Trang chủ hỏi đáp Nên làm gì khi bị áp xe? Một số lưu ý bạn...

Nên làm gì khi bị áp xe? Một số lưu ý bạn đọc cần nắm

Áp xe là tình trạng bệnh rất hay xảy ra trên nhiều bộ phận của cơ thể. Nếu không được điều trị sớm, áp xe sẽ phát triển thành áp xe có mủ gây đau đớn cho người bệnh. Vậy nguyên tắc điều trị áp xe như thế nào, áp xe có mủ chữa ra sao? Nên làm gì khi bị áp xe?

1. Áp xe là gì?

Áp xe là tình trạng nhiễm trùng ở da, với đặc điểm nhận biết là một khối mềm trên da có màu hồng hoặc đỏ đậm, bên trong khối áp xe có mủ. Nếu dùng tay chạm vào khối áp xe sẽ cảm thấy đau.

Các vị trí thường xuất hiện áp xe là:

  • Vùng nách, bẹn;
  • Vùng gần hậu môn, âm đạo;
  • Vùng xương cùng cột sống;
  • Áp xe ở răng.

Tuy nhiên, bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng đều có khả năng bị áp xe, bên trong cơ thể có: áp xe não, áp xe gan, áp xe phổi, áp xe vú, v.v…

2. Nguyên nhân gây áp xe là gì? Sự hình thành áp xe

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng áp xe là do:

  • Các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn;
  • Nang lông bị viêm, nhiễm trùng;
  • Vật nhọn đâm vào da gây ra vết thủng.

Tất cả những tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm trùng, hệ miễn dịch kích hoạt các tế bào bạch cầu và những chất hoá học khác để tạo ra đề kháng cho cơ thể.

Các bạch cầu trong cơ thể sẽ được điều động đến nơi bị nhiễm trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn, trong đó những tế bào bạch cầu và vi khuẩn bị chết, tạo thành mủ. Nếu vi khuẩn xâm nhập là tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn, thì rất dễ sinh mủ bởi chúng làm tổn thương các tế bào mô trong cơ thể. Từ vị trí đó, khối áp xe có mủ được hình thành và phát triển ra khu vực xung quanh, gây viêm, đau nhức. Nếu không điều trị, khối áp xe sẽ tiếp tục phát triển.

Áp xe mưng mủ trên lợi
Áp xe mưng mủ trên lợi

3. Biểu hiện của áp xe là gì?

Trên lâm sàng, khối áp xe ở dưới da và cơ có biểu hiện:

  • Sưng
  • Tấy đỏ
  • Đau nhức
  • Sờ vào thấy ấm nóng
  • Sốt cao, có cảm giác ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Môi khô, lưỡi trắng

4. Phương pháp chẩn đoán áp xe là gì?

Để chẩn đoán áp xe, ngoài dựa vào biểu hiện lâm sàng, cần tiến hành các kỹ thuật xét nghiệm với kết quả sau:

  • Số lượng bạch cầu tăng cao, đặc biệt là bạch cầu trung tính;
  • Tốc độ máu lắng tăng;
  • Số lượng fibrinogen và globulin tăng cao;
  • Nếu có nhiễm trùng huyết, cần tiến hành xét nghiệm cấy vi khuẩn hoặc nấm;
  • Siêu âm được áp dụng đối với khối áp xe sâu bên trong các cơ (cơ đùi, cơ thắt lưng, cơ hoành) và cơ quan (gan, mật, phổi);
  • Chọc khối áp xe có mủ để làm xét nghiệm vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời dẫn lưu mủ ra bên ngoài.

5. Nguyên tắc điều trị áp xe

Nguyên tắc điều trị áp xe phụ thuộc vào mức độ và độ sâu của khối áp xe.

  • Đối với khối áp xe nhỏ và chỉ ảnh hưởng dưới da, mủ có thể tự chảy ra, khối áp xe co lại, khô dần và biến mất, hoặc dùng thuốc.
  • Đối với khối áp xe lớn, tích tụ mủ sâu, cần được bác sĩ rạch, chọc và hút dẫn lưu mủ, bơm rửa vệ sinh khối áp xe. Đồng thời kết hợp dùng thuốc kháng sinh, điều trị các triệu chứng đi kèm như sốt, giảm đau và tăng cường thể trạng cho người bệnh.

Khám bệnh khi có biểu hiện để điều trị kịp thời
Khám bệnh khi có biểu hiện để điều trị kịp thời

Để điều trị áp xe, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán mức độ, tình trạng của khối áp xe, từ đó các bác sĩ sẽ xử trí điều trị phù hợp.

Đọc nhiều nhất