Ung thư vòm họng thường tiến triển rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì rất nhanh chóng dẫn đến tử vong. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng, tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ chọn điều trị khác nhau.
1. Phẫu thuật
Một vài trường hợp khi phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm sẽ được chỉ định phẫu thuật. Với kỹ thuật phẫu thuật nền sọ và phẫu thuật nội soi tiến bộ như hiện nay đã mở ra cơ hội điều trị bệnh cao hơn nhờ phẫu thuật cho những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng nhưng kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hay ung thư tái phát. Phương pháp phẫu thuật có thể loại bỏ u hạch di căn ở cổ trong giai đoạn còn khu trú.
Tham khảo thêm:
2. Xạ trị
Là biện pháp điều trị ung thư vòm họng chủ yếu hiện nay. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được điều trị chỉ bằng xạ trị đơn thuần, với liều xạ 5 ngày/tuần, kéo dài từ 6 – 8 tuần liên tiếp. Bên cạnh những kỹ thuật xạ trị kinh điển (như xạ trị sử dụng nguồn tia Cobalt, xạ trị bằng máy gia tốc), nhiều trung tâm ung bướu đã triển khai các kỹ thuật xạ trị tiên tiến như: xạ trị mô phỏng ba chiều, xạ trị điều biến liều… Các kỹ thuật mới này cho tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao, đồng thời làm giảm đáng kể tác dụng phụ của phương pháp xạ trị trên cơ thể người bệnh. Ở giai đoạn phát hiện muộn biện pháp phẫu thuật hầu như không thực hiện được và xạ trị là biện pháp hàng đầu.
Trước khi xạ trị vùng vòm họng thì các bác sĩ sẽ khám rất kỹ vùng răng miệng của bệnh nhân. Thông thường, những xạ trị vùng đầu hoặc cổ, đặc biệt ở vùng vòm họng hoặc thanh quản, amidan thì dù ít dù nhiều cũng sẽ ảnh hưởng những vùng răng và miệng. Những triệu chứng lâm sàng dù chúng ta có theo dõi thế nào, có dùng những kỹ thuật hiện đại cỡ nào thì cũng để lại những di chứng nhất định, đó là những di chứng vùng răng và miệng. Những di chứng để lại thường là viêm nướu răng, hoại tử nướu răng, xơ các khớp thái dương hàm, xơ cứng hoặc hoại tử… nhiều trường hợp nặng có thể hoại tử xương hàm trên, hoại tử xương hàm dưới do xạ trị gây ra.
3. Hóa trị
Khi ung thư vòm họng đã di căn xa đến các bộ phận khác hoặc khi xạ trị thất bại thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp truyền hóa chất (hóa trị). Các dòng hóa chất được đưa trực tiếp vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này thường để lại nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi…
Có thể bạn quan tâm:
4. Vừa hóa trị và xạ trị
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (khi tổn thương còn khu trú ở vòm họng, chưa di căn xa) và điều trị kịp thời, đúng phác đồ thì khả năng khỏi bệnh tương đối cao, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên đến 70 – 90%. Sau xạ trị, có thể phối hợp vừa hóa trị vừa xạ trị; hóa trị dẫn đầu, sau đó xạ trị kế tiếp; hoặc là xạ trị rồi, tiếp tục hóa trị… tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
5. Trị liệu bằng phương pháp thuốc đặc trị
Bên cạnh phương pháp hóa trị sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe của người điều trị hoặc phương pháp điều trị xạ trị là dùng tia X hủy diệt các tế bào ung thư nhưng không tiêu diệt hết tất cả các khối u, làm khối u vẫn có thể phát triển và di căn,… thì hiện nay có một số nghiên cứu về thuốc đặc trị tại nước ngoài hiệu quả vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.
Ung thư vòm họng có đặc điểm là tương đối nhạy cảm với điều trị xạ và hóa chất chống ung thư. Vì vậy, Ở các giai đoạn sau, ung thư vòm họng thường được điều trị phối hợp cả xạ trị và truyền hóa chất. Phẫu thuật hiện chỉ được áp dụng cho những trường hợp khối u và/hoặc hạch cổ sót hoặc tái phát sau điều trị phối hợp hóa chất và xạ trị. Tuy nhiên ở giai đoạn bệnh đã tiến xa hoặc có di căn thì khả năng khỏi bệnh giảm thấp, tỷ lệ sống sau 5 năm dao động từ 10 đến 40%. Ung thư vòm họng đã phát hiện trong giai đoạn trễ thì từ chất lượng cuộc sống cho tới thời gian sống còn của bệnh nhân cũng giảm sút rất nhiều.