Trầm cảm là một rối loạn do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền trên não, cụ thể là chất serotonin. Việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh trầm cảm rất quan trọng, bởi sức khỏe tinh thần ảnh hưởng trực tiếp chất lượng cuộc sống nói chung. Người trầm cảm có tự khỏi được không? Bị trầm cảm phải làm sao?
Biểu hiện của trầm cảm dai dẳng
Trước khi giải đáp người trầm cảm có tự khỏi được không, bạn cần hiểu một số phân loại của bệnh trầm cảm. Trầm cảm dai dẳng là bệnh thuộc rối loạn trầm cảm thường gặp, có thể kéo dài. Trong tiếng anh được gọi là dysthymia (Persistent depressive disorder) -trầm cảm dai dẳng, ít nghiêm trọng hơn nhưng kéo dài. Người bệnh thường cảm giác buồn bã và chán nản. Ngoài ra một số biểu hiện của bệnh trầm cảm dai dẳng như:
- Luôn cảm giác thèm ăn, ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn khiến thay đổi cân nặng bất thường
- Thiếu năng lượng hoặc cảm giác mệt mỏi.
- Luôn cảm giác tội lỗi, vô dụng và mất hết hy vọng
- Chán nản, không hứng thú bất kỳ hoạt động nào
- Thiếu động lực, không có năng lượng sống
- Buồn bã, dễ khóc
- Mất ngủ, ngủ chập chờn, dễ thức giấc giữa đêm, hoặc ngủ nhiều hơn so với bình thường.
- Suy nghĩ tới cái chết, có kế hoạch hoặc hành vi tự tử
- Mất tập trung, thiếu quyết đoán trong mọi việc
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh và cách điều trị hiệu quả
- Bệnh trầm cảm – Căn bệnh đi kèm với lối suy nghĩ tiêu cực
- Nguyên nhân trầm cảm tưởng chừng đơn giản nhưng nguy hiểm
Nguyên nhân của trầm cảm dai dẳng
Để biết người trầm cảm có tự khỏi được không, bạn cần tìm nguyên nhân và các yếu tố khởi phát của trầm cảm dài dẳng khác nhau. Một số yếu tố dễ khởi phát trầm cảm dai dẳng như:
- Lạm dụng các chất kích thích, bia, rượu: Những chất kích thích này chỉ gây hưng phấn tạm thời nhưng lại ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây mệt mỏi, tâm trạng của con người
- Trầm cảm theo mùa: Sự thay đổi mùa và thời tiết cũng ảnh hưởng tới tâm trạng của con người, một số nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm thường hay gặp ở các mùa thiếu ánh sáng mặt trời.
- Sang chấn tâm lý: Do mất mát trong cuộc sống như mất người thân, phá sản, mâu thuẫn gia đình, hoặc các biến cố lớn nào đó trong cuộc đời…dễ khởi phát nên một giai đoạn trầm cảm.
- Giới tính: Phụ nữ có xu hướng dễ trầm cảm hơn nam giới. Do sự thay đổi nội tiết tố có thể là yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần ở phụ nữ.
Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Việc người trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào vào mức độ tình trạng bệnh. Một giai đoạn trầm cảm theo diễn tiến tự nhiên có thể tự hồi phục sau 9-13 tháng. Đối với trầm cảm nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc hay các trị liệu mạnh. Tuy nhiên, việc điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu hoặc thuốc chống trầm cảm tuỳ theo mức độ bệnh có thể giúp hồi phục bệnh trong thời gian nhanh hơn, và ít để lại các triệu chứng tồn dư.
Nếu ngó lơ bệnh mà không có bất kỳ phương pháp điều trị nào, bệnh có thể còn các triệu chứng, và tái phát liên tiếp khiến người bệnh đối mặt với tình trạng luôn buồn bã, và lâu dần việc điều trị sẽ khó đáp ứng hơn, thời gian bệnh và uống thuốc sẽ kéo dài hơn. Hơn thế nữa bệnh còn ảnh hưởng tới các bệnh như dạ dày, đường ruột, huyết áp, thần kinh,…
Những phương pháp tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm
Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể thử áp dụng một số cách chữa trầm cảm nhẹ bằng các phương pháp tự nhiên như:
1. Ngủ đủ giấc
Theo thống kê, khoảng 80% những người bị trầm cảm trải qua rối loạn giấc ngủ: Họ gặp khó khăn trong giấc ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Giấc ngủ và bệnh trầm cảm có mối quan hệ trực tiếp và qua lại với nhau. Không chỉ mất ngủ ảnh hưởng đến tình trạng nặng của trầm cảm mà ngược lại bệnh trầm cảm cũng ảnh hưởng làm giảm chất lượng giấc ngủ.
2. Giảm caffein
Bạn có thể uống cà phê, trà, sô cô la vào buổi sáng, nhưng hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này vào buổi chiều và buổi tối. Vì hàm lượng caffeine cao sẽ gây tình trạng mất ngủ. Nếu bạn đang nghiện cà phê, hãy thử cắt giảm dần dần để tránh các triệu chứng khó chịu trong quá trình cai caffeine.
3. Bổ sung vitamin D
Theo nghiên cứu, việc cơ thể thiếu hụt vitamin D có thể gây ra bệnh trầm cảm. Việc cơ thể tiếp nhận đủ vitamin D thông qua chế độ ăn uống và hoặc lối sống (như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) sẽ giúp ngăn chặn xuất hiện bệnh trầm cảm thông thường.
Cơ thể hiếu hụt chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn tới một số triệu chứng trầm cảm nhẹ. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc dành thời gian ngoài trời để tiếp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời (vì điều kiện thời tiết u ám), bạn có thể thử sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung cho cơ thể.
4. Bổ sung axit béo Omega-3
Các axit béo Omega-3 cũng đã được nghiên cứu về khả năng tác động tiềm ẩn của chúng đối với bệnh trầm cảm. Nghiên cứu năm 2015 cho thấy việc bổ sung Omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm ở cả người lớn và trẻ em.
5. Tập thể dục
Tập thể dục không hẳn là tập quá sức, vận động nhiều như vận động viên marathon. Đôi khi bạn chỉ cần đi dạo dưới trời nắng nhẹ là đã có thể giúp bạn cải thiện nhiều tâm trạng của mình. Mỗi ngày bạn nên duy trì vận động ít nhất 30 phút để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giúp cải thiện và tạo một lối sống tích cực hơn.
Nếu tập thể dục một mình quá khó, bạn có thể tìm thêm một người bạn đồng hành. Có sự hỗ trợ từ người bạn không chỉ giúp bạn có thêm một thói quen tốt, mà còn giúp duy trì các kết nối xã hội. Từ đó mà giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm.
Có thể bạn quan tâm:
- Sỏi thận – Các dấu hiệu và cách điều trị phù hợp nhất
- Rối loạn lưỡng cực xảy ra khi nào? Tìm hiểu về căn bệnh này
6. Thiền
Căng thẳng có thể làm tăng mức độ cortisol trong não. Theo nghiên cứu cho thấy, những người bị trầm cảm thường có mức cortisol cao hơn những người bình thường. Thiền (meditation) được cho là hoạt động giúp giảm căng thẳng qua việc tập trung hơi thở, tập trung vào những chuyển động của cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn được thư giãn, giảm sự lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống.
Mỗi người cũng có thể trải qua trầm cảm nhẹ hoặc dai dẳng do những áp lực hằng ngày của cuộc sống. Người trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào những yếu tố của chính bản thân người bệnh và các tác động xung quanh.
Tổng hợp: suckhoechoban.net