Vậy nên, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để điều chỉnh lượng muối phù hợp với mình.
- Uống nhiều nước: Các chất lỏng có thể làm tăng lên thể tích của máu đồng thời ngăn chặn tình trạng mất nước của cơ thể. Và cả hai vấn đề này đều rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh lý huyết áp thấp.
- Sử dụng thuốc: Huyết áp thấp thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra vài triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chóng mặt thoáng qua khi đứng. Vì vậy, hiếm khi bác sĩ yêu cầu cần phải điều trị.
6. Cải thiện thói quen sống
Vì sự nguy hiểm của loại bệnh lý huyết áp thấp nên người bệnh cần phải lưu ý các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn cũng giúp ích cho tình trạng bệnh:
- Nạp đủ lượng nước cần có: Nên loại bỏ hoàn toàn rượu bia vì những đồ uống kích thích này có thể làm cơ thể bị mất nước làm cho huyết áp bị suy giảm. Trung bình mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5l đến 2l để tránh mất nước và làm tăng thể tích của máu.
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên bổ sung thật đa dạng các loại thực phẩm khác nhau theo sự tư vấn của bác sĩ. Nên ăn các thực phẩm tốt, giúp cải thiện bệnh tình của mình. Đối với những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu thì không nên ăn quá nhạt và cần được bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh.
- Khi thay đổi tư thế, bạn nên thay đổi một cách từ từ để cơ thể quen dần (tránh thay đổi đột ngột). Với những người bị huyết áp thấp thì không nên ngồi với tư thế bắt chéo hai chân để tránh làm cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
- Nên chia thành các bữa ăn nhỏ và ít tinh bột: Việc này sẽ ngăn ngừa quá trình suy giảm huyết áp sau các bữa ăn.
Trên đây là những nội dung nói về vấn đề huyết áp thấp có nguy hiểm không. Hy vọng, những vấn đề đã cập nhật ở trên sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho Quý khách. Hãy chú ý đến tình trạng và chỉ số đo huyết áp của bạn và người thân thật cẩn thận để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.