Bệnh down thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và khiến cho người bệnh gặp nhiều hậu quả về sức khỏe. Bạn sẽ cần phải hiểu rõ về bản chất của loại bệnh này và biết được nguyên nhân cũng như một số những biện pháp chữa loại bệnh này, hơn cả là biết về các cách để phòng ngừa loại bệnh này.
Bệnh down – Bản chất bệnh mà bạn cần hiểu rõ
Bệnh down là hội chứng thừa một nhiễm sắc thể khiến cho người đó bị mất khả năng nhận thức, tất cả mọi hoạt động của người bệnh đều bị chậm hơn so với người thường. Ngoài ra, khi bệnh này trở nên nặng hơn, người bệnh còn sẽ bị mất nhận thức và gây ra nhiều hậu quả khác.
Bệnh down được cho là do rối nhiễm sắc thể di truyền ngay từ khi được sinh ra, loại bệnh này thường xuất hiện ở bệnh nhi, khiến cho trẻ không thể có được nhận thức được như những trẻ khác. Loại bệnh này khi xuất hiện ở từng người sẽ biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau rất khó đoán.
Nguồn bắt đầu phát hiện bệnh down
Bệnh down là một loại bệnh được các bác sĩ phát hiện lần đầu tiên vào năm 1887, loại bệnh này khi được xuất hiện và đã được các bác sĩ mô tả về loại bệnh đó lần đầu tiên bởi bác sĩ Langdon Down. Tuy nhiên, đây chỉ là mốc thời gian mà bác sĩ mô tả loại bệnh, đến năm 1957 các bác sĩ mới có thể tìm ra và chuẩn đoán được nguyên nhân của loại bệnh này.
Loại bệnh này thường cũng khá hiếm gặp tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy cứ khoảng 800 trẻ sinh ra thì sẽ có 1 trẻ bị nhiễm căn bệnh này. Đây là một số liệu được cập nhật vào vài năm trước, tuy nhiên hiện nay thì căn bệnh này càng ngày càng trở nên đáng lo ngại hơn khi số lượng trẻ bị down mỗi năm ngày càng tăng.
Hội chứng bệnh down đã được các bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính đó là việc trẻ bị dư thừa một nhiễm sắc thể thuộc cặp nhiễm sắc thể 21 (tam nhiễm sắc thể, trisomy). Việc dư thừa nhiễm sắc tố này khiến cho trẻ nhỏ bị ảnh hưởng trực tiếp đến não và bị chậm phát triển so với những người bạn đồng trang lứa.
Tìm hiểu về triệu chứng của bệnh down
Bệnh down thường được biết đến là một căn bệnh dễ bị ở trẻ nhỏ, bởi lẽ nguyên do của bệnh này là về dư thừa nhiễm sắc thể. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về triệu chứng của bệnh cũng là một trong những vấn đề mà những người làm cha làm mẹ cũng sẽ cần phải thật lưu ý và để tâm đến.
Triệu chứng chung nhất về bệnh down
Triệu chứng của bệnh down có thể biểu hiện theo nhiều hướng khác nhau, nó sẽ tùy vào cấp độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên cũng sẽ có một số những triệu chứng chung nhất thường hay gặp ở trẻ mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường như sau:
- Trẻ bị bệnh down sẽ thường chỉ xuất hiện một đường chỉ tay trung tâm nằm ở lòng bàn tay.
- Mắt của bé sẽ không được như bình thường mà sẽ thường bị xếch sang một bên, khiến bé bị ảnh hưởng về tầm nhìn.
- Phần đầu của bé sẽ thường phình ra nhiều hơn, cổ của bé sẽ bị ngắn hơn so với những đứa trẻ khác.
- Mũi của bé bị tẹt, miệng nhỏ nhưng lại hay thè lưỡi – đây được cho là một triệu chứng hay gặp ở trẻ bị down.
- Bàn tay và chân của bé bị dị dạng, không được giống như những đứa trẻ bình thường, bé sẽ thường có bàn tay và chân khá nhỏ, bé đi lại khó khăn hơn.
Nhóm triệu chứng ảnh hưởng từ bệnh down
Trẻ sẽ thường xuyên có những triệu chứng liên quan đến bệnh lý. Cụ thể là vì bé bị chứng thè lưỡi nên sẽ khó vào những bữa ăn. Trẻ thường xuyên khó khăn, có thể sẽ bị đẩy thức ăn ra khỏi miệng do chứng thè lưỡi, tuy nhiên chứng thè lưỡi có thể được giải quyết nếu trẻ được rèn cơ lưỡi trong một khoảng thời gian.
