Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì nào tốt và hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều người khi phải sống chung với căn bệnh mạn tính này. Vậy bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích cần sử dụng thuốc gì, kết hợp với chế độ ăn uống như thế nào để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống?
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến đại tràng (ruột già) nói riêng mà cả hệ tiêu hóa nói chung. Các triệu chứng phổ biến có thể gặp là đau bụng, khó chịu ở dạ dày, thay đổi thói quen và tần suất đi tiêu, cảm giác đi tiêu không hết phân, táo bón hay tiêu chảy thường xuyên, chất nhầy lẫn với phân, sưng hoặc đầy bụng đặc biệt là sau khi ăn no.
Tình trạng này thường tái đi tái lại, có thể kéo dài trong vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm ngay sau khi đi vệ sinh nhưng có khả năng tái phát cao. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc chữa hội chứng ruột kích thích nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh và giảm cảm giác khó chịu.
Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích không kê đơn
Một số loại thuốc không kê đơn có thể được sử dụng nhằm làm giảm các triệu chứng khó chịu ngay tức thời cho bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích, bao gồm:
- Chế phẩm sinh học: Probiotics là lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột, có khả năng làm giảm đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Chúng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như sữa chua và các thực phẩm chức năng.
- Thuốc trị tiêu chảy: Những loại thuốc chứa loperamide hydrochloride hay diphenoxylate có tác dụng giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy cho người bệnh.
- Thuốc chống táo bón (Thuốc nhuận tràng): Một số các loại thuốc chống táo bón chứa thành phần hoạt chất như magie hydroxit hoặc polyethylene glycol có thể giúp người bị hội chứng ruột kích thích đi tiêu dễ dàng hơn.
- Thuốc giảm đau: Các thuốc chữa hội chứng ruột kích thích giúp giảm đau thường chứa thành phần hoạt chất như pregabalin hoặc gabapentin có tác dụng làm dịu cơn đau bụng dữ dội hoặc giảm đầy hơi.
Các loại thuốc kê đơn dành riêng cho bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì? Nếu các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc cụ thể nhằm điều trị tình trạng bệnh hiệu quả hơn. Các loại thuốc được kê đơn có thể là:
- Alosetron: Alosetron là loại thuốc chữa hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng được kê đơn để giúp làm giảm đau dạ dày, thư giãn ruột kết và làm chậm sự di chuyển của chất thải, nhờ đó ngăn ngừa tiêu chảy. Alosetron sẽ được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp bệnh nặng, bị tiêu chảy nghiêm trọng và chủ yếu là dùng cho phụ nữ khi những phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
- Thuốc chứa hoạt chất Eluxadoline: Eluxadoline có thể làm dịu cơn đau bụng, giảm tình trạng tiêu chảy bằng cách làm giảm co thắt và bài tiết chất lỏng trong ruột, đồng thời tăng trương lực cơ ở trực tràng. Tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn, đau bụng và táo bón nhẹ.
- Rifaximin: Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng làm giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non, giảm đau dạ dày và ngăn ngừa tiêu chảy.
- Lubiprostone: Lubiprostone là thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả, giúp làm tăng tiết chất lỏng trong ruột non, thúc đẩy phân di chuyển dễ dàng hơn. Đây là loại thuốc điều trị táo bón khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
- Linaclotide: Linaclotide giúp cải thiện kết cấu phân và làm giảm đầy hơi, đau bụng, xua tan cảm giác đi tiêu không hết phân. Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích này được dùng từ 30-60 phút trước bữa ăn, tác dụng phụ là có thể gây tiêu chảy nhẹ.
- Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này có thể ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh điều khiển đường ruột giúp giảm đau bụng, giảm căng thẳng hoặc lo lắng. Nếu bạn không bị trầm cảm, bác sĩ vẫn có thể kê đơn những loại thuốc này nhưng với liều lượng thấp hơn. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt và khô miệng.
- Thuốc kháng cholinergic (Thuốc chống co thắt): Các loại thuốc kháng cholinergic có chứa dicycloverine hay hyoscyamine có thể giúp giảm đau bụng do co thắt ruột, làm chậm quá trình đi tiêu, phù hợp cho những người bị tiêu chảy từng cơn để giúp việc đi vệ sinh ít thường xuyên hơn. Tác dụng phụ của các thuốc này có thể là táo bón, khô miệng và mờ mắt.
Thay đổi chế độ ăn uống
Ngoài việc nắm bắt được hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì? Một yếu tố quan trọng giúp quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả hơn chính là chế độ ăn uống. Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày, nghỉ ngơi điều độ để giảm thiểu các triệu chứng bệnh.
Một số điểm bạn cần lưu ý trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích, bao gồm:
- Tránh các thực phẩm làm triệu chứng bệnh thêm trầm trọng: như đồ uống có gas, gluten (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen), các chế phẩm từ sữa , đồ chiên rán, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo,…
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để làm giảm táo bón: Hãy thử tăng từ từ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách bổ sung thêm các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và đậu.
- Ăn uống điều độ: ăn đúng bữa, đúng giờ và có thể chia 3 bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để giúp hệ tiêu hóa dễ chịu hơn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày: Bạn hãy uống một ly nước trước hoặc sau bữa ăn. Việc uống nhiều nước sẽ giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa nhanh hơn.
- Tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ: Vận động và nghỉ ngơi hợp lý giúp giảm căng thẳng, kích thích sự co bóp của ruột và thúc đẩy hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh.
Hội chứng ruột kích thích gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Sử dụng thuốc chữa hội chứng ruột kích thích kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn kiểm soát hiệu quả bệnh lý này. Như vậy bài viết đã trả lời câu hỏi hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì? Hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức trong điều trị bệnh an toàn hiệu quả!