Sùi mào gà kiêng ăn gì và ăn gì là điều vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Bởi chế độ ăn không phù hợp có thể khiến bệnh chuyển biến xấu, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị, thậm chí là có nguy cơ tái phát cao.
Thông tin về bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục phổ biến do virus gây ra. Bệnh đặc trưng với các nốt sùi mềm trên bộ phận sinh dục cùng cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu. Virus gây bệnh là Human Papillomavirus (HPV).
Một số trường hợp xuất hiện mụn cóc sinh dục trong vòng vài tuần sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có người bệnh phát hiện mụn cóc sau vài tháng hay vài năm sau nhiễm bệnh. Thậm chí phần lớn trường hợp nhiễm HPV đều không có xuất hiện triệu chứng hoặc không được phát hiện.
Tỷ lệ người bệnh có triệu chứng rõ rệt thấp (1% – 2%). Vì vậy, người bệnh rất khó nhận biết tình trạng của mình, từ đó vô tình lây truyền virus sang người khác.
Biến chứng của bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và tự ti. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản, cụ thể:
1. Phát triển thành ung thư
Sùi mào gà có thể tiến triển thành ung thư ở hai giới. Một số thống kê cho thấy khoảng 10,2% nữ giới sùi mào gà ở cổ tử cung; 5% tại âm đạo và 5% ở hậu môn có thể tiến triển thành ung thư. Đối với nam giới, 15% trường hợp nhiễm HPV có thể tiến triển thành ung thư dương vật.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị ung thư vòm họng, cổ họng. Trường hợp này xảy ra khi người bệnh bị mắc sùi mào gà do quan hệ tình dục bằng miệng.
2. Ảnh hưởng đến thai kỳ
Khi mang thai, nồng độ hormone của thai phụ tăng cao. Tình trạng này khiến những nốt sùi to lên, lan rộng hơn, gây chảy máu. Những nốt sùi không những gây khó khăn cho việc vệ sinh (do kích thước tăng dần) mà còn có thể làm giảm sự co giãn của mô âm đạo, ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh nở tự nhiên. Tình trạng này làm thai phụ khó sinh bằng ngả âm đạo.
Trường hợp hiếm gặp, 4/100.000 trẻ sinh ra có mẹ bị bệnh sùi mào gà cũng có nguy cơ bị u nhú thanh quản. Tình trạng này khiến trẻ khàn giọng, khóc yếu… Bệnh tiến triển nặng có thể lan sang khí quản, phổi, gây tắc nghẽn đường thở.
3. Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Bệnh sùi mào gà có thể gây biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, ung thư cổ tử cung… Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng sinh của nam và nữ giới. Ngoài ra, sự xuất hiện của virus HPV trong tinh dịch sẽ làm suy giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, từ đó có thể gây vô sinh nam. Nếu tinh trùng chứa HPV thụ tinh với trứng có khả năng làm gia tăng nguy cơ sảy thai.
Sùi mào gà kiêng ăn gì?
1. Các loại hạt và đậu
Hạt hướng dương, hạt vừng, đậu phộng và các loại đậu khác có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh sùi mào gà. Vì nhóm thực phẩm này chứa lượng arginine dồi dào. Khi mắc bệnh, bạn cần tránh dùng bất kỳ chế phẩm nào từ các loại hạt và đậu.
2. Bia rượu
Hàm lượng axit cao trong bia rượu có thể kéo dài thời gian điều trị bệnh sùi mào gà. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia khi mắc bệnh. Thay vào đó, người bệnh nên tích cực uống nước lọc, các thức uống lành tính khác.
3. Thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng mà người bệnh cần tránh dùng hằng ngày là hạt tiêu, ớt, mù tạt. Vì nhóm thực phẩm này có thể khiến những cơ quan nội tạng bị kích thích, đường tiêu hóa nóng rát và suy yếu. Cơ thể suy yếu là cơ hội thuận lợi cho virus phát triển, lan rộng.
Ngoài ra, khi dùng thực phẩm cay nóng, vùng da – niêm mạc tổn thương cũng sẽ bị tiết dịch nhiều hơn. Vết thương tiến triển nặng sẽ lâu khỏi, tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
4. Ngũ cốc
Ngũ cốc là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người bệnh sùi mào gà, đây lại là thực phẩm cần tránh. Tương tự những loại đậu và hạt, arginine trong thực phẩm này cũng rất dồi dào. Người bệnh khi ăn vào sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho virus gây bệnh sinh sôi và phát triển.
