Bệnh quai bị khi mắc phải thì lập tức cần bổ sung kiến thức để xử lý, điều trị và chăm sóc thì mới bình phục hiệu quả. Bệnh này có thể mắc ở nhiều đối tượng nên không thể chủ quan được. Vì vậy trong nội dung bài viết sẽ tập trung chia sẻ thông tin về căn bệnh này.
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là kiểu bệnh bị truyền nhiễm cấp tính mắc ở con người. Bệnh này mắc phải vì dính virus quai bị Mumps virus – họ Paramyxoviridae. Loại virus này nguy hiểm, sức sống bền và có thể sống lâu trong môi trường bên ngoài cơ thể con người.
Nguyên nhân gây bệnh
Virus Mumps virus gây bệnh quai bị này có thể sống từ 1-2 tháng ở bên ngoài trong nhiệt độ dao động từ 15 – 200 độ C. Còn với nhiệt độ cao hơn 560 độ C hoặc sử dụng hóa chất, thuốc thì chúng sẽ bị tiêu diệt.
Mắc bệnh quai bị không hề hiếm, tại Việt Nam hàng năm đều ghi nhận rất nhiều ca mắc phải. Có người khỏi được nếu điều trị kịp thời và có người bị biến chứng nguy hiểm.
Đặc trưng mắc bệnh là tuyến nước bọt bị sưng lên, đau nhức, có thể bị viêm thêm các tuyến khác như tuyến tụy, đường sinh dục,…Tuy nhiên bệnh này hay bị 1 lần trong đời cho nên nếu mắc phải thì không bị lại.
Virus căn bệnh này chúng lây lan qua đường hô hấp, nước bọt bắn ra. Và còn lây qua đường ăn uống khi người khỏe mạnh ăn cùng người bị bệnh. Virus nguy hiểm này còn có thể sống sót tốt trong môi trường nước tiểu con người trong liền 2 – 3 tuần. Cho nên căn bệnh này không thể xem nhẹ về tốc độ lây lan.
Triệu chứng phát bệnh quai bị
Khi mắc bệnh quai bị này thì cơ thể con người dần dần sẽ phát ra các dấu hiệu nhận biết rõ rệt. Chỉ cần bạn lắng nghe cơ thể và chú ý các hiện tượng bất thường là có thể biết ngay được.
Theo nghiên cứu thì triệu chứng quai bị thường ban đầu không nặng nhưng tầm 2-3 tuần dính virus thì bắt đầu trở nặng hơn rõ rệt. Một hoặc hai bên tuyến nước bọt chỗ dưới quai hàm bị sưng to lên bất thường. Và bệnh này có chu kỳ rõ ràng như dưới đây:
Lúc ủ bệnh quai bị
Ủ bệnh là một khoảng thời gian khá dài tùy từng người trung bình từ 14 – 24 ngày. Lúc này cơ thể chưa có các dấu hiệu quá nặng nề nên nhìn chung cũng khó phát hiện được.
Lúc khởi bệnh quai bị
Giai đoạn khởi bệnh thì cũng là lúc mà cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường lần lượt nhiều hơn. Cụ thể như có đau nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, người lả đi như bị ốm; Sốt âm ỉ nhưng không phải sốt cao, người nhức và đau ê ẩm; Hàm, họng, góc hàm sưng tấy to lên nhức và đau; Tuyến ở mang tay sưng to lên, ăn nhai khó khăn.
Lúc bệnh quai bị toàn phát
Khi tới giai đoạn quai bị toàn phát thì lúc này đã tiến triển bước nặng hơn. Biểu hiện là bên tuyến mang tai sẽ sưng to lên, đau nhức nhiều ngày, cân bằng cả hai bên khiến người bệnh mất ăn mất ngủ.
Nhiệt độ cơ thể con người liên tục tăng cao, bị sốt tới 39 – 40 độ C nhiều ngày không giảm. Chán ăn, khó nuốt, cơ thể mệt rũ rượi, khó nuốt, đau bụng nhiều ngày. Người lả đi, đi đứng mệt mỏi, chỉ muốn nằm một chỗ.
Tới giai đoạn cơ thể hồi phục
Khoảng 7 ngày sau khi khởi phát cùng lúc các dấu hiệu của giai đoạn bệnh quai bị toàn phát thì dần dần triệu chứng giảm dần. Như giảm sưng mang tai, giảm sưng góc hàm, đau đầu, rát họng, chán ăn, mệt lử cũng giảm dần.
Bệnh không điều trị thì sẽ mang tới nhiều hệ lụy tới các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể như có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh như bị viêm não, viêm màng não, viêm tụy cấp.
Quai bị có biến chứng ra sao?
Không thể xem nhẹ bệnh quai bị bởi nó không tự khỏi một cách dễ dàng, nhanh chóng như các bệnh nhẹ khác. Trên thực tế nhiều người bị biến chứng nguy hiểm tới bệnh nặng hơn và khó điều trị. Các biến chứng cần chú ý bao gồm:
Viêm tinh hoàn
Quai bị dễ biến chứng tới viêm tinh hoàn nhất, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Biến chứng dạng này thì tinh hoàn sẽ sưng to gấp 2-3 bình thường, đau nhức, sốt cao.
