Cuộc sống hiện đại làm cho sức ép và áp lực tinh thần tăng lên. Do đó, các chứng bệnh liên quan đến tâm lý (tâm thần) như rối loạn tâm lý ngày càng trở nên phổ biến nhưng chưa nhiều người hiểu rõ về chứng bệnh này. Vậy rối loạn tâm lý là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua các thông tin trong bài viết sau đây nhé!
Rối loạn tâm lý là bệnh gì?
Rối loạn tâm lý là một hội chứng bao gồm hàng loạt các vấn đề về tâm thần – tâm lý, cụ thể là:
- Các rối loạn đáng kể theo chiều hướng tiêu cực trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
- Các rối loạn về yếu tố tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và một số chứng bệnh ám ảnh cụ thể.
- Các rối loạn nghiêng về yếu tố tâm thần khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong nhận thức, suy nghĩ sai lệch. Ví dụ như ảo giác hay hoang tưởng. Trong đó, rối loạn tâm thần phân liệt là một hình dung dễ thấy nhất cho chứng rối loạn mang yếu tố tâm thần.
Nếu các triệu chứng này chỉ đơn thuần xuất hiện khi bạn căng thẳng, chúng chưa thực sự là bệnh lý. Nhưng nếu hàng loạt các triệu chứng liên tục xuất hiện và lặp lại, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của bạn thì chúng chính là bệnh rối loạn tâm lý.
Bệnh rối loạn tâm lý phân loại theo lứa tuổi
Rối loạn tâm lý có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ em và người lớn. Ở mỗi độ tuổi sẽ có nguyên nhân và các dấu hiệu bị rối loạn tâm lý khác nhau.
Rối loạn tâm lý ở trẻ em
Những tưởng chỉ có áp lực ở người trưởng thành mới tạo nên các bệnh về tâm lý nhưng thực tế, rối loạn tâm lý ở trẻ em mới là vấn đề lớn. Trường hợp những trẻ em có bố mẹ đặt áp lực học tập lên trẻ quá lớn hay bố mẹ thường xuyên cãi nhau, bố mẹ ly hôn thường có triệu chứng của rối loạn tâm lý. Thậm chí đó sẽ là dấu ấn của tuổi thơ và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
Một số dấu hiệu cho thấy rối loạn tâm lý ở trẻ em gồm:
- Tâm trạng thay đổi thất thường kéo dài trong ít nhất 2 tuần;
- Có những hành vi vượt khỏi tầm kiểm soát;
- Giảm khả năng tập trung;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Thường xuyên bị đau đầu;
- Cắt tay hoặc tự làm bỏng hay các hành động tự tổn thương bản thân khác.
Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
Với trẻ em và trẻ vị thành niên, giai đoạn dậy thì vô cùng quan trọng với sự thay đổi phức tạp cả về thể chất lẫn tâm lý. Chính vì vậy, rối loạn tâm lý rất dễ xảy đến trong độ tuổi này. Đặc biệt là khi phụ huynh không đủ quan tâm đến trẻ hoặc thờ ơ trước những biểu hiện bất thường về hành vi của con.
Nếu phát hiện trẻ trong độ tuổi dậy thì có các biểu hiện sau, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn:
- Suy giảm khả năng ghi nhớ và tập trung, ảnh hưởng đến việc học hành;
- Vui buồn thất thường, cáu gắt và dễ bực dọc;
- Đôi khi hưng phấn thái quá hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm;
- Mất ngủ;
- Có suy nghĩ lệch lạc và méo mó (về mặt y khoa) với cấp độ từ nhẹ đến nặng;
- Tự nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh. Tự ti dần dần khiến trẻ trở nên e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ, nghi ngờ khả năng của bản thân.
Với người lớn, những ai có nguy cơ cao bị rối loạn tâm lý?
Hầu hết ai cũng có nguy cơ phát triển các triệu chứng rối loạn tâm lý, nhất là trong đời sống xã hội bận rộn hiện nay. Nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tâm lý cao hơn những người khác:
- Phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh con;
- Người lớn tuổi với các bệnh về tâm thần sẵn có như sa sút trí tuệ và bệnh lý khác;
- Người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường;
- Người nghiện rượu hoặc các chất kích thích;
- Người có tổn thương trên não bộ và thần kinh do chấn thương.
Phương pháp để điều trị bệnh rối loạn tâm lý
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn tâm lý người bệnh đang mắc phải mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp. Một số trường hợp các triệu chứng này có thể được kiểm soát tốt với thuốc hoặc điều trị tâm lý. Nhưng một số khác lại phức tạp hơn trong điều trị thuyên giảm.
Thuốc chữa rối loạn tâm lý
Một số thuốc thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng rối loạn tâm lý gồm có:
- Thuốc chống trầm cảm, lo âu;
- Thuốc ổn định tâm trạng;
- Thuốc chống rối loạn thần kinh.
Tuy nhiên, đây chỉ là các thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh, không phải là thuốc điều trị dứt điểm rối loạn tâm lý.
Tâm lý trị liệu cải thiện triệu chứng rối loạn tâm lý
Tâm lý trị liệu là liệu pháp điều trị mà bác sĩ tâm sự cùng bệnh nhân để giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bản thân, về những tâm trạng, cảm xúc và hành vi của bệnh nhân. Từ đó, mục đích chính là cải thiện tâm trạng của bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, tình trạng rối loạn tâm lý giảm thiểu sau một vài tháng trị liệu.
Các liệu pháp kích thích não
Khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc hay tâm lý trị liệu, bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân thực hiện một số liệu pháp kích thích não bộ thông dụng trong y khoa như:
- Kích thích não sâu (DBS);
- Kích thích dây thần kinh phế vị;
- Kích thích từ xuyên sọ (TMS).
Cách để phòng ngừa bệnh rối loạn tâm lý
Rối loạn tâm lý là bệnh không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Nhưng nếu bạn lo lắng bản thân đang gặp các vấn đề về tâm lý nào đó, có thể thực hiện theo một số lời khuyên sau:
- Học cách để kiểm soát căng thẳng và cảm xúc.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
- Khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của trầm cảm hay các vấn đề tâm lý khác, hãy tâm sự cùng người mà bạn tin tưởng nhất để được giãi bày.
- Định kỳ khám sức khỏe tâm thần.
- Ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về rối loạn tâm lý là bệnh gì và cách để đối phó với chứng bệnh này. Hy vọng đây là kiến thức bổ ích để bạn chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình tốt nhất nhé!