Ung thư máu có lây không là câu hỏi của nhiều người. Bệnh này làm cho hồng cầu trong cơ thể bị phá hủy, dẫn đến tình trạng mất máu và cuối cùng nặng hơn có thể gây tử vong. Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao, trong khi tỷ lệ các ca mắc lại ngày càng tăng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ung thư máu lây hay không và nên phòng bệnh như thế nào.
1. Bệnh ung thư máu là gì?
Ung thư máu thường được gọi với tên khác là bệnh máu trắng hay ung thư bạch cầu, tình trạng này xảy ra khi tủy và hệ bạch huyết của bạn bị rối loạn làm sản sinh ra những tế bào bạch cầu ác tính. Những tế bào này làm cho cơ thể bị mất kiểm soát và cuối cùng dẫn đến máu không thể thực hiện được các hoạt động cũng như chức năng trong cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh ung thư máu giai đoạn sớm
- Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới? Phòng ngừa bệnh thế nào?
- 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu bạn nên biết
Đây là một loại ung thư ác tính vì bạch cầu vốn có chức năng là bảo vệ cơ thể nhưng khi số lượng tăng đột biến như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu đi nguồn dinh dưỡng do không cung cấp đủ, lúc này bạch cầu thường sẽ ăn cả hồng cầu để đáp ứng nhu cầu. Từ đó làm cho hồng cầu bị phá hủy một cách từ từ. Vì vậy nên những người bị ung thư máu sẽ mắc một triệu chứng chung là bị thiếu máu cho đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư mà không tạo thành khối u.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư máu
Bệnh ung thư máu nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Do đó, phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh để từ đó đi tìm đáp án cho câu hỏi ung thư máu có lây không bạn nhé, dưới đây là những tác nhân gây ra căn bệnh đáng sợ này:
- Tiếp xúc nhiều với các nguồn phóng xạ. Ví dụ những người bị nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử hay bệnh nhân xạ trị dài ngày.
- Những trường hợp đột biến gen như hội chứng Down.
- Làm việc trong môi trường độc hại thường xuyên và trong thời gian dài, đặc biệt là những hóa chất gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe như formaldehyde, benzen,…
3. Bệnh ung thư máu có lây không?
Như mọi người đã biết, đây là một bệnh thư ác tính nhưng lại không hình thành các khối u. Bên cạnh đó, những yếu tố ngoài môi trường sống, hóa chất độc,… chính là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này. Do đó, với câu hỏi ung thư máu có lây không thì các bác sĩ chuyên khoa trả lời như sau:
Khẳng định lại một điều rằng căn bệnh ung thư máu này hình thành là do chịu tác động của yếu tố bên ngoài hoặc thói quen sinh hoạt mà ra. Do đó bệnh ung thư máu hoàn toàn không thể lây nhiễm giữa người với người qua các đường tiếp xúc được.
Hơn hết, bệnh lây nhiễm thường là do chứa các tác nhân có khả năng lây truyền như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc nấm. Tuy nhiên, đối với ung thư máu thì phát sinh từ chính các tế bào trong tủy xương của cơ thể bạn chứ không hề liên quan đến những tác nhân trên do đó không có khả năng lây lan.
Ngoài ra, các “tế bào máu ung thư” từ người khác nếu vào cơ thể của bạn thì cũng sẽ được hệ thống miễn dịch phát hiện là tế bào lạ và tiêu diệt ngay. Theo nhiều nghiên cứu trước đây, với quy mô khoảng 12.000 bệnh nhân nhận các loại máu từ người hiến tặng có biểu hiện của bệnh ung thư máu thì kết quả ghi nhận sau đó là không có một trường hợp nhận máu nào mắc phải căn bệnh quái ác này.
Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc ung thư máu có lây không thì đáp án là không và cũng đã được lý giải rõ ràng. Do vậy, nếu bạn muốn phòng ngừa căn bệnh ung thư máu thì nên xây dựng cho mình một môi trường sống lành mạnh cùng thói quen sinh hoạt hợp lý chứ không phải là tránh xa những người mắc bệnh này.
Có thể thấy là bệnh ung thư máu là bệnh khó chữa khỏi, nhưng hiện nay với tiến bộ của Y học hiện đại vẫn có khả năng giúp kéo dài cuộc sống của người bệnh. Chính vì như thế, nếu có người thân đang mắc bệnh thì bạn đừng quá lo lắng về việc ung thư máu có lây không mà hãy cố gắng tạo động lực, niềm tin, động viên tinh thần để giúp họ vui vẻ mà chống chọi với bệnh tật.
4. Ung thư máu có chữa được không?
Hầu hết trẻ em được chẩn đoán bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) có thể được chữa khỏi. Ngoài ra, các bệnh bạch cầu mạn tính (CLL và CML) có thể kiểm soát trong nhiều năm. Ngay cả những trường hợp không thể chữa khỏi, các phương pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân sống lâu dài.
Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư máu hiện nay như: xạ trị, hóa trị, ghép tủy xương, điều trị kháng thể, cấy ghép tế bào gốc, truyền máu để tạo sinh huyết.
5. Phòng ngừa bệnh ung thư máu
Hiện tại, chưa có một chứng minh khoa học nào nêu ra được biện pháp phòng ngừa ung thư máu hiệu quả tuyệt đối. Chỉ có thể kết hợp nhiều cách phòng ngừa để có thể hạn chế phần nào nguy cơ như.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư gan – Những thông tin quan trọng nhất về căn bệnh
- Ung thư phổi và tổng hợp những thông tin bạn cần biết
Sinh hoạt và làm việc trong môi trường sạch, tránh các vùng có chứa chất phóng xạ có hại cho cơ thể. Trường hợp đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc thường xuyên với tia X thì cần bảo hộ tuyệt đối cũng như có những biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
Những người bình thường nếu không cần thiết thì không nên chụp CT, X-quang quá nhiều lần.
Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ngủ đủ giấc và luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như nâng cao chức năng của hệ miễn dịch.
Trong sinh hoạt hằng ngày, khi mua những đồ dùng như mỹ phẩm, nước lau nhà, xà phòng hay nước rửa chén thì cần chọn các sản phẩm đã được chứng nhận an toàn kèm theo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu có thể thì nên tự làm dựa vào những loại rau, củ, quả có sẵn hoặc dược liệu để đảm bảo hơn mà cũng thân thiện với môi trường nữa.
Bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ung thư máu có lây không cũng như các cách phòng ngừa căn bệnh này. Hơn hết, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ thì các chuyên gia khuyên bạn nên đến bệnh viện thường xuyên để được kiểm tra định kỳ. Từ đó có thể phát hiện bệnh một cách nhanh nhất và chữa trị kịp thời để đạt hiệu quả cao hơn.
Tổng hợp: suckhoechoban.net