Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh gút. Ăn uống đúng khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và ăn uống những thực phẩm không phù hợp sẽ khiến bệnh thêm nặng nề. Vậy người bị bệnh gút kiêng gì?
Nguyên nhân gây bệnh gút
Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là tăng cao làm dư thừa lượng axit uric trong máu. Cơ thể tạo ra axit uric trong quá trình phân hủy purin. Đây là những hợp chất hóa học được tìm thấy với lượng lớn trong một số loại thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản.
Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu qua thận. Nếu một người tạo ra quá nhiều axit uric hoặc không bài tiết đủ thì nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể giống như kim. Những nguyên nhân này gây ra tình trạng viêm và đau ở các khớp, mô xung quanh.
Một số yếu tố có khả năng tăng axit uric trong máu và gây ra bệnh gút như:
- Tuổi tác: Bệnh gút thường diễn ra phổ biến hơn ở người lớn tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ em.
- Giới tính: Ở những người dưới 65 tuổi, bệnh gút xảy ra ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này giảm nhẹ ở những người trên 65 tuổi xuống còn gấp ba lần.
- Di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh gút có thể làm tăng khả năng mắc bệnh này của một người.
- Lối sống không lành mạnh: Uống rượu làm cản trở việc loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Cả hai điều này đều có thể dẫn đến bệnh gút.
- Tiếp xúc nhiều với chì: Tiếp xúc nhiều với chì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
- Thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Chúng bao gồm một số thuốc lợi tiểu và thuốc có chứa salicylate.
- Cân nặng: Những người thừa cân, béo phì, lượng mỡ nội tạng cao có khả năng gây ra bệnh gút một cách gián tiếp.
- Suy thận và các tình trạng khác của thận có thể làm giảm khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao, dẫn đến bệnh gút.
Dinh dưỡng ảnh hưởng tới người bị gout như thế nào?
Bản chất bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc acid uric gây ra tình trạng viêm các khớp. Việc dư thừa các tinh thể này chủ yếu thông qua khẩu phần ăn nhiều purin thực phẩm.
Thêm nữa, người uống nhiều bia, rượu làm tăng lactate trong máu, giảm khả năng bài xuất acid uric qua thận. Đây là cơ sở để acid trong máu tăng gây nên cơn gút cấp. Người càng uống nhiều bia rượu càng có nguy cơ cao mắc bệnh. Do vậy, tỷ lệ bị gút ở nam giới cao hơn nữ giới, đặc biệt là nam giới sau tuổi 40.
Bệnh gút kiêng gì?
Bệnh gút nên tránh ăn những thực phẩm giàu purin và fructose cao để kiểm soát được nồng độ axit uric ở mức độ ổn định. Cụ thể các thực phẩm thường gặp dưới đây nên tránh như:
Thịt đỏ
Thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.
Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt. Bạn nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.
Bệnh gút kiêng gì? Nội tạng động vật
Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.
Thịt gà tây, thịt ngỗng
Thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Thịt gà còn chứa purin nên người bệnh gút nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg, với hàm lượng vừa đủ này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thế và tránh được sự gia tăng purin trong máu.
Hải sản
Hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người bệnh gout nên hạn chế ăn.
Rượu, bia, đồ uống có đường
Hạn chế tối đa rượu, bia cũng như các chất kích thích, đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước có gas… nếu không muốn tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Các loại thịt chế biến sẵn
Thực phẩm đóng hộp (nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…) hoàn tốt không tốt cho người bệnh gout. Bạn sử dụng thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Các loại rau có hàm lượng purin cao
Người bệnh nên cung cấp nhiều vitamin, rau xanh cho cơ thể nhưng lưu ý, tránh dùng nhiều những loại rau củ quả và các loại đậu có hàm lượng purin cao như: đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, cải xoăn, su hào….
- Rau củ: một số loại rau không tốt cho người bệnh gút như rau bina, cải bắp, măng tây và nấm vì chứa hàm lượng purin cao.
- Hạn chế thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose, các loại trái cây giàu fructose như táo, đào, lê, nho …
- Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
- Tránh uống nước ngọt có gas và tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric.
Để giúp tình trạng bệnh nhanh được cải thiện, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống khoa học. Những thực phẩm nên kiêng thì hãy cố gắng hạn chế chúng ở mức tối đa để tình trạng bệnh không nặng nề thêm và cuộc sống sinh hoạt thường ngày không bị ảnh hưởng nhiều.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp cũng như đưa ra những phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.