5. Đồ uống có caffeine
Các loại thức uống chứa nhiều cafein như cà phê, trà, soda có chứa lượng arginine cao. Chất này sẽ làm bệnh bùng phát hoặc tái phát nhanh khi vừa khỏi bệnh.
6. Sữa
Sữa và những chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua chứa nhiều arginine. Vì thế, người bệnh cũng cần hạn chế dùng nhóm thực phẩm này.
7. Hải sản
Hải sản cung cấp một nguồn protein và chất béo dồi dào cho cơ thể. Tuy vậy, đối với người bị sùi mào gà, hải sản lại thuốc nhóm thực phẩm cần kiêng. Vì chúng có thể gây ngứa, có thể để lại sẹo lồi trên vùng da tổn thương.
Người bệnh sùi mào gà nên ăn gì để bổ sung dinh dưỡng
1. Các loại thực phẩm giàu vitamin
Vitamin B12 rất tốt cho người bệnh sùi mào gà. Loại vitamin này có khả năng ngăn cản virus HPV, hạn chế những hoạt động của virus. Vitamin B12 thường có trong những thực phẩm như rau chân vịt, cà chua, nấm hương…
2. Các loại rau & hoa quả tươi
Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, việc nâng cao sức đề kháng là vô cùng quan trọng. Vì thế, người nên lưu ý bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ giúp các tổn thương mau lành hơn. Những thực phẩm người bệnh nên bổ sung hàng ngày như cà chua, cam, quýt, bưởi, rau chân vịt…
3. Tỏi
Tỏi là thực phẩm chứa nhiều kháng sinh tự nhiên. Người bệnh nên bổ sung tỏi vào thực đơn mỗi ngày. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy các nốt sùi có thể thuyên giảm khi được thoa tinh dầu tỏi. Bạn có thể mua chiết xuất tỏi rồi thoa trực tiếp lên mụn cóc. Đây cũng như một liệu pháp áp lạnh khi điều trị mụn cóc sinh dục.
4. Nấm hương
Nấm hương là thực phẩm giàu vitamin nhóm B, rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Bạn nên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị.
5. Mật ong
Mật ong là thực phẩm hỗ trợ điều trị sùi mào gà rất tốt. Bởi thực phẩm này không những chứa nhiều dưỡng chất mà còn có nhiều kháng tự nhiên, giúp ức chế sự phát triển của virus.
Lời khuyên của bác sĩ
Người bệnh sùi mào gà nên có biện pháp chăm sóc phù hợp để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và bạn tình. Sau điều trị, người bệnh rất cần được theo dõi kỹ lưỡng để hạn chế nguy cơ tái phát. Người bệnh cần lưu ý:
- Không tự ý dùng những loại thuốc không kê đơn.
- Sau khi điều trị, người bệnh nên chú ý vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh có độ pH trung bình, tắm rửa thường xuyên, thay quần áo mỗi ngày (tránh mặc đồ quá chật, bó sát), không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Kiêng quan hệ tình dục khi nghi ngờ mắc bệnh: Phần lớn tổn thương do bệnh đáp ứng trong 3 tháng điều trị. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm miễn dịch cùng biến chứng điều trị có thể ảnh hưởng tới hiệu quả. Bạn tình của người bệnh sùi mào có thể nhiễm HPV dù không thấy tổn thương.
- Vì thế, xét nghiệm PCR cho bạn tình là không cần thiết. Thời gian tồn tại của virus sau khi hết tổn thương cũng không thể xác định rõ nên không có khuyến cáo chính xác về thời gian kiêng quan hệ tình dục. Người bệnh cần kiêng giao hợp khi có tổn thương và trong thời gian điều trị.
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh sùi mào gà nên tập trung vào chế độ ăn uống tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi bệnh, ngăn ngừa virus phát triển và hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
Qua bài viết này, người bệnh đã được giải đáp thắc mắc sùi mào gà kiêng ăn gì và ăn gì để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh. Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn nên cố gắng phối hợp tích cực với bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh cần đảo bảo làm đúng và đủ những chỉ dẫn từ bác sĩ trong việc dùng thuốc, sinh hoạt và lối sống, đồng thời nên tái khám đầy đủ theo lịch hẹn.