Ung thư vú đang ngày càng phổ biến và đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người bệnh. Căn bệnh này cùng các bệnh ung thư đang thực sự gây ra gánh nặng lớn cho sự phát triển của xã hội. Ung thư vú có chữa được không còn tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu phát hiện bệnh giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi thành công là rất cao.
1. Ung thư vú là gì?
Ung thư xảy ra khi những thay đổi được gọi là đột biến sự phát triển của tế bào, làm cho các tế bào phân chia và nhân lên một cách mất kiểm soát.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư vú giai đoạn 2 có thể chữa khỏi hay không?
- Đau đầu vú là hiện tượng gì? Những thông tin cho bạn
- Nguyên nhân ung thư vú và một số biểu hiện thường gặp
Ung thư vú là ung thư phát triển trong các tế bào vú. Thông thường, ung thư hình thành trong các tiểu thùy hoặc các ống tuyến của vú. Ung thư cũng có thể xảy ra trong mô mỡ hoặc mô liên kết dạng sợi trong vú.
Các tế bào ung thư thường xâm lấn các mô vú khỏe mạnh và có thể di chuyển đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay. Các hạch bạch huyết là một con đường chính giúp các tế bào ung thư di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể.
2. Ung thư vú có hay gặp không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư vú trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu vào năm 2021, chiếm 12% tổng số ca ung thư mới hàng năm trên toàn thế giới.
Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 1.6 triệu trường hợp được chẩn đoán, và hơn 500 000 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Điều này có nghĩa là cứ 20 giây có 1 phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú và cứ mỗi 5 phút có 3 phụ nữ chết vì căn bệnh này
3. Các triệu chứng ung thư vú là gì?
Trong giai đoạn đầu, ung thư vú có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và ung thư giai đoạn sớm được phát hiện qua khám tầm soát định kì bằng nhũ ảnh kết hợp siêu âm. Nếu có thể sờ thấy một khối u, dấu hiệu đầu tiên thường là một khối u mới ở vú mà trước đó không có. Tuy nhiên, không phải tất cả các cục u đều là ung thư.
Các triệu chứng của bệnh ung thư vú phổ biến nhất bao gồm:
4. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú là gì?
Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư vú. Tuy nhiên, có bất kỳ điều nào trong số này không có nghĩa chắc chắn sẽ phát triển bệnh.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú bao gồm:
- Tuổi tác. Nguy cơ phát triển ung thư vú của bạn tăng lên khi già đi. Hầu hết ung thư vú xâm lấn được phát hiện ở phụ nữ trên 55 tuổi.
- Có kinh sớm. Có kinh nguyệt lần đầu tiên trước 12 tuổi, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
- Sinh con đầu lòng sau 35 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
- Mãn kinh muộn sau 55 tuổi có nhiều khả năng bị ung thư vú.
- Uống rượu.
- Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Có mô vú dày đặc, thường gặp ở phụ nữ châu Á, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Không bao giờ có thai, phụ nữ chưa từng mang thai có nhiều khả năng bị ung thư vú.
- Bị ung thư vú trước đây. Nếu bạn đã bị ung thư vú ở một bên vú, bạn sẽ tăng nguy cơ phát triển ung thư vú ở vú còn lại
- Tiếp xúc với bức xạ: điều trị bức xạ vào ngực khi còn nhỏ hoặc thanh niên, nguy cơ ung thư vú sẽ tăng lên
- Do gen: đột biến gen BRCA1 và BRCA2 có nhiều khả năng bị ung thư vú hơn những phụ nữ không có. Các đột biến gen khác cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ của bạn.
- Liệu pháp hormone. Những phụ nữ đã hoặc đang sử dụng thuốc estrogen và progesterone sau mãn kinh để giảm các dấu hiệu của các triệu chứng mãn kinh có nguy cơ cao bị ung thư vú.
- Yếu tố gia đình: nếu một người thân là phụ nữ bị ung thư vú, sẽ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú. Những người thân bao gồm mẹ, bà, chị hoặc con gái
5. Các giai đoạn ung thư vú
Ung thư vú có thể được chia thành các giai đoạn từ giai đoạn tại chỗ (giai đoạn 0) đến các giai đoạn 1,2,3,4 dựa trên độ lớn và mức độ lan rộng của khối u. Các khối ung thư lớn và/hoặc đã xâm lấn các mô hoặc cơ quan lân cận ở giai đoạn cao hơn so với các khối ung thư nhỏ và/hoặc vẫn còn trong vú. Để phân giai đoạn ung thư vú, các bác sĩ cần biết:
- Khối u lớn như thế nào
- Ung thư xâm lấn hoặc không xâm lấn
- Các hạch bạch huyết di căn không
- Ung thư đã lan đến các mô hoặc cơ quan lân cận hay chưa
6. Chẩn đoán ung thư vú bằng cách nào
Để xác định xem các triệu chứng của bạn là do ung thư vú hay một tình trạng lành tính ở vú, bên cạnh việc khám vú, các bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán để giúp hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
Các xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán ung thư vú bao gồm:
- Chụp nhũ ảnh: Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên chụp nhũ ảnh 1-2 năm để kiểm tra ung thư vú. Nếu bác sĩ nghi ngờ khi thăm khám, họ cũng sẽ yêu cầu chụp X-quang tuyến vú. Nếu một khu vực bất thường được nhìn thấy trên hình ảnh chụp quang tuyến vú của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung.
