Thuốc trị bệnh hắc lào phần lớn là được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc dạng uống. Trước khi sử dụng bệnh nhân cần có sự tham vấn y khoa từ bác sĩ chuyên môn để tránh nguy cơ chịu phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.
1. Bệnh hắc lào là gì?
Hắc lào còn được biết đến là bệnh lác đồng tiền. “thủ phạm” dẫn đến căn bệnh này đó chính là nấm (epidermophyton, trichophyton, microsporum,…) gây ra. Mặc dù hắc lào không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu từ ngày này sang ngày khác sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân.
Bệnh Hắc lào có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể và lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
Vết hắc lào trên da
Thông thường, bệnh nhân hắc lào sẽ được chỉ định điều trị bằng cách dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi. Ở những ca nặng thì có thể phải dùng tới thuốc chống nấm toàn thân.
2. Các loại thuốc trị bệnh hắc lào điển hình
2.1. Thuốc Butenafine
Đây là loại thuốc có tác dụng chữa những bệnh liên quan đến nhiễm trùng da, ngứa ngáy do nấm gây nên. Thuốc được sản xuất theo dạng kem bôi ngoài da giúp cải thiện các triệu chứng hắc lào, loại bỏ các mầm bệnh da liễu đang tồn tại trên da người bệnh. Mỗi ngày nên thoa 1 lần và dùng liên tục trong 2 tuần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc trị hắc lào Butenafine không dùng trong các trường hợp bị nấm móng. Không cần che phủ các khu vực bôi kem bằng băng gạc, tránh bôi lên miệng, mắt và vùng kín. Nếu không may những vị trí này dính thuốc thì cần rửa sạch ngay.
Butenafine có thể khiến bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ như ngứa ngáy, phồng rộp trên da. Đối với làn da nhạy cảm có thể bị khô, bong tróc, sưng, nổi mẩn hay kích ứng tạm thời.
2.2. Thuốc trị bệnh hắc lào Itraconazole
Thuốc này dùng theo đường uống. Tác dụng chính là trị hắc lào gây ra bởi nấm và chữa các bệnh nấm nội tạng, nấm móng, viêm nhiễm phụ khoa do nấm,…
Điều trị bằng Itraconazole cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và nếu bệnh nhân thuộc trong số nhóm đối tượng sau thì không được sử dụng loại thuốc này:
- Đang dùng thuốc Ergot alkaloid, midazolam, triazolam hoặc thuốc ức chế HMG – CoA;
- Mẫn cảm với chất itraconazole hoặc các thành phần khác chứa trong thuốc;
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
- Cần sử dụng biện pháp tránh thai đầy đủ khi đang dùng Itraconazole.
2.3. Kem Kyotap TF EX Nhật Bản
Trong kem này bao gồm các thành phần chính như: Diphenhydramine hydrochloride, Terbinafine hydrochloride, Isopropylmethylphenol, Lidocaine,… cùng các hoạt chất khác có tác dụng chống ngứa, ức chế hoạt động của nấm và tiêu diệt chúng trong điều trị hắc lào.
Tình trạng hắc lào sẽ được cải thiện nếu áp dụng đúng loại thuốc điều trị
Thuốc còn ngăn ngừa các bọng nước mới xuất hiện, làm dịu da cải thiện triệu chứng da thô ráp, hóa sừng, chống lại tình trạng lở loét, viêm nhiễm và lan rộng sang các vùng da khác trên cơ thể. Ngoài ra, tính chất kem của Kyotap TF EX còn không gây bí da, khi thoa lên da sẽ thẩm thấu nhanh đem lại cảm giác khô thoáng.
