Rối loạn lưỡng cực được cho vào danh sách những căn bệnh phổ biến dễ mắc phải và có sự chuyển biến bệnh khá phức tạp. Hậu quả của sự kiểm soát không kịp thời của căn bệnh sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khác. Có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sống của con người trong đời sống tinh thần. Phải biết rằng trong thời điểm khó khăn và áp lực, sự phát triển của căn bệnh ngày càng nhiều ở giới trẻ.
Thế nào là bệnh rối loạn lưỡng cực?
Rối loạn lưỡng cực theo định nghĩa của bác sĩ chuyên về tâm lý là một căn bệnh rối loạn về mặt tinh thần của con người. Hiện hữu gây ra nhiều tác nhân, định nghĩa là sự thay đổi thất thường trong tâm trạng bất kỳ mọi thời điểm nào. Những trạng thái gây ra bởi căn bệnh này là sự thường xuyên bị kích động hoặc tăng động trong một vài thời điểm, có khi lại rơi vào trạng thái trầm cảm nặng.
Sự thay đổi thất thường, lên xuống của dòng cảm xúc không ổn định giữa động và tỉnh trong cảm xúc. Tần suất xảy ra sự thất thường này trong khoảng từ vài lần trong năm đến vài lần trong tuần. Vì vậy mà những người mắc phải bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp.
Với những người mắc phải loại bệnh rối loạn lưỡng cực thì luôn có sự thay đổi liên tục về mặt cảm xúc, hưng cảm và trầm cảm. Bệnh lý rất dễ phát hiện nên cần hiểu rõ để được điều trị sớm nhất có thể. Vì hậu quả gây ra sẽ tước đi các nhu cầu cần có để duy trì sự sống.
Vì dấu hiệu bệnh lý này rất dễ nhầm tưởng với một số loại bệnh về tâm lý khác, nên những chuyên gia trong chuyên về bệnh lý này đã đưa ra những phương thức nhận biết. Cụ thể sẽ nhận biết bệnh trên hai giai đoạn đặc trưng của người bệnh, đó là giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm.
Dấu hiệu mắc rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm
Có nhiều triệu chứng ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Chỉ cần nắm rõ sẽ có thể nhận biết được con người có đang bị bệnh này hay không. Cụ thể là sự tác động trên nhiều yếu tố của cuộc sống.
Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực hưng cảm về mặt cảm xúc
Triệu chứng có thể phán đoán người bệnh đang mắc bệnh rối loạn này khi có sự phấn khích, bốc đồng hay sự hưng phấn quá mức bình thường. Sự đột ngột khi con người sở hữu quá nhiều năng lượng sống. Đơn giản hơn với các dấu hiệu cụ thể là sự thừa năng lượng quá mức nhưng lại không được ngủ đủ giấc và ngủ ít.
Kích động mạnh khi nói chuyện với mọi người, rất dễ thấy nếu người đó có dấu hiệu nói nhanh và nói khá nhiều. Một số dấu hiệu khác hơi khó phán đoán nhưng cũng là một phần của căn bệnh rối loạn lưỡng cực nếu con người khác với bình thường, trở nên lạc quan, đơn giản nhưng trong cuộc sống đều có những quyết định vội vã và không có sự suy nghĩ trước sau, và hậu quả xấu nếu chọn sai.
Dường như sự sống đều bắt nguồn từ những điều tốt đẹp trong giai đoạn này khi mọi thứ đều phát triển theo chiều hướng tích cực, rất năng động và không thấy mệt mỏi về cuộc sống. Thêm một dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực là người bệnh cảm thấy tự mãn, luôn có sự đánh giá cao về năng lực của bản thân quá mức.
Không quan tâm đến cảm xúc của người khác và chỉ biết để ý đến cá nhân. Rất dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, đang vui vẻ có thể đột ngột tức giận và không kiểm soát được cảm xúc.
Dấu hiệu về mặt hành động trong cuộc sống của rối lượng lưỡng cực
Tư duy nhanh nhạy nhưng lại thiếu đi sự tập trung vào vấn đề, các câu nói thường khó hiểu và khó diễn đạt lời nói. Nói quá nhiều nhưng không có trọng tâm, đến khi khàn tiếng vẫn có thể nói như không gặp phải vấn đề nào. Thường hoạt động mọi lúc mọi nơi và không thể ở yên một chỗ nhất định. Luôn có những chi tiêu không hợp lý và những thứ không cần thiết với bản thân.
Về vấn đề sức khỏe, người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ có nhu cầu tình dục khá cao, ăn nhiều, rất có khẩu vị trong mỗi bữa ăn. Nhưng lại không có cảm giác buồn ngủ. Tất cả đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và dễ gây ra nhiều căn bệnh khác.
Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực giai đoạn trầm cảm
Giai đoạn trầm cảm, những người bị bệnh sẽ có những triệu chứng ngược lại hoàn toàn với giai đoạn hưng cảm. Điển hình gồm những dấu hiệu trên nhiều phương diện khác biệt như sau.
Dấu hiệu về mạch cảm xúc của chứng rối loạn này
Thường thì những dòng suy nghĩ và cảm xúc đều sẽ theo chiều hướng tiêu cực và khó kiểm soát. Thể hiện rõ ràng hơn khi người bệnh có những cảm xúc không thể lý giải, không rõ nguyên do, bắt đầu và kết thúc. Triệu chứng chính là sự buồn vô cớ và bằng mọi cách nhưng không thể vui lên được.