Hô hấp của trẻ thường xuyên bị khó khăn, trẻ có hô hấp không được tốt so với những đứa trẻ bình thường, đôi khi trẻ sẽ còn phải thở bằng miệng. Điều này khiến cho trẻ bị bệnh down rất khó tham gia vào các hoạt động liên tục vì dễ bị ảnh hưởng bởi hô hấp.
Trẻ khi bị bệnh này do có vấn đề về hô hấp nên cũng rất dễ bị mắc những vấn đề về tim mạch. Trẻ có thể sẽ bị bệnh tim bẩm sinh khiến cho trẻ thường xuyên phải chịu cảnh bệnh tật suốt đời và phải làm quen với việc dùng thuốc cả đời.
Một số triệu chứng bệnh down liên quan về hành vi
Hành vi của trẻ bị bệnh này sẽ bị ảnh hưởng do bệnh lý của trẻ. Những trẻ bị down thường sẽ có những nhận thức khó hơn so với những trẻ khác có thể là về việc học tập hoặc việc học về các hành vi trong cuộc sống. Nhất là về vấn đề học tập, trẻ sẽ rất khó để có thể theo kịp được các bạn cùng với lứa tuổi của mình.
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bị gặp một số những hành vi khác lạ như là cắn xé quần áo, vỗ tay, giao tiếp bằng mắt,… Những hành động này là những hành động thường xuyên thấy ở trẻ bị bệnh down. Trẻ thường có những hành vi cáu gắt với người khác một cách khác thường và liên tục.
Những hậu quả khi trẻ bị bệnh down
Bệnh down là một loại bệnh mà không ai mong muốn mình mắc phải, bởi lẽ loại bệnh này đã khiến cho nhiều người bị tự kỷ, phải sống biệt lập với cuộc sống bên ngoài và ít có khả năng hòa nhập với cộng đồng. Dưới đây là liệt kê một số những hậu quả mà bạn cần biết về loại bệnh này:
- Trẻ sẽ dễ bị tự kỷ, đây là một điều rất dễ giải thích vì những trẻ bị bệnh down dễ bị bạn bè trêu chọc, trẻ sẽ dễ tách ra khỏi cuộc sống bình thường và không thể hòa nhập được với mọi người.
- Trẻ dễ cáu gắt với mọi thứ xung quanh, dễ bị dị ứng với một số loại mùi.
- Khó khăn trong việc sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt tập thể, khiến cho trẻ bị kém vận động.
- Trẻ khó ăn uống do một số triệu chứng thường thấy.
- Trẻ hay bị mắc thêm một số những loại bệnh nguy hiểm khác do có sự ảnh hưởng của bệnh down, cụ thể dễ bị liên quan đến bệnh tim mạch hoặc hô hấp,…
- Trẻ bị khó ngủ do và hay bị tỉnh giấc vào ban đêm.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh gút – Căn bệnh “nhà giàu” đang dần bị trẻ hóa
- Bệnh hắc lào – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Loại bệnh này có thể chữa được không?
Bệnh down do bản chất là loại bệnh mang tính di truyền, chính vì thế nên rất khó chữa và cho đến hiện tại cũng chưa có loại thuốc nào có thể chữa được loại bệnh này triệt để. Chính vì thế, đối với những trẻ bị down sẽ cần có một số những biện pháp và chăm sóc như sau:
- Trẻ bị bệnh down cần được hòa nhập với mọi người nhiều hơn, bạn có thể thường xuyên giao tiếp cùng trẻ để trẻ có thể tăng được khả năng giao tiếp với mọi người.
- Yêu thương và chăm sóc trẻ nhiều hơn để trẻ có thể cảm nhận được tình yêu của mọi người đối với mình.
- Bạn có thể đưa trẻ đến những trung tâm để các bác sĩ tâm lý sẽ tiến hành khám để xem xét về tình hình bệnh của trẻ và có được những lời khuyên tốt nhất.
- Hiện tại có nhiều trung tâm học tập dành riêng cho trẻ bị bệnh down, bạn có thể đưa trẻ đến đây để trẻ có được sự giao tiếp tốt nhất.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để có thể báo cáo với các bác sĩ kịp thời.
Kết luận
Bệnh down là một căn bệnh di truyền nên rất khó chữa và hiện tại chúng ta chỉ có thể tác động được đến tâm lý của trẻ nhỏ để các bạn cảm thấy tốt hơn và được yêu thương nhiều hơn. Bạn nên tìm hiểu về triệu chứng của các căn bệnh này và có thể tìm đến các trung tâm, bệnh viện để có thể được tư vấn tốt nhất.