Hormon tuyến giáp có hai ảnh hưởng chính trong cơ thể là: tăng cường những phản ứng trao đổi chất và kích thích sự tăng trưởng ở trẻ em. Nếu tuyến giáp hoạt động không hiệu quả có thể ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh của sức khỏe.
Hormon tuyến giáp là gì?
Hormon tuyến giáp là hormon được sản xuất và tiết ra bởi tuyến giáp, giữ vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất, làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là chuyển hóa của các tổ chức tim, gan, thận.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì? Lưu ý khi chế biến
- Ung thư tuyến giáp di căn có nguy hiểm không? Cách điều trị
- Suy tuyến giáp và những hiểu biết cơ bản về hội chứng này
Hormon tuyến giáp có hai loại chính là triiodothyronine – T3 và thyroxine – T4 (đều có bản chất là tyrosine). Trong đó, khoảng 90% hormon là thyroxine và 10% còn lại là triiodothyronine (tỷ lệ này có thể thay đổi trong máu và các mô bào). Mặc dù tốc độ và cường độ tác động của 2 loại hormon này khác nhau nhưng vai trò của chúng đối với cơ thể là như nhau.
2. Hormon tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến các cơ chế đặc biệt
Các hormon tuyến giáp hoạt động trên hầu hết các tế bào trong cơ thể và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất như:
- Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi carbohydrate
Tuyến giáp sẽ kích thích tất cả các yếu tố có liên quan đến việc trao đổi carbohydrate như: tăng khả năng tiếp nhận glucose của tế bào, tăng sự tổng hợp glucose từ những chất không phải carbohydrate…
- Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất béo
Tất cả các yếu tố trong hoạt động trao đổi chất béo của cơ thể đều chịu ảnh hưởng từ hormon được tiết ra từ tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu được huy động quá mức sẽ thì nồng độ các axit béo tự do trong huyết tương sẽ tăng cao. Vì vậy mà hormon tuyến giáp sẽ đồng thời làm tăng cường quá trình oxi hóa các axit béo bên trong tế bào.
- Ảnh hưởng đến mỡ trong máu và gan
Nếu nồng độ hormon tuyến giáp tăng sẽ làm giảm lượng cholesterol, phospholipid và triglyceride có trong máu. Nếu giảm tiết hooc – mon tuyến giáp thì nồng độ cholesterol, phospholipid và triglyceride sẽ tăng và dẫn đến tăng dự trữ mỡ ở gan.
- Ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình trao đổi chất
Hormon tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường trao đổi chất ở hầu hết các loại mô bào, nếu thiếu loại hormon này sẽ làm giảm trầm trọng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể.
- Tác động đến khối lượng của cơ thể
Tăng tiết hormon tuyến giáp có thể làm giảm khối lượng của cơ thể và ngược lại. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng luôn luôn xảy ra vì hormon tuyến giáp còn giúp tăng cường khẩu vị, giúp chúng ta ăn nhiều hơn và dẫn đến sự thay đổi trong tốc độ của quá trình trao đổi chất. Nếu thiếu hoặc thừa có thể gây ung thư tuyến giáp.
- Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp
Nếu trao đổi chất của cơ thể tăng sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng oxy và tạo CO2, kích thích đến tần số và cường độ hô hấp.
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Tăng cường trao đổi chất dẫn đến nhu cầu sử dụng oxy sẽ tăng, các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi ở các mô cũng tăng lên: tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu đặc biệt là tuần hoàn da giúp thải nhiệt trong cơ thể.
Nếu nồng độ hormon tuyến giáp tăng có thể dẫn đến tăng cường độ tim nhưng nếu tăng quá cao sẽ khiến hoạt động co bóp cơ tim bị giảm và gây suy tim.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Nếu hormone tuyến giáp tăng sẽ khiến tăng tiết dịch tiêu hóa và nhu động ở dạ dày, ruột, có thể dẫn đến tình trạng ỉa chảy. Ngược lại, nếu thiếu hormon tuyến giáp sẽ gây táo bón.
- Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương
Thông thường hormon tuyến giáp làm tăng cường “tốc độ” các hoạt động trí não và ngược lại. Ưu năng tuyến giáp dễ có khuynh hướng gây rối loạn thần kinh chức năng, lo lắng quá mức, bồn chồn, hoang tưởng…
- Ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết khác
Tăng tiết ở tuyến giáp sẽ làm tăng cường tiết hormon ở hầu hết các tuyến nội tiết khác trong cơ thể.
3. Những biểu hiện khi thiếu hụt hoóc -môn tuyến giáp
Tuyến giáp tác động đáng kể đến một loạt các chức năng cơ thể, nếu thiếu hụt hormone tuyến giáp có thể gây bệnh suy giáp, làm rối loạn sự cân bằng của phản ứng hóa học trong cơ thể. Từ đó gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, chẳng hạn như: trầm cảm, đau khớp, béo phì, vô sinh, bệnh tim…
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tụy nguy hiểm đến cho loài người như thế nào?
- Ung thư phổi và tổng hợp những thông tin bạn cần biết
Dưới đây là những dấu hiệu cho biết tuyến giáp có vấn đề:
- Kiệt sức: nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày sau một đêm ngủ đủ giấc, đó là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang bắt đầu hoạt động quá kém. Khi hormon tuyến giáp tiết ra quá ít, không đủ để cung cấp cho các mạch máu và các tế bào, khiến cho cơ bắp không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, kết quả là cơ thể luôn mệt mỏi.
- Chán nản: cảm thấy chán nản bất thường có thể là một triệu chứng của bệnh suy giáp. Nếu hormone tuyến giáp sản xuất quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ serotonin trong não – là loại hormone giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Vì vậy, khi tuyến giáp không hoạt động hiệu quả, lượng hormone serotonin giảm xuống và gây tâm trạng chán nản. /-Khàn cổ: sự thay đổi của giọng nói hoặc một khối u xuất hiện trong cổ họng có thể là dấu hiệu tuyến giáp bị rối loạn. Nếu kiểm tra và nhìn thấy tuyến giáp bị sưng, cổ họng phình ra hoặc lồi lõm khi nuốt xuống, hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra ngay những dấu hiệu bất thường này.
- Thèm ăn: nếu cảm giác thèm ăn tăng lên không ngừng chỉ trong 1 thời gian ngắn, đây có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Khi hooc – mon tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ khiến cơ thể luôn có cảm giác đói. Mặc khác, việc tuyến giáp hoạt động quá mức cũng dẫn đến tình trạng rối loạn vị giác và khứu giác.
- Tim đập nhanh: tuyến giáp hoạt động không còn hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim với các triệu chứng như: cơ thể căng thẳng, hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ qua một, hai nhịp. Và đây là dấu hiệu khi hormon tuyến giáp đang tràn ngập trong cơ thể.
- Huyết áp cao: đây có thể là triệu chứng của rối loạn tuyến giáp. Những người có hooc-mon tuyến giáp cao gấp 2-3 lần so với mức bình thường thì có nguy cơ cao là mắc bệnh huyết áp.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vai trò, chức năng của hormone tuyến giáp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong quá trình phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh.
Tổng hợp: suckhoechoban.net