Ung thư lưỡi có độ nguy hiểm cực lớn đối với tính mạng của con người, đây là loại bệnh được đánh giá thuộc loại ác tính và khó có thể phát hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên. Căn bệnh ung thư này có dễ dàng mắc phải hay không? Một số những dấu hiệu nhỏ nhưng đáng lưu ý để phòng tránh căn bệnh hiểm nghèo này là gì? Hy vọng các bạn sẽ đọc thật kỹ những thông tin từ bài viết dưới đây để có thể dễ dàng đề phòng.
Bệnh ung thư lưỡi thực chất là gì?
Ung thư lưỡi là bệnh ác tính và có độ nguy hại cao cho bệnh nhân khi mắc phải. Loại bệnh này phát triển tại vùng miệng, lưỡi, các triệu chứng ở giai đoạn đầu tiên không mấy rõ ràng và thường bị bệnh nhân bỏ qua và cần điều trị kịp thời.
Ung thư lưỡi tại sao lại xuất hiện?
Cho tận tới thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa hề rõ ràng nguyên nhân tại sao loại bệnh ung thư quái ác này lại xuất hiện. Mặc dù vậy nhưng giới chuyên môn có một vài phỏng đoán các yếu tố thúc đẩy sự hình thành của loại ung thư vùng lưỡi là do: hút thuốc lá, sử dụng bia rượu quá mức, vệ sinh răng miệng không hiệu quả, thiếu cân bằng vitamin, dưỡng chất, ngoài ra virus HPV cũng là nhân tố nguy hiểm.
Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi ra sao?
Để có thể chẩn đoán được bệnh ung thư vùng lưỡi, các bác sĩ và người có chuyên môn trong ngành thường sẽ thực hiện một số những phương pháp như: kiểm tra triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm sinh thiết, chẩn đoán qua kỹ thuật, chụp xạ hình toàn thân,… Mỗi phương pháp đều có cách thức thực hiện và độ chính xác khác nhau.
Đối với việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đã xuất hiện thì khá dễ hiểu. Bác sĩ sẽ đánh giá và dựa trên những dấu hiệu được bệnh nhân phát hiện ra để đi khám để tiến hành thực hiện việc thăm khám các bước đầu tiên. Từ đây, các bác sĩ sẽ cho ra được các chẩn đoán sơ bộ từ việc khám lưỡi và hạch miệng để phán đoán các tổn thương.
Việc xét nghiệm sinh thiết thường được dùng để chẩn đoán được các bệnh ung thư và ung thư lưỡi cũng không hề ngoại lệ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được bác sĩ chẩn đoán thông qua biện pháp kỹ thuật hình ảnh, chụp X-Quang, CT Scan, siêu âm, MRI,… để có thể đánh giá được tiến độ di căn của ung thư. Xạ hình toàn thân cũng có tác dụng tương tự.
Ung thư lưỡi gồm những giai đoạn phát bệnh nào?
Nếu như không may mắn mắc phải căn bệnh ung thư vùng lưỡi, bệnh nhân cần phải căn cứ vào các triệu chứng và giai đoạn mà mình đang mắc phải để điều trị theo phương pháp hợp lý nhất. Loại bệnh ung thư vùng lưỡi được giới chuyên khoa đánh giá theo 3 giai đoạn chính với những biểu hiện khác nhau: giai đoạn đầu, giai đoạn toàn phát và giai đoạn tiến triển.
Giai đoạn đầu tiên của bệnh ung thư lưỡi
Như đã đề cập đến từ ban đầu, giai đoạn sơ khai của căn bệnh ung thư lưỡi không có quá nhiều triệu chứng nên thường rất khó để có thể phát hiện ra. Người bệnh thường không quá để ý đến những dấu hiệu nhỏ và chủ quan xem như các bệnh bình thường. Theo thu nhập, những người mắc phải căn bệnh ung thư vùng lưỡi thường có những triệu chứng sau ở giai đoạn đầu:
- Bệnh nhân dường như cảm nhận được giống như đang có dị vật đang cắm vào lưỡi trong thoáng qua, gây nên khó chịu.
- Sự bất thường khi có khối lạ nhô lên tại bề mặt của lưỡi, sự thay đổi màu sắc của lưỡi, niêm mạc chuyển sang màu trắng, các tổn thương ở dạng rắn có dạng loét nhỏ hoặc đang bị xơ hóa.
- Ngoài ra, theo ghi chép bệnh án một số ít bệnh nhân trong giai đoạn đầu ung thư vùng lưỡi có xuất hiện hạch cổ.
Giai đoạn ung thư lưỡi toàn phát
Giai đoạn toàn phát của ung thư vùng lưỡi là giai đoạn mà bệnh đã phát triển rõ ràng, người bệnh đi khám lâm sàng có thể được chẩn đoán một cách chính xác. Những dấu hiệu khi bệnh đã bước vào giai đoạn này khiến cho chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng rất nhiều. Một số những biểu hiện chính của ung thư vùng lưỡi giai đoạn này thường thấy như:
- Đau lưỡi liên tục có thể lan đến bên tai.