- Siêu âm: Siêu âm vú hiện nay là phương tiện hình ảnh đầu tay, áp dụng trên mọi độ tuổi của người phụ nữ. Siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá khả năng hiền hay ung thư là bao nhiêu, từ đó đề nghị bạn sinh thiết hay theo dõi
- Sinh thiết vú: nhằm mục đích xác định bản chất của các tổn thương nghi ngờ trên vú, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ khu vực nghi ngờ để xét nghiệm. Có một số loại sinh thiết vú gồm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, sinh thiết lõi kim, hút chân không, hay mổ hở. Từ những mẫu mô này có thể xác định vấn đề tại vú có phải ung thư hay không và mắc loại ung thư vú nào
7. Điều trị ung thư vú bao gồm những gì?
Độ lớn khối u, mức độ xâm lấn, giai đoạn ung thư vú, loại ung thư vú đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn điều trị, xác định vấn đề ung thư vú có chữa được không. Vì vậy để bắt đầu, bác sĩ sẽ xác định kích thước, giai đoạn và loại ung thư của bạn (khả năng nó phát triển và lây lan). Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra thảo luận về các lựa chọn điều trị.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến nhất. Nhiều phụ nữ có các phương pháp điều trị bổ sung, chẳng hạn như hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, xạ trị hoặc liệu pháp hormone.
7.1 Phẫu thuật
Ung thư vú có chữa được không trong y khoa hiện đại có sử dụng một số loại phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ ung thư vú, bao gồm:
Cắt bỏ khối u. Thủ thuật này loại bỏ khối u và một số mô xung quanh, giữ nguyên phần còn lại của vú.
Cắt bỏ vú. Trong quy trình này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ toàn bộ một bên vú, trong một ca phẫu thuật cắt bỏ đôi vú, cả hai bên vú sẽ được loại bỏ.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư phổi và tổng hợp những thông tin bạn cần biết
- Ung thư tuyến giáp nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
Sinh thiết hạch. Phẫu thuật này loại bỏ một vài hạch bạch huyết nhận thoát dịch từ khối u. Các hạch bạch huyết này sẽ được kiểm tra. Nếu họ không bị ung thư, bạn có thể không cần phẫu thuật bổ sung để loại bỏ thêm các hạch bạch huyết.
Bóc tách hạch nách. Nếu các hạch bạch huyết bị loại bỏ trong quá trình sinh thiết hạch trọng điểm có chứa tế bào ung thư, bác sĩ có thể loại bỏ thêm các hạch bạch huyết khác.
Tuy nhiên tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phương pháp phẫu thuật
7.2 Xạ trị
Với xạ trị, các chùm tia bức xạ công suất cao được sử dụng để nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trên thành ngực hay vùng nách, được thực hiện sau phẫu thuật và hóa trị liệu, nhằm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ sau này.
7.3 Hóa trị liệu
Hóa trị là một phương pháp điều trị bằng thuốc được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan tràn ra khắp cơ thể
Trong một số trường hợp, bác sĩ thích cho bệnh nhân hóa trị trước khi phẫu thuật. Hy vọng là phương pháp điều trị sẽ thu nhỏ khối u, và sau đó phẫu thuật sẽ không cần phải xâm lấn nhiều.
Hóa trị có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, điều này sẽ được bác sĩ giải thích trước điều trị.
Mỗi người bệnh sẽ nhận phác đồ hóa khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, thể ung thư nhằm dọn dẹp tế bào ung thư, tránh tái phát, di căn. Do đó có người bệnh sẽ nhận 4 chu kì, 6 chu kì hay 8 chu kì, mỗi chu kì cách nhau 21 ngày.
7.4 Liệu pháp hormone
Nếu loại ung thư vú nhạy cảm với hormone, bác sĩ có thể điều trị bằng liệu pháp hormone. Liệu pháp hormone hoạt động bằng cách ngăn cơ thể bạn sản xuất các hormone hoặc bằng cách ngăn chặn các thụ thể hormone trên tế bào ung thư. Hành động này có thể giúp làm chậm và có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Thời gian sử dụng thường 5 năm.
7.4 Thuốc sinh học
Đây là phương pháp điều trị tấn công các bất thường hoặc đột biến cụ thể bên trong tế bào ung thư, có thể giúp làm chậm sự phát triển của ung thư.
Để an toàn bạn nên tới các bệnh viện chuyên khoa để tầm soát ung thư sớm từ 1 – 2 lần/năm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết thêm về bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào mà họ đề xuất cho bạn. Ung thư vú có chữa được không? Câu trả lời tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện ung thư của từng người!
Tổng hợp: suckhoechoban.net