Họ luôn mang một tâm lý mong manh dễ vỡ, cảm giác tội lỗi vây quanh và không thể tự thoát ra được. Bản thân luôn đánh giá thấp chính mình, không dám làm gì và chỉ có sự tiêu cực. Người bệnh nhìn nhận mọi thứ bằng sự ảm đạm và buồn tẻ, trong cả quá khứ, hiện tại hay chính tương lai mù mịt. Qua thời gian, dần bị tâm lý chi phối sẽ không còn tin tưởng vào khả năng được chữa lành bệnh.
Dấu hiệu trầm cảm về hoạt động trong cuộc sống
Vì luôn trong trạng thái bất an nên hầu hết người bệnh luôn bị xoay quanh trong vòng luẩn quẩn không lối thoát, rất nhiều trường hợp đỉnh điểm xảy ra là sự tự sát, đại diện cho ý nghĩ giải thoát của người bệnh. Mất đi sự nhiệt huyết và mong muốn được sống, cơ thể từ đó bị ảnh hưởng theo, suy nhược, mệt mỏi. Tâm bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như khó ngủ, chán ăn, hay bị mất ngủ, thức giấc mọi thời điểm,…
Có thể để ý thấy được rằng người bệnh nói chuyện rất chậm chạp, luôn không tập trung vào mọi vấn đề đang đề cập đến. Không hưng phấn với vấn đề tình dục, hiện hữu là kinh nguyệt không đều hoặc mất hẳn. Vì bệnh lý này nặng về vấn đề cảm xúc nên cả nam giới và nữ giới đều dễ mắc phải. Nữ sẽ thiên về phần trầm cảm và nam giới sẽ hưng cảm nhiều hơn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn lưỡng cực
Có rất nhiều nguyên nhân trong cuộc sống tác động và gây ra căn bệnh khó chữa này. Rơi vào tình trạng khó để thoát ra, chủ yếu là từ một số nguyên nhân cụ thể sau:
- Bệnh mắc phải từ di truyền của người thân cũng là một lý do có thể mắc phải căn bệnh này.
- Tác động mạnh bởi các yếu tố trong môi trường sống là yếu tố dễ gây bệnh nhất. Cụ thể là những áp lực, stress từ cuộc sống, công việc, học tập,.. gây rối loạn và giảm đi tế bào thần kinh.
- Một vài nguy cơ tác động rất lớn đến tinh thần gây ra bệnh này là sự đổ vỡ của các mối quan hệ thân thiết, sự mất mát quá lớn về những thứ đang có hay là sự đột ngột bị thay đổi trật tự vốn có trong cuộc sống,…
Hướng phòng tránh bệnh rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh thiên về yếu tố tâm lý nên rất khó để phòng ngừa. Nhưng trong cuộc sống muốn tâm lý được vững vàng có thể rèn luyện từng ngày để tránh việc không thể chấp nhận được những biến cố quá lớn trong cuộc sống. Cụ thể cần phải chăm sóc tốt cho bản thân bằng cách:
- Luôn trong trạng thái sức khỏe ổn định khi có chế độ ăn uống một cách khoa học và đảm bảo đủ dinh dưỡng cung cấp cho một ngày hoạt động.
- Sức khỏe chỉ đủ mạnh khi con người có chế độ tập thể dục hợp lý, nâng cao thể trạng bản thân. Chỉ khi như vậy sụp đổ về tinh thần vẫn còn sức khỏe để bảo vệ.
- Không đụng đến các chất kích thích gây hại và phải ngủ đủ giấc mới có năng lượng dồi dào cho ngày hôm sau.
- Tốt nhất muốn hạn chế bi kịch xảy ra thì các mối quan hệ phải lành mạnh và nên kết bạn với những người khi đã hiểu rõ về con người họ.
- Tiếp xúc nhiều với những người xung quanh, trò chuyện, chia sẻ. Có thể là những chuyến đi tập thể, du lịch chẳng hạn để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp.
Phương pháp điều trị cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực
Để điều trị chứng bệnh rối loạn lưỡng cực, các bác sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực cũng đã nghiên cứu ra rất nhiều biện pháp. Nhưng mang lại hiệu quả theo chiều hướng tích cực chỉ có cách ổn định tinh thần bệnh nhân bằng cách dùng thuốc và tâm lý trị liệu.
Thuốc điều trị với mục đích làm ổn định khí sắc của bệnh nhân nên sẽ bao gồm 3 loại thuốc chính, cách dùng sẽ tùy thuộc vào tình trạng mắc bệnh nặng nhẹ của bệnh nhân. Cụ thể sẽ có các loại thuốc là thuốc ổn định khí sắc, thuốc chống hiện tượng loạn thần và cuối cùng là thuốc chống lại sự trầm cảm.
Về mặt tâm lý trị liệu có nhiều khó khăn hơn, các bác sĩ sẽ tìm cách trị liệu cho mỗi cá nhân với mỗi trường hợp và nguyên do mắc bệnh riêng. Từ đó phối hợp với thuốc để bệnh nhân có thể hiểu về bệnh của mình để có thể chấp nhận và điều chỉnh, kiểm soát được cảm xúc của mình. Từ đó bệnh nhân sẽ dần hồi phục hơn theo chiều hướng tích cực và giảm thiểu được những ảnh hưởng xấu mà căn bệnh này mang lại.
Có thể bạn quan tâm:
- Sỏi thận – Các dấu hiệu và cách điều trị phù hợp nhất
- Táo bón là gì? Các phương pháp chữa táo bón thường gặp
Rối loạn lưỡng cực không gây ảnh hưởng mạnh lên thể xác nhưng lại mang đến sự đau đớn trong tinh thần nên rất khó để chữa lành. Nên có sự quan tâm đến bản thân và những người xung quanh để có sự phát hiện và kiểm soát kịp thời.