Trang chủ Bệnh thường gặp Cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng đơn giản tại nhà.

Cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng đơn giản tại nhà.

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm nếu bị nặng mà không chữa kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn hoàn toàn có thể dùng một loại gia vị trong bếp đơn giản như củ gừng rất hiệu quả. suckhoechoban hướng dẫn bạn một số cách trị ngộ độc thức ăn với gừng.

1 Công dụng của củ gừng trong chữa bệnh

cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng
cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng

Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm… Gừng vàng có những dược tính sau:

Có thể bạn quan tâm:

Ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông, nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin nhưng không gây viêm loét và xuất huyết dạ dày). Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g), sẽ không phải dùng Aspirin.

Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao.

Giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.

Ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính của histamin, dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng. Do đó, gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa (do thai nghén, say tàu xe hay do hóa trị, xạ trị) mà không gây phản ứng phụ như các thuốc chống nôn hóa dược.

Giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.

Bạn cũng có thể làm giảm viêm và giảm đau bằng cách sử dụng một vài giọt nước cốt gừng cùng với một muỗng canh mật ong. Ngoài ra, ăn gừng tươi để tăng độ acid trong dạ dày của bạn giúp dạ dày của bạn tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

Chống phù nề, giảm đau, chống hen. Gừng được dùng để điều trị có hiệu quả các chấn thương phần mềm (thuốc đắp và uống) bong gân, hen, ho lâu không khỏi, đau răng, thấp khớp.

Tăng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng (70-90%), tăng khả năng tình dục (cho cả nam và nữ).

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hóa, giảm sốt, điều hòa thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.

Gừng là một biện pháp khắc phục hữu ích để điều trị ngộ độc thực phẩm cũng như chữa tất cả các loại bệnh về các vấn đề tiêu hóa liên quan đến ngộ độc thực phẩm.

2 Cách chữa ngộ độc thực phẩm bằng gừng

Gừng vô cùng hiệu quả để điều trị gần hết các vấn đề tiêu hóa có liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Uống một tách trà gừng sau bữa ăn trưa và bữa ăn tối sẽ giúp bạn ngăn chặn buồn nôn, và các triệu chứng khác liên quan đến ngộ độc thực phẩm.

Hướng dẫn các chữa trị ngộ độc tại nhà
Hướng dẫn các chữa trị ngộ độc tại nhà

Ngộ độc thông thường

Khi bị ngộ độc do ăn phải thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh gây đau bụng, buồn nôn, người bệnh có thể dùng các bài thuốc sau:

Gừng: Có thể đun sôi nước với vài lát gừng tươi hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng với nước nóng để uống cách nhau khoảng 3 – 4 giờ. Có thể cho bột gừng vào soda để dễ uống hơn.

Ăn gừng tươi để tăng độ acid trong dạ dày của bạn giúp dạ dày của bạn tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể đun nước sôi với vài lát gừng tươi, hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng với nước nóng để uống cách nhau khoảng 3 – 4 giờ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa ngộ độc hải sản bằng gừng

Gừng có tác dụng chữa ngộ độc do ăn cua, cá, thịt, chim, thú độc. Dùng khi xuất hiện các biểu hiện ngộ độc như dị ứng, mẩn ngứa.

Cách làm:  Gừng sống 15 – 20g, hành tây 15 – 20g nấu với 2 chén nước còn khoảng 1 chén, uống lúc nóng, ngày 2 – 3 lần.Có thể uống sang ngày kế tiếp.

Khi bị ngộ độc rượu

Gừng tươi giã nhuyễn, trộn với đường và giấm, lấy nước uống. Khoai lang tươi giã nhuyễn, trộn với đường để ăn hoặc vắt lấy nước uống. Hoặc có thể uống nước ngó sen tươi giã nhuyễn hay vỏ lê nấu với đường để uống.

3 Một số điều cần lưu ý khi dùng gừng

Lưu ý khi chọn cũng như bảo quản gừng
Lưu ý khi chọn cũng như bảo quản gừng

Có thể bạn quan tâm:

– Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

– Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

– Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

– Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

– Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Gừng khó bảo quản, của gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ngộ độc do ăn phải thực phẩm không an toàn và hầu như ai trong chúng ta ai cũng từng một lần trải qua cảm giác khó chịu này. Vậy nên hãy lưu lại các bài thuốc cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng này phòng khi cần đến.

Tổng hợp: suckhoechoban.net

Đọc nhiều nhất