Bên cạnh hắc lào, thuốc còn được sử dụng để điều trị cho các trường hợp bị nổi mụn nước, nấm chân tay, nổi mề đay mẩn ngứa hay da khô nứt nẻ,…
2.4. Thuốc Damarin Grande
Tại Việt Nam loại thuốc này được dùng khá phổ biến. Nguồn gốc của Damarin Grande là từ Nhật Bản với 5 hoạt chất tác động điều trị nấm bao gồm: Capocaine, Isopropyl methyl phenol, Terbinafine hydrochloride, Acid glycyrrhetinic và tinh dầu bạc hà,…
Sản phẩm được bào chế theo dạng dung dịch bôi ngoài da. Nhờ thành phần dược tính chứa trong sản phẩm và công dụng ngăn cản sự hoạt động của nấm mà các triệu chứng như mẩn đỏ, nhiễm trùng được cải thiện rõ rệt. Damarin Grande còn kích thích khả năng tái tạo tế bào da và ngăn chặn nấm lây lan sang khu vực khác.
Loại kem bôi này còn đem lại hiệu quả khi dùng để chữa bệnh viêm da cơ địa, lột da, dị ứng da, á sừng bong tróc và nổi mụn nước trên da.
2.5. Thuốc Ketoconazol
Đây là loại kháng sinh chống nấm phổ rộng được điều chế theo cả dạng bôi và dạng uống. Nếu bệnh nhân mới bị hắc lào ở thể nhẹ, chưa lan rộng sang vùng da khác thì có thể dùng thuốc Ketoconazol dạng bôi. Ngoài hắc lào, những trường hợp sau đây sẽ được chỉ định sử dụng thuốc này:
- Bệnh nhân bị nấm móng, nấm da, nấm tóc;
- Phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa mạn tính, nhiễm nấm Candida âm đạo tái phát nhiều lần;
- Người bị nhiễm nấm men, nấm nội tạng gây nhiễm trùng;
- Dự phòng cho người bị suy giảm miễn dịch.
2.6. Miconazole – Thuốc trị bệnh hắc lào
Thuốc Miconazole thường dùng theo đơn của bác sĩ. Nếu dùng theo dạng bôi trực tiếp lên da sẽ có tác dụng điều trị hắc lào, chàm, nấm á sừng, tổ đỉa,…
Công dụng đặc biệt của thuốc đó chính là có thành phần hoạt chất làm thay đổi cấu tạo màng nấm, từ đó hủy hoại tác nhân gây bệnh này. Không chỉ có vậy, Miconazole còn là “vũ khí sát thương” tối ưu để loại bỏ những vi khuẩn Gram dương như liên cầu, tụ cầu,…
Miconazole còn được bào chế dưới dạng dung dịch, dạng xịt, thuốc bột hoặc kem,… Tác dụng phụ của thuốc không đáng kể, nếu có thường là những triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dị ứng thuốc khi sử dụng lâu ngày.
3. Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị hắc lào?
- Nên dùng thuốc đều đặn, bôi lên vùng da bị bệnh để cải thiện các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn ngừa bệnh lan rộng sang các vùng da khác;
- Kiên trì dùng thuốc, bôi liên tục từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi da lành và duy trì điều này khoảng ít nhất 2 tuần sau đó;
- Bôi thuốc đúng cách, không nên bôi quá dày, bôi sang vùng da lành, bôi quá mạnh,… vì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm đến khu vực khác, giảm hiệu quả điều trị;
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ;
- Thuốc trị hắc lào đôi khi có thể gây nên phản ứng dị ứng nhẹ. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ hết khi ngừng thuốc;
- Một số tác dụng phụ của thuốc kháng nấm toàn thân như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, suy giảm chức năng gan và thận, tăng men gan, giảm sức lọc cầu thận,… nên cần hết sức cẩn trọng khi dùng và phải theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. Đồng thời nếu đang mắc các bệnh về gan, thận thì cần cung cấp thông tin cho bác sĩ khi thăm khám;
- Nếu không đáp ứng điều trị bằng thuốc, bệnh diễn tiến nặng hơn, sưng đau, xuất hiện nhiều mụn mủ, bị bội nhiễm,… thì cần thông báo ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương án xử trí phù hợp.
Trên đây là những loại thuốc trị bệnh hắc lào hiệu quả, bạn có thể tham khảo và sử dụng. Nếu có bất kỳ vấn đề gì thì cần đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám