Ung thư xương là một trong những bệnh ung thư hiếm gặp. Loại bệnh này hết sức nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của con người bởi vì thời gian phát hiện ra bệnh thường ở giai đoạn muộn. Cách chẩn đoán ung thư xương như thế nào? Xem ngay bài viết sau!
1. Khái quát về hệ thống xương trong cơ thể người
Thông thường, cơ thể con người có 206 chiếc xương dài ngắn khác nhau, kết hợp lại thành một bộ xương giúp nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi các chấn thương lý học. Hệ thống xương giúp con người có thể di chuyển và hoạt động dễ dàng.
Cơ thể người có 3 loại xương chính:
- Xương dài: có dạng hình ống, ở giữa sẽ chứa tủy đỏ đối với trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành. Đây là loại xương có nhiều nhất trên cơ thể con người, ví dụ như xương đùi, xương cẳng chân, xương ống tay.
- Xương ngắn: có kích thước ngắn, ví dụ như xương đốt sống, xương cổ tay, cổ chân.
- Xương dẹt: có hình bán dẹt và mỏng, chẳng hạn như xương sọ, xương bả vai.
Xương được kết nối với các xương khác bằng các dải mô cứng, gọi là dây chằng. Sụn bao phủ và bảo vệ các khớp xương. Xương rỗng và chứa đầy tủy xương.
Xương bao gồm collagen, là một mô mềm và là khoáng chất giúp làm cứng và củng cố xương. Có 3 loại tế bào xương:
- Osteoclasts: Các tế bào phá vỡ và loại bỏ xương cũ
- Osteoblasts: Các tế bào xây dựng xương mới
- Tế bào xương: Các tế bào mang chất dinh dưỡng đến xương
2. Ung thư xương là gì?
Ung thư xương là căn bệnh ung thư hiếm gặp, thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, vì vậy bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao.
Ung thư xương là tình trạng trong xương xuất hiện một khối u ác tính. Những tế bào ung thư này phát triển, cạnh tranh với mô xương lành và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên không phải khối u nào cũng là u ác tính. Người bệnh có thể có một khối u lành tính, mặc dù nó không lan sang các bộ phận khác của cơ thể nhưng có thể phát triển đủ lớn để ấn vào các mô xung quanh, làm suy yếu xương và khiến xương bị gãy.
Ung thư xương là tình trạng trong xương xuất hiện một khối u ác tính
3. Các loại ung thư xương
Có nhiều loại ung thư xương khác nhau. Dưới đây là một số loại ung thư xương phổ biến:
- Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): đây là loại ung thư xương phổ biến nhất. Chúng chủ yếu xảy ra ở trẻ em và thanh niên. Ewing Sarcoma thường hiện diện ở xương, hoặc các mô mềm ví dụ như mô mỡ, cơ, mô sợi, mạch máu, hay một số mô nâng đỡ khác. Loại ung thư này thường xuất hiện ở xương chậu, dọc xương sống, ở cẳng chân hoặc cánh tay.
- Sarcoma sụn: là loại ung thư nằm ở mô sụn. Sụn bao gồm những mô đàn hồi và trơn láng, giúp che phủ và bảo vệ đầu xương dài ở các khớp. Sarcoma sụn hầu hết xuất hiện ở xương chậu, vai và đùi.
- Sarcoma xương: xuất hiện ở mô dạng xương (có cấu trúc gần giống với xương, nhưng có ít lượng khoáng chất hơn). Loại ung thư này thường xảy ra ở cánh tay và đầu gối.
4. Xác định giai đoạn của ung thư xương
Để xác định được các giai đoạn của ung thư xương, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống TNM:
Tumor (T): T được đi kèm với các số từ 0-4 được sử dụng để mô tả kích thước và vị trí của khối u. Kích thước khối u được đo bằng cm.
Node (N): N là viết tắt của hạch bạch huyết- những cơ quan nhỏ, hình hạt đậu giúp chống nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết gần nơi ung thư bắt đầu được gọi là các hạch bạch huyết khu vực. Các hạch bạch huyết ở các bộ phận khác của cơ thể được gọi là các hạch bạch huyết xa. Giai đoạn này nhằm xác định khối u đã lan đến hạch bạch huyết hay chưa. Nếu đã lan thì lan đến đâu và lan ra bao xa?