- Thường xuyên tiết nước bọt.
- Vùng miệng xuất huyết.
- Hơi thở luôn gặp tình trạng có mùi khó ngửi.
- Khó khăn trong việc nói hoặc hoạt động lưỡi.
- Cân nặng giảm sút bất thường.
- Thường xuyên mệt mỏi, không muốn ăn và sốt vì nhiễm khuẩn.
- Soi lưỡi phát hiện những vùng nhân lớn hoặc ổ lở loét ở trên lưỡi. Độ lan rộng và phát triển của những tổn thương này nhanh chóng, từ đó khiến cho khả năng vận động của lưỡi gặp khó khăn, dễ chảy máu. Hoặc là những vùng nhân nhô lên khi đội niêm mạc lưỡi, khi ấn vào có dịch trắng xuất hiện.
Ung thư lưỡi trong giai đoạn tiến triển
Những bệnh nhân ung thư lưỡi khi đã đến giai đoạn này thì khó mà có thể nói đến việc giữ an toàn cho tính mạng. Tại thời điểm này, tiến độ phát triển của bệnh đã nhanh chóng lan ra theo chiều hướng ngày một xấu. Những tổn thương lan rộng và dần lan ra xung quanh, đến các bộ phận khác, gây ra đau đớn, xuất huyết và bội nhiễm cho người mắc bệnh.
Ở giai đoạn này, người nhiễm bệnh luôn luôn cảm thấy khó chịu vì mùi hôi do những vết thương nhiễm trùng trong miệng lan rộng. Việc đến khám tại bác sĩ phải cần dùng đến thuốc gây tê vì khả năng gây đau đớn khá cao.
Điều trị bệnh ung thư lưỡi có dễ dàng hay không?
Việc điều trị bất cứ một căn bệnh nào cũng cần phải có sự hướng dẫn và chăm sóc của bác sĩ chuyên môn. Để có thể điều trị được căn bệnh ung thư vùng lưỡi để bệnh chuyển biến tốt thì bệnh nhân nên theo 1 bác sĩ chữa trị nhất định và chữa trị dựa theo giai đoạn, triệu chứng nặng nhẹ của bệnh. Việc điều trị ung thư lưỡi bao gồm 2 loại phương pháp chính: phẫu thuật dứt điểm hoặc xạ, hóa trị.
Sử dụng phương pháp trị ung thư nhờ phẫu thuật
Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp chữa trị ung thư vùng lưỡi khi bệnh nhân được phát hiện tại giai đoạn sớm. Có thể nói, phương pháp này là cách thức điều trị bệnh ung thư giai đoạn sớm cơ bản nhất. Từ những đặc điểm dựa trên khối u và tổn thương vùng lưỡi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương thức phẫu thuật thức hợp:
- Phẫu thuật chữa ung thư vùng lưỡi cắt rộng u.
- Phẫu thuật chữa ung thư vùng lưỡi cắt lưỡi bán phần kết hợp vét hạch cổ.
- Phẫu thuật chữa ung thư vùng lưỡi cắt lưỡi bán phần kết hợp cắt nửa sàn miệng, vét hạch cổ, xương hàm dưới và tạo hình.
Nếu phát hiện bệnh ở giữa chuyển biến của giai đoạn đầu và giai đoạn giữa thì có thể bác sĩ sẽ dùng kết hợp phương pháp phẫu thuật và điều trị sau phẫu thuật. Điều trị sau phẫu thuật có thể sử dụng 1 hoặc nhiều phương pháp xạ, hóa trị khác nhau.
Sử dụng phương pháp trị ung thư nhờ tia bức xạ
Phương pháp trị ung thư vùng lưỡi nhờ tia bức xạ hay còn được gọi là xạ trị. Đây là phương pháp thường được dùng và có tác dụng không nhỏ trong việc chữa trị ung thư. Nhìn chung, tuy việc xạ trị có nhiều tác dụng phụ vì những tia bức xạ lạ đi vào trong cơ thể, nhưng tác dụng của phương pháp này là không còn gì đáng bàn cãi. Một số loại xạ trị bệnh ung thư vùng lưỡi được dùng như:
- Xạ trị đơn thuần: trong trường hợp phát hiện ra khá sớm.
- Xạ trị hỗ trợ sau khi đã tiến hành phẫu thuật.
- Xạ trị áp sát hay còn gọi là xạ trị tại chỗ nhằm tiêu diệt vào trực tiếp tổn thương ung thư.
- Xạ phẫu bằng dao gamma hay xạ trị gia tốc toàn não kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh.
Lời kết
Theo những thông tin về ung thư lưỡi đã được nêu ra ở bài viết trên, có lẽ, chúng ta cũng thấy được độ nguy hiểm và khó khăn trong điều trị nếu như mắc phải. Nhìn chung, không dễ để mắc phải loại ung thư này, tuy nhiên, đối với những người thường xuyên có thói quen sinh hoạt không quá lành mạnh thì nên chú ý cải thiện chất lượng cuộc sống, đề phòng trường hợp mắc bệnh mà không hề hay biết.