Viêm buồng trứng
Quai bị cũng biến chứng viêm buồng trứng với dấu hiệu đau bụng, có khí hư, rong kinh nhiều ngày. Nếu bị biến chứng này có thể gây sảy thai, lưu thai hoặc nếu người không mang thai thì về sau cũng dễ hiếm muộn.
Điếc vĩnh viễn
Đây là biến chứng có nhưng hiếm thấy, đó là bị điếc nếu không điều trị quai bị triệt để. Virus quai bị làm cho ốc tai bị tổn thương trầm trọng và nhiều khi người bệnh không chú ý.
Viêm não, viêm màng não
Virus quai bị có thể tấn công làm rối loạn và tổn thương hệ thống thần kinh trung ương của con người. Giai đoạn trở nặng dấu hiệu có thể là mơ hồ, đau nhức đầu, sốt cao và biến chứng sang viêm não, viêm màng não nguy hiểm, cực kỳ chú ý để không mắc phải điều này.
Cách thức sử dụng để chẩn đoán quai bị
Các y bác sĩ và các tổ chức thăm khám bệnh sẽ áp dụng các cách chẩn đoán để xác định bệnh từ đó chọn đúng liệu pháp điều trị. Việc chẩn đoán này dựa vào các biểu hiện phát bệnh, dịch tễ, cận lâm sàng.
- Về dịch tễ: dựa vào lịch sử người bệnh chưa tiêm vắc xin ngừa bệnh, chưa từng mắc bệnh, đã có tiếp xúc với người bị quai bị hay chưa, tiếp xúc vào thời gian nào.
- Dấu hiệu phát bệnh: khi tới khám trong người có các dấu hiệu của quai bị nêu bên trên thì là căn cứ để xác định bệnh.
- Xét nghiệm máu: tiến hành lấy máu làm xét nghiệm công thức máu, amylase/máu, phản ứng viêm CRP.
- Chẩn đoán hình ảnh: thực hiện các siêu âm tuyến nước bọt đều cả 2 bên, siêu âm tinh hoàn, siêu âm ổ bụng,…
Cách điều trị bệnh quai bị hiện nay
Quai bị cần được phát hiện sớm tới bác sĩ thăm khám xác định rõ và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với từng người. Bác sĩ sẽ đưa thuốc để sử dụng nhằm giảm các triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, giảm sưng tấy, đau nhức,…Cho uống nhiều nước hơn để bù lượng nước mất đi, uống thêm lượng điện giải thải độc cơ thể như Oresol.
Chườm mát vào khu vực sưng tấy như tuyến nước bọt để giảm nhức, giảm sưng từ từ. Nằm nghỉ ngơi thoải mái để dưỡng sức, không vận động mạnh, không sờ tay nắn hoặc nặn các bên sưng tấy.
Uống thuốc kháng sinh theo các hướng dẫn của bác sĩ với trường hợp viêm nhiễm nặng. Liều lượng và loại thuốc không nên uống linh tinh, cần uống theo đơn kê từ bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Chăm sóc tại nhà
Khi về nhà nên nghe và làm theo các hướng dẫn từ bác sĩ để chăm sóc cơ thể tốt hơn. Chú ý ăn thức ăn dạng lỏng, mềm cho đỡ đau miệng, đau hàm và cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Không ăn thức ăn quá nóng quá lạnh, cứng, thức ăn đồ uống đóng hộp, đồ sống, vị chua.
Chú ý không dùng các loại lá hoặc nguyên liệu lạ để đắp nóng quanh vùng tuyến mang tai để không gây tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh nên tự cách ly với những người xung quanh để không lây bệnh.
Phòng tránh quai bị
Hiện nay các tổ chức y tế cũng đưa ra danh sách những việc cần làm để phòng tránh mắc quai bị nguy hiểm. Bạn nên theo dõi và học hỏi cách thức để không mắc bệnh này:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chú ý răng miệng làm sạch hàng ngày, nên súc họng thường xuyên với nước muối loãng
- Môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh ra vùng dịch bệnh và nơi có hóa chất độc hại
- Không tiếp xúc gần với người đang bị bệnh để không bị lây nhiễm
- Thói quen đeo khẩu trang nơi đông người, khi tiếp xúc với người lạ
- Nhớ tiêm vắc xin phòng sởi rubella hoặc vắc-xin quai bị đúng thời điểm, đặc biệt trẻ em phải đi tiêm đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh sùi mào gà – Nguyên nhân và cách điều trị
- Bệnh thủy đậu – bệnh nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
Kết bài
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất để mọi người đọc và hiểu hơn về bệnh quai bị là gì, nguy hiểm như thế nào. Không thể xem nhẹ bệnh này vì nó không tự khỏi, việc trang bị kiến thức phòng tránh và chữa trị sẽ rất cần thiết với mọi người.