- NX: Các hạch bạch huyết khu vực không thể được đánh giá.
- N0: Ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết khu vực.
- N1: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết khu vực. Điều này là hiếm đối với ung thư xương nguyên phát.
Metastasis (M): mô tả liệu ung thư có lan sang các bộ phận khác của cơ thể hay không, được gọi là di căn xa:
- M0: Ung thư chưa di căn.
- M1: Ung thư đã di căn sang một bộ phận khác của cơ thể.
- M1a: Ung thư đã di căn vào phổi.
- M1b: Ung thư đã di căn sang xương khác hoặc cơ quan khác.
5. Các giai đoạn của ung thư xương
Ung thư xương gồm có 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn I: Ung thư chỉ ở tại xương mà không lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư ít gây hại hơn và chưa cạnh tranh với những tế bào bình thường.
- Giai đoạn II: các tế bào ung thư đã có dấu hiệu phát triển mạnh hơn trước, tuy nhiên vẫn giới hạn tại xương.
- Giai đoạn III: các tế bào ung thư xuất hiện nhiều hơn (từ hai đến ba vị trí) trên cùng một mô xương. Khối u ở giai đoạn này có thể biệt hóa cao hoặc thấp.
- Giai đoạn IV: ung thư di căn từ xương đến nơi khác. Các tế bào này thường tăng trưởng rất nhanh và có thể ảnh hưởng đến các tế bào bình thường khác.
6. Chẩn đoán ung thư xương
Xét nghiệm được coi là bước hết sức quan trọng nhằm xác định liệu bệnh nhân đã mắc ung thư hay chưa để sau đó đưa ra các chẩn đoán và tiên lượng bệnh
Khi người bệnh xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư xương, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và các xét nghiệm. Xét nghiệm được coi là bước hết sức quan trọng nhằm xác định liệu bệnh nhân đã mắc ung thư hay chưa để sau đó đưa ra các chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Dưới đây là một số xét nghiệm chẩn đoán ung thư xương:
Xét nghiệm máu: giúp tìm ra bệnh ung thư xương. Những người mắc bệnh xương khớp hoặc Ewing sarcoma có thể có mức độ phosphatase kiềm và lactate dehydrogenase cao hơn trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý là mức độ cao không phải lúc nào cũng có nghĩa là ung thư. Phosphatase kiềm thường cao khi các tế bào hình thành mô xương hoạt động rất mạnh, chẳng hạn như khi trẻ đang phát triển hoặc xương gãy đang lành.
Chụp X-quang: là một cách để tạo ra một hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể bằng một lượng nhỏ bức xạ. Nó cho biết vị trí ban đầu của khối ung thư trong xương hay chỗ ung thư đã phát triển ra trong cơ thể.
Scan xương: sử dụng chất đánh dấu phóng xạ để nhìn vào bên trong xương, giúp tìm ra ung thư xương. Chất đánh dấu được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Nó thu thập trong các khu vực của xương và được phát hiện bởi một camera chuyên biệt.
Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): chụp ảnh bên trong cơ thể bằng cách sử dụng tia X được chụp từ các góc khác nhau. Một máy tính kết hợp những hình ảnh này thành một hình ảnh 3 chiều chi tiết cho thấy sự xuất hiện của những khối u bất thường. Chụp CT có thể được sử dụng để đo kích thước khối u.
Chọc mẫu sinh thiết: lấy một mẫu tế bào từ xương và quan sát dưới kính hiển vi để xác định ung thư xương lành tính hay ác tính.
7. Điều trị ung thư xương
Một số phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều trị ung thư xương bao gồm:
- Phẫu thuật: là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư, có thể giải quyết tận gốc khối u, mang lại sự sống cho người bệnh.
- Xạ trị: dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển.
- Hóa trị: sử dụng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thư đang phân chia.
Xạ hình xương là phương pháp phát hiện sớm những tổn thương do ung thư xương nguyên phát gây ra. Từ đó làm cơ sở tiến hành sinh thiết và phát hiện sớm khối u ác tính